Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Lễ Thánh Gia 2019: Sống Khuôn Mẫu Thánh Gia Để Cứu Gia Đình (Cha Viện trưởng Đaminh Savio CSNQ)

Lễ Thánh Gia Thất 2019 

Bổn Mạng Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam

 

SỐNG KHUÔN MẪU THÁNH GIA ĐỂ CỨU GIA ĐÌNH

 

 

         Nguồn gốc và các nền tảng gia đình. Chúng ta chiếu sáng lên gương mẫu Thánh Gia Thất để sống và cứu vãn đời sống gia đình.

        Gia đình bắt nguồn từ đâu? Gia đình bắt nguồn từ chính Thiên Chúa khi Ngài tạo dựng nên người đàn ông và người đàn bà. Cả hai được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài (x. St 1:24 – 31; 2:4-25), được Ngài liên kết lại bằng sợi dây bí tích bất khả phân ly mà chúng ta gọi là Bí Tích Hôn nhân. Cả hai được mời gọi đi vào sự hiện hữu qua việc thực thi giới luật tình yêu: Yêu Thiên Chúa; Yêu và hiến thân cho nhau trong bậc vợ chồng và sinh ra con cái, giáo dục chúng để cùng với Thiên Chúa tiếp tục sáng tạo, cứu độ Thế giới và xã hội loài người. Gia đình gồm một người nam một người nữ được liên kết thành dây hôn phối để sống ơn gọi tình yêu, hạnh phúc, tạo ra các thế hệ con cái, cháu chát, tổ tiên. Đó là nền tảng căn bản gia đình.

      Gia đình khuôn mẫu. Các bài sách thánh đưa ra các tiêu chuẩn muẫu để sống và xây dựng gia đình này.

      Bài đọc I đặt trọng tâm các chữ đức phải có để xây dựng gia đình. Thiên Chúa ban quyền uy của Ngài cho cha mẹ để các ngài dạy dỗ con cái. Bậc làm con phải thờ cha kính mẹ, giữ chữ hiếu sẽ đền bù tội, tích trữ kho tàng, trường thọ, vẻ vang vì con cái, cầu nguyện được Chúa nhận lời và lòng hiếu nghĩa sẽ không chìm vào quên lãng.

       Bài đọc II thánh Phaolo khuyên cụ thể hơn: người làm vợ vâng phục chồng, chồng yêu thương vợ chứ không cay nghiệt, con cái vâng lời cha mẹ, cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức kẻo chúng ngã lòng, nhưng trọng tâm làm cho bền chặt tất cả các nhân đức xứng bậc gia đình này là: “ Trên hết mọi đức tính, Anh em phải có lòng bác ái, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (x. Cl 3, 12-21).

       Bài tin mừng cho chúng ta một gương mẫu tuyệt vời đó là Gia đình Nazaet: Chúa Giesu, Đức Mẹ và Thánh Giuse. Chúng ta gọi ba Đấng là gia đình thánh, chẳng phải là các Ngài đã có cuộc sống gia đình mọi sự đều êm xuôi may thuận; càng không phải là vì có Chúa Giesu ở giữa, làm phép lạ hàng ngày để biến mọi sự trái ý cực lòng, biến những khó khăn khổ đau nên nhẹ nhàng. Các Ngài mang lấy cuộc sống gia đình như bao người, khi phải đối diện với những cơ cực, tối tăm, ngang trái nghịch lý.

       Về luân lý vợ chồng. Đức Mẹ phải đối diện với một khó khăn lớn ở ngay biến cố truyền tin, Giuse không có ở đó, rồi hai người chưa về chung sống với nhau. Vậy làm sao có thể giải thích cho Giuse hiểu được việc thụ thai Giêsu là do quyền năng Chúa Thánh Thần? Phần Giuse cũng vậy, làm sao hiểu được Maria khi Maria đã có thai trước cuộc hôn nhân.

