Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

LỜI SINH LỜI – TUẦN XXV-thứ Hai- VP Duyên Thập Tự

TN-171-TUẦN XXV-thứ Hai

LỜI SINH LỜI

(Lc 8,16-18)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trích đoạn Lời Chúa trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 8 từ câu 16 đến 18 là phần tiếp của trình thuật về dụ ngôn “người gieo giống”, trong đó Chúa Giê-su giải thích ý nghĩa của nội dung. Trích đoạn Tin Mừng hôm nay như là những hệ quả Chúa đưa ra từ dụ ngôn trên.

Khi đọc và suy niệm đoạn văn Tin Mừng, tôi nhận ra ý muốn của Chúa Giê-su đối với những ai đón nhận Lời Chúa vào tâm hồn và đời sống mình như một mảnh đất tốt, là để Lời Chúa được phát triển và đạt được kết quả. Lời Chúa được gieo vào mảnh đất tốt sẽ sinh lợi được nhiều Lời khác, như hạt lúa sinh lợi được gấp nhiều. Tôi xin chia sẻ ý tưởng đó qua hình ảnh “LỜI SINH LỜI”. Nhưng để có thể đạt được kết qủa đó, phải hội đủ những yếu tố cần thiết. Đâu là những yếu tố cần thiết, quan trọng?

 1. ĐỂ Ý TỚI CÁCH THỨC NGHE

Yếu tố thứ nhất, đó là cách thức nghe Lời Chúa. Chúa Giê-su lưu ý điều này, khi Người nói: “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe”. Đâu là những cách thức nghe Lời Chúa? Chúng ta quay về dụ ngôn “người gieo giống”, nơi Chúa giải thich ý nghĩa. Trong phần giải thích, Chúa đề cập đến bốn cách thức nghe Lời Chúa. Thiết tưởng không vô ích nếu chúng ta nhắc lại ở đây những cách thức đó.

– Cách thức thứ nhất, là “kẻ nghe nhưng rồi quỉ đến cất lời ra khỏi lòng họ”. Đó là cách thức nghe của người để cho quỉ đi vào tâm hồn mình quá dễ dàng, để nó lấy mất Lời Chúa. Đó là cách thức nghe Lời Chúa nhưng lại để cho quỉ quậy phá bằng những lời của nó. Lời nó thay cho lời của Chúa.

– Cách thức thứ hai, là “kẻ nghe thì vui vẻ chấp nhận Lời, nhưng không có rễ”. Đó là cách nghe Lời Chúa cho vui. Chỉ dừng lại nơi cảm xúc vui, thích nhất thời. Khi Lời Chúa hết mang lại niềm vui – như khi đối diện với thử thách – Lời Chúa bị chết.

– Cách thức thứ ba, là “kẻ nghe nhưng để những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quí cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp..”. Đó là cách nghe Lời Chúa mà không vun sới để Lời tăng trưởng, vì thế Lời bị chết ngộp.

– Cách thức thứ tư, là “kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại”. Đó là cách thức nghe với trái tim rộng mở, với khát vọng sâu xa. Lời Chúa ở lại và sinh lợi, đạt đến những kết quả tốt đẹp.

Khi đã giải thích về bốn cách thức, Chúa Giê-su dặn dò các môn đệ Chúa “hãy để ý tới cách thức anh em nghe”. Tại sao lại để ý đến cách thức nghe? Nghe là hoạt động đầu tiên của Lời