Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LẼ MẸ THIÊN CHÚA: TỪ CHÚA – QUA MẸ – CẦU PHÚC VÀ HÒA BÌNH TRONG NĂM MỚI CHO THẾ GIỚI (CHA VIỆN TRƯỞNG ĐAMINH SAVIO NGUYỄN TUẤN HÀO)

Lễ Mẹ Thiên Chúa 01- 01- 2019

TỪ CHÚA – QUA MẸ – CẦU PHÚC VÀ HÒA BÌNH TRONG NĂM MỚI CHO THẾ GIỚI

Hôm nay ngày đầu Năm Mới dương lịch, Giáo Hội mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa và cầu bình an cho thế giới. Chúng ta suy niệm đề tài: Từ Chúa, qua Mẹ, cầu Phúc và Hòa Bình Năm Mới và Thế Giới.

1. Từ Chúa

Năm mới 2019 hôm nay là khởi đầu chu kỳ thời gian tính theo Dương lịch, hay quen gọi là Tây lịch. Đối với người Kitô hữu, đây không chỉ là chu kỳ thời gian khởi đầu theo vận hành của thiên nhiên, hết một vòng trái đất quay quanh mặt trời, bắt đầu Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng còn là khởi điểm của Kỷ Nguyên Kitô giáo. Hôm nay chúng ta thấy ở đoạn kết Tin Mừng nói đến việc đặt tên cho con trẻ:” Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, người ta làm lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ là Giêsu“. Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Chuộc. Đức Giêsu không chỉ có tên trong lịch sử nhưng nhờ Danh của Ngài mà lịch sử có tên. Lịch sử mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Giêsu Kitô. Chúng ta nhớ lại, vào năm 533, thầy dòng Điônixiô (ở Roma năm 533) bắt đầu cách tính niên lịch mới khởi đi từ biến cố Chúa Giáng Sinh để khai mạc một kỷ nguyên mới trong lịch sử của loài người. Biến cố ấy đã trở thành trung tâm điểm của lịch sử nhân loại. Tất cả các biến cố trước hoặc sau Chúa Giáng Sinh phải quy chiếu vào đó để tính mốc thời gian. Toàn dân Kitô đã tin điều này và đã đặt biến cố đức Giêsu sinh ra làm trung tâm điểm của lịch sử. Làm như vậy, thế giới Kitô Giáo muốn xác nhận rằng, Đức Giêsu không phải chỉ là một vĩ nhân xuất chúng, nhưng là Thiên Chúa đã làm người, đi vào lịch sử của con người, chia sẻ kiếp sống của con người, để cuối cùng dẫn họ về với Thiên Chúa.

Kỷ nguyên hay là cách tính lịch từ Chúa Giêsu Giáng Sinh chẳng phải đã được đón nhận rộng rãi. Nó cũng có những nan giản, như thời Napoleon, thời Stalin hay cả dưới thời cộng sản Đông Đức, đã cố gắng và muốn thử nghiệm đặt ra cách tính niên lịch mới khác, nhưng cho tới nay đều không thành công. Có thể nói, niên lịch Giêsu Kitô này, vừa hợp theo chu kỳ sáng tạo trong thiên nhiên và cả trong đức tin. Những người tin Chúa đã tin nhận rằng đó là niên lịch, thời gian ghi nhớ ơn cứu độ của Thiên Chúa không thể xóa nhòa mà phải được biết đến trên toàn thế giới. Đến nay, hầu như tới hơn chính mươi phần trăm các quốc gia trên thế giới đều dùng lịch này.

Mỗi người chúng ta bắt đầu niên lịch, không chỉ là bắt đầu lại thời gian của vận hành vũ trụ, cũng không bắt đầu những suy nghĩ, toan tính những dự định công ăn việc làm, hay các kế hoạch to nhỏ cho năm mới theo cách tính của con người, mà phải khởi sự như ý tưởng của bài Đọc I đó là cầu xin sự che chở, chúc lành của Chúa. Chỉ có nhờ sự chúc lành và ơn phù trợ đến từ Thiên Chúa chúng ta mới có thể thành đạt được những ý nguyện cuộc sống và cho năm mới của chúng ta: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1).