      Về đời sống đức tin và đời thường. Chắc chắn Đức Mẹ đã nghe rõ không lầm chút nào rằng lúc truyền tin rằng: “này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Ấy vậy mà giờ đây các Ngài đang chứng kiến những nghịch lý ngày ra đời của vị cứu Chúa này. Các Ngài đang gặp cảnh cơ hàn khốn khổ, bị loại trừ, sinh Giesu ra nơi tối tăm, chốn bò lừa, rồi giờ lại bị xua đuổi như kẻ “tha hương cầu thực”, phải chạy trong đêm từ nước này qua nước khác, rồi khi được trở về cũng phải rời cư đến ở nơi không phải là quê hương bản gốc của mình. Cuộc sống của các Ngài vẫn trong hoàn cảnh nghèo khó vất vả. Rồi khi Chúa đã lớn, ra đi ra thi hành sứ vụ mệnh danh được Cha sai mà đầy người chống đối, âm mưu sát hại, nén đá và cuối cùng thảm kịch đã xảy đến thật đó là Chúa Giesu bị bắt, kết án chết nhục hình trên thập giá.  

      Quả thực cuộc sống gia đình các Ngài không phải một nỗi gian truân mà là ngàn nỗi truân chuyên. Tuy nhiên điều làm cho gia đình các Ngài là thánh là thay vì đã đi tìm đến với con người, tìm các phương thế, cách hiểu của con người để giải nguy các khó khăn, để làm minh bạch những chuyện hoài nghi ngờ vực thì các Ngài lại tìm đến với Chúa, rút vào sâu trong thinh lặng để kiên nhẫn chờ ý Chúa và một khi đã tìm được ý Chúa, các Ngài đã hết mực tuân theo. Đạo đức của bậc vợ chồng nơi các Ngài được nâng lên ở một tầm mức mới, không chỉ là đã chu toàn bổn phận và tình yêu của bậc vợ chồng mà còn tìm ra ở trong đó sứ mệnh Thiên Chúa muốn ủy thác cho ơn cứu độ con người.

     Gia đình Thánh Gia và gia đình hôm nay. Nói đến gia đình Thánh Gia chúng ta lại lo âu biết bao cho các gia đình hôm nay. Đức Thánh Cha Phanxico khi nhận sứ vụ Phero đã trực giác thấy ngay cuộc khủng hoảng trầm trọng của đời sống gia đình. Bởi vậy Ngài đặc chú mục vụ dành cho gia đình. Ngài yêu cầu toàn thể Giáo Hội phải nghiêm túc suy tư về gia đình. Ngài đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường về gia đình năm 2015 và ban tông huấn ‘Amoris Leatitia’ để xác định căn tính nền tảng và mở ra định hướng cũng như chăm sóc mục vụ cho gia đình. Trong bài giảng khai mạc thưởng hội đồng Giám Mục về Gia Đình 10-2015 Ngài đã đưa ra nhận xét và nói về gia đình “Ngày nay, người ta sống sự mâu thuẫn của một thế giới toàn cầu hóa, trong đó chúng ta trông thấy biết  bao chỗ ở xa hoa và các nhà chọc trời, nhưng càng ít hơi ấm của mái nhà và gia đình; biết bao nhiêu dự án tham vọng, nhưng ít thời giờ để sống điều đã được thực hiện; biết bao nhiêu phương tiện giải trí tân tiến vượt  bực, nhưng càng nhiều sự trống rỗng trong con tim hơn; biết bao nhiêu thú vui, nhưng ít tình yêu; biết bao nhiêu tự do, nhưng ít tự lập. Càng ngày càng có nhiều người cảm thấy cô đơn, nhưng cũng có người khép kín trong ích kỷ, trong buồn chán, trong bạo lực tàn phá, hay trong nô lệ thú vui và thần tiền bạc. Ngày nay chúng ta cũng sống kinh nghiệm của Adam xưa kia: biết bao nhiêu quyền lực bị đi kèm bởi biết bao nhiêu cô đơn và dễ mang thương tích. Và gia đình là hình ảnh phán chiếu thực tại đó. Người ta luôn ngày càng ít nghiêm chỉnh hơn trong việc tiếp tục một tương quan tình yêu vững chắc và phong phú: trong lúc khỏe mạnh cũng như trong bệnh tật, trong lúc giầu có cũng như khi nghèo túng, trong may mắn cũng như trong rủi ro. Tình yêu bền bỉ, trung thành, ý thức, ổn định và phong phú ngày càng bị chế nhạo hơn, và bị coi như đổ cổ. Xem ra các xã hội tân tiến lại là các xã hội có số sinh thấp và có nhiều vụ phá thai, ly dị, tử tử và ô nhiễm môi sinh và xã hội hơn“.

