Thứ Ba, 17 Tháng 6, 2025

Lễ Mình Máu Thánh Chúa:TẤM BÁNH TÌNH YÊU: ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

Lễ Mình Máu Thánh Chúa

TẤM BÁNH TÌNH YÊU

 

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA(Ga 6, 51-58)

Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

 II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh.

Tấm bánh,  tình yêu  gần gũi.

Sao Chúa không hóa thân làm viên kim cương quí giá mà lại  làm một tấm bánh ? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quí trọng.

Tuy bình thường,  nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh họat hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được.

Chúa  trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để đi vào sinh hoạt đời thường của con người. Con người có thể đến với Chúa dễ dàng, không e ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà  đầy ý nhị.

Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến.

Tấm bánh,  tình yêu tự hiến.

Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm. Bánh chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Được sử dụng nghĩa là bị bẻ ra, bị nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hóa. Vì thế, trở thành tấm bánh là chấp nhận chịu đau đớn, chịu hủy hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ, vì tấm bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ.

Khi xưng mình là bánh bởi trời, Chúa Giê-su bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu hủy hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh.

Tấm bánh bị tiêu hóa để thực hiện một tình yêu hiệp thông.

Tấm bánh, tình yêu hiệp thông.

Chúa Giê-su tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con người đến sống thân mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết với thân nho.

Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hòa vào từng giòng máu, từng thớ thịt của con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự tiêu hủy mình để trở thành thịt máu của con người. Không còn sự kết hợp nào sâu xa khăng khít hơn được nữa.

Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình thương, chia sẻ lương thực và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để qui tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.

Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí tích Thánh Thể.

Yêu mến Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi với những người nhỏ bé nghèo hèn ?

Cử hành Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em ?

Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống ?

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Khi dâng lễ, tấm bánh có gợi lên cho bạn điều gì  về tình yêu của Đức Giê-su không ?

2- Khi bạn rước lễ, bạn có cảm nghiệm được tình yêu của Chúa không ?

3- Phép Thánh Thể thôi thúc bạn làm gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Niềm vui Chúa Thánh Thần

    NIỀM VUI CHÚA THÁNH THẦN M. Scholastica, VP      Khi Thầy Giêsu chết mọi sự tưởng chừng như không còn hy vọng, thì nay Thầy...

Lễ Đức Maria Thăm Viếng (Lc 1,39-56): Niềm vui của người tin yêu

Lễ Đức Đi Thăm Viếng (Lc 1,39-56) Niềm vui của người tin yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí...

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53): Chúa Giêsu lên trời – Người không rời xa chúng ta

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53) Chúa Giêsu Lên Trời – Người Không Rời Xa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có...

Chúa nhật VII Phục Sinh (Ga 17,20-26): Hiệp nhất – Dấu chỉ của Thiên Chúa Tình Yêu

Gi  Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C (Ga 17,20-26) Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Chúng ta thấy rằng, sự hiệp nhất chính...

Chúa Nhật VII PS: Chúa Giêsu lên trời

Chúa Nhật VII - PS CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (Lc 24,46-53) M. Aelredo Nguyễn Văn Mạnh, PV Chúng ta biết trước khi Chúa Giêsu phục sinh thăng thiên,...