2. Ngang qua Mẹ

Thiên Chúa đã đi vào thời gian và lịch sử của con người ngang qua Đức Mẹ: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa sai Con Ngài đến sinh bởi người đàn bà và sống dưới chế độ luật...” Trong suốt Tuần Bát Nhật, chúng ta cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa Nhập Thể và ở đó chúng ta chiêm ngắm tước vị làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Với tiếng xin vâng ở biến cố truyền tin, Mẹ đã cưu mang, sinh hạ Chúa Giêsu, rồi ghi nhớ tất cả các ân huệ của Chúa và suy đi gẫm lại trong lòng và hôm nay Mẹ mang con trẻ tới đền thờ nhận phép cắt bì và đặt tên là Giêsu. Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa không chỉ theo nghĩa huyết nhục, nhưng quan trọng hơn là để cùng với Đức Kitô, Con của Mẹ khởi sự kỷ nguyên cứu độ và đưa thời gian và niêm ấn dấu cứu độ của Thiên Chúa trên thời gian và lịch sử của con người.

Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ còn sinh ra Đấng là Hoàng Tử Hòa Bình. Bởi vậy Giáo hội xưng tụng Mẹ là” Nữ Vương Trời Đất- Nữ Chúa Hòa Bình“. Ngày hôm nay, Giáo hội muốn chọn mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa – Mẹ Hòa Bình ở đầu khởi sự thời gian năm mới này, để qua và nhờ Mẹ, chuyển thông Tin Mừng hòa bình của Chúa cho con người. Chúng ta cùng hãy cùng với Mẹ, nhận lãnh ơn hòa bình từ Chúa để mang vào thời đại chúng ta hôm nay.

3. Cầu Phúc Và Hòa Bình Trong Năm Mới Cho Thế Giới

Hòa bình là khát vọng sâu xa của con người. Đức Giêsu đã đặt hòa bình là mối phúc thứ bẩy “Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Hòa bình của Tin Mừng thường đối nghịch lại cách thế chọn lựa của thế gian. Thế gian chọn quyền lực, tranh giàng ảnh hưởng, thống trị, địa vị, sự giầu sang; thế gian tạo nên các thế lực đối nghịch, xây dựng bức tường kỳ thị phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chọn khủng bố, bạo lực để biện minh lý tưởng tôn giáo, rồi chay đua vũ khí hủy diệt hàng loạt… Hòa bình đến từ Chúa, được hiểu là chính Con Người Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài, được trao ban và rao giảng cho con người, giúp họ tìm được sự sống, chân lý và sự tự do để giải phóng mình khỏi những tham vọng trần thế.

Đức Thánh Cha Phanxico trong Sứ Điệp Hòa Bình Năm 2019 này đã đề cập đến chủ đề: “Chính trị tốt phục vụ hòa bình”. Chính trị là phương thế cơ bản để kiến tạo cộng đoàn xã hội và những công trình của con người. Ngài đưa ra hai đưc tính phải có để giúp những ai thuộc bất cứ văn hóa tôn giáo nào cũng có thể làm chính trị phục vụ tốt cho nền hòa bình, đó là bác ái và đức tính nhân bản. Khi được đức bác ái linh hoạt thì sự dấn thân cho công ích có một giá trị cao hơn giá trị của sự dấn thân chỉ có đặc tính đời và chính trị.  Hoạt động của con người trên trái đất, khi được đức bác ái soi sáng và nâng đỡ, thì nó góp phần vào việc kiến tạo xã hội phổ quát của Thiên Chúa mà lịch sử nhân loại đang hướng tới… Thực thi những đức tính nhân bản làm nền tảng cho một nền chính trị tốt: công bằng, ngay chính, tôn trọng nhau, thành thực, lương thiện và trung tín.

 Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn lại những “mối phúc của nhà chính trị” của Đức ĐHY Phanxico Thuận: ” Phúc cho nhà chính trị nào coi trọng và ý thức sâu rộng về vai trò của mình; Phúc cho nhà chính trị nào có nhân cách phản ánh sự đáng tín nhiệm; Phúc cho nhà chính trị nào làm việc cho công ích chứ không vì tư lợi. Phúc cho nhà chính trị nào luôn có lời nói đi đôi với việc làm; Phúc cho nhà chính trị nào thực thi sự hiệp nhất. Phúc cho nhà chính trị nào dấn thân thực hiện một sự thay đổi quyết liệt. Phúc cho nhà chính trị nào biết lắng nghe. Phúc cho nhà chính trị nào không sợ hãi“.

Ngài lên án những tật xấu làm suy yếu nền dân chủ chân chính và làm cho hòa bình lâm nguy, đó là: tham nhũng, phủ nhận luật pháp, không tôn trọng các qui luật cộng đồng, làm giàu bất hợp pháp, biện minh quyền bính bằng võ lực hoặc viện cớ một cách độc đoán vì lý do quốc gia, xu hướng bám víu ở lại mãi trong quyền bính, ghét người nước ngoài và kỳ thị chủng tộc, từ khước không chăm sóc Trái Đất, khai thác vô hạn những tài nguyên thiên nhiên để tìm lợi lộc nhất thời, coi rẻ những người bị buộc lòng phải lưu vong.

Thế giới chúng ta đang sống, không kể các vụ khủng bố tôn giáo, thì năm 2018 vừa qua là năm tai họa kinh khủng về thiên nhiên: Núi lửa phun ở Indonesia, ở Guatemal khiến cho hơn 3000 người mất nhà mất cửa. Siêu bão tấn công Trung Quốc – Mỹ, Phipliphin khiến cho cả triệu người phải di tản. Quốc gia Indonesia là quốc gia có thảm họa nhiều nhất trên thế giới trong năm vừa qua: Động đất, sóng thần tấn công 6 lần liên tiếp từ tháng 7 và gần đây nhất là ngày 22-12 tại Indonesia, khiến gần 3000 người thiệt mạng; Ngày 29/10 cũng tại quốc gia này, máy bay Boeing 737 hãng hàng không Lion Air đã lao xuống biển Java khiến 189 người thiệt mạng. Nắng nóng, hạn hán, cháy rừng tại các nước Châu Âu tăng đột xuất khiến cuộc con người bị đảo lộn, nhất là người nông dân rơi vào bế tắc. Riêng tại Anh quốc trong tháng 6-7-8 nắng nóng kéo dài khiến 700 người tử vong. Tại Mỹ tháng 10 vừa qua, vụ cháy rừng khổng lồ khiến 50.000 hecta ở thị trấn Paradise- Thiên Đàng của tiểu bang Californi đã thiêu rụi hoàn toàn 7000 ngôi nhà và trị trấn Thiên Đàng này, khiến 300 người chết. (TTXVN, Thứ năm, 27/12/2018: Điểm lại những thảm họa thiên nhiên trên thế giới trong năm 2018.

Hòa bình là một tiến trình mong manh, một thách đố phải được thực hiện hàng ngày. Đức Giáo Hoàng đã dạy chúng ta phải xây dựng hòa bình dựa trên ba chiều kích: Hòa bình với chính mình: từ khước thái độ khăng khăng nhất mực, giận dữ và thiếu kiên nhẫn, và như thánh Phanxicô de Sales đã khuyên nhủ, hãy thực thi “một chút” dịu dàng đối với bản thân”, để cống hiến “một chút” dịu dàng đối với người khác. Hòa bình với tha nhân: thân nhân, bạn hữu, người ngoại quốc, người nghèo, người đau khổ…, dám gặp gỡ và lắng nghe sứ điệp họ mang trong mình. Hòa bình với thiên nhiên: tái khám phá sự cao cả của hồng ân Thiên Chúa và phần trách nhiệm của mỗi người chúng ta, trong tư cách là người dân của thế giới, công dân và là tác nhân xây dựng tương lai.

Xin Đức Giêsu, Vị Hoàng tử của Hòa Bình ban xuống cho thời đại chúng con đang sống ơn hòa bình và phúc lành viên mãn.

Xin Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa cầu bầu cho chúng con. Amen

  1. Đaminh Savio- Bt.    

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...