     Quả thực Giáo Hội và cả xã hội đều đã thấy rõ nguy cơ đe dọa và làm biến thoái đạo đức và luân lý gia đình. Nhiều gia đình ngày nay, không còn giữ gốc ban đầu như Chúa tạo dựng, gồm người một người nan với một người nữ liên kết thành một xương một thịt, rồi các thế hệ di truyền theo huyết tộc. Nhưng gia đình đã bị pha tạp, hai người nam hay hai người nữ lấy nhau cũng được gọi là cặp hôn nhân và có quyền nhận con cái để làm thành gia đình. Hôn nhân bị hạ giá, không còn là một giao ước, hay một Bí Tích bền vững, mà chỉ là một tập tục sống chung, sống thử, tạm thời, đôi khi còn bỏ cả ý niệm hôn nhân. Hôn nhân với mục đích sinh sản con cái đã được thay thế bằng tục thói mang thai mướn, làm mẹ thuê. Hôn nhân ích kỷ chỉ để thỏa mãn hiện tại, nên không muốn sinh con cái. Sự sống qua việc sinh con cái đã không còn là lời chúc phúc của Thiên Chúa, nhưng là một gánh nặng, một nguy hiểm phải tránh né.

       Tất cả đã phá vỡ gia đình. Nhưng trọng tâm đều phát sinh từ việc gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, không muốn thực hành điều đạo đức và luân lý của Chúa chỉ dạy. Có những gia đình Công giáo ở bên cạnh nhà thờ, ngày ngày nghe thấy tiếng chuông vang, tiếng đọc kinh của cộng đoàn, mà không hề đến nhà thờ. Nhà Công Giáo mà tối tăm lạnh lẽo hơn kẻ ngoại, tối sớm chỉ có tiếng tivi thời sự, phim ảnh, ca nhạc, không hề có lời kinh, lời cầu nguyện. Đã đành, có thể do túng nghèo phải làm lụng vất vả nên gia đình sao lãng việc Chúa. Nhưng phần nhiều, vẫn do lòng tham tiền, bận việc làm ăn qúa độ, dù đã có của cải đầy dư vẫn tham, đã chẳng dành cho Chúa được một chút giờ nào, ngay cả con cái cũng bắt chúng làm việc, không cho đi học giáo lý, vào ca đoàn, tham gia các tổ chức giáo xứ. Trong nhà có đủ tiện nghi hưởng thụ cuộc sống mà cuốn Kinh thánh, cuốn sách kinh sáng tối, sách giáo lý nhỏ cũng không sắm mua để cho con cái đọc học. Bàn thờ Chúa với những bức tượng vỡ mẻ, bụi bám lâu ngày không lau chùi.

       Vâng, gia đình thiếu vắng Chúa, coi rẻ Chúa, xua trừ Chúa ra khỏi nhà. Bởi vậy, khi xảy ra những chuyện ‘cơm không lành canh chẳng ngọt’ trong cuộc sống vợ chồng, trong việc nuôi dạy con cái, trong việc làm ăn sinh sống đã vội oán trách Chúa. Vì yếu đức tin nên dễ dàng chối Chúa, bỏ đạo, đập bỏ bàn thờ Chúa và sống như thể không biết có Giáo Hội Chúa.

      Với chúng ta những đan sĩ, tu sĩ và cộng đoàn thánh hiến Đan tu. Gia đình chúng ta thuộc về đã mang một ý nghĩa khác. Gia đình là cộng đoàn, là trường học phụng sự Thiên Chúa, là Nhà Chúa. Gia đình này được hình thành không bởi người nam, người nữ kết hôn, rồi sinh ra những thế hệ kế tiếp xét theo huyết nhục. Nhưng gia đình này gồm bởi những con người tìm Chúa, những con người không phải sinh ra do khí huyết người phàm, nhưng bởi thần khí. Chính tình yêu Chúa liên kết chúng ta thành gia đình. Và qua Lời Khấn Dòng ví như Bí Tích trong bậc hôn nhân giao kết và rằng buộc chúng ta thành gia đình Đan viện. Chúng ta nhớ lại cuộc hội ý ngày 17/2/1931. Cha Tổ Phụ muốn tham khảo ý kiến cộng đoàn để chọn tên cho hội dòng mới. “Các anh em đã chọn các tước hiệu khác nhau, nào là Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Bà Cực Thanh Cực Tịnh, Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành; Đức Bà Là Mẹ Đức CHúa Trời… Đến lượt Cha Tổ Phụ Ngài giải thích, Dòng chúng ta không đi giảng, không đi dạy, không đi làm phước thiện cho đồng bào như giúp kẻ liệt, coi nhà thương, chúng ta chỉ ở nhà chuyên môn đọc kinh cầu nguyện cho dân ngoại giáo, noi gương ba đấng ở Nazaret xưa, nên ta nhận tước hiệu chi Dòng Thánh Gia là hơn cả“.

      Chúng ta thuộc về Gia đình Thánh Gia. Nếu ngày nay, gia đình hôn nhân sở dĩ đã có khủng khoảng trầm trọng hoặc bị đổ vỡ là vì duy tìm lối sống tự do, hưởng thụ vật chất, thiếu vắng Chúa, bỏ Chúa, không làm giầu có đời nội tâm. Cũng vậy, Gia đình Hội Dòng Thánh Gia và Gia đình Đan viện chúng ta cũng sẽ biến chất, đổ vỡ nếu chúng ta sống đời tu mà lại chỉ đi tìm vật chất hơn Chúa, ham tìm lợi lộc trần gian hơn Chúa, tìm thỏa mãn sự tự do hơn muốn vâng phục Thiên Chúa. Vậy để củng cố gia đình này, không gì khác hơn là noi gương Thánh Gia Thất hướng hết tình yêu về Thiên Chúa, chỉ tìm kiếm vâng phục Thiên Chúa và sự hy sinh cho phần rỗi các linh hồn trong thinh lặng, lắng nghe, trong hy sinh cần lao, trong sự khiêm nhường, trong sự hiệp thông tình huynh đệ, trong trách nhiệm mang lấy sứ mệnh của cộng đoàn và trong tất cả những gì làm nên ưu phẩm và cả những mặt tối đen của cộng đoàn.

      Xin Thánh Gia Thất dạy chúng con biết noi gương các Ngài, xây dựng gia đình: gia đình sống đời hôn nhân; gia đình Hội Dòng với tình yêu, sự tín thác và vâng phục trọn vẹn thánh ý Chúa. Xin cho các gia đình Kito hữu luôn biết sống chữ hiếu với Chúa, đạo đức chung thủy của bậc vợ chồng và không ngừng chiếu tỏa các giá trị Tin Mừng của gia đình cho những người xung quanh trong những ngày đang mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh – Năn Mới này. Lạy Thánh Gia Thất- Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse, xin cầu cho chúng con. Amen.                   

Cha Viện trưởng Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào CSNQ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024: Lịch sử của Tình Yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024 LỊCH SỬ CỦA TÌNH YÊU Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Thoạt đọc bài Tin mừng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...

Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm B, Ga 2,13-25: Thanh tẩy Đền thờ

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B  (Ga 2,13-25)   Trong tất cả các tôn giáo, đền thờ là nơi thánh, người ta tin rằng nơi đây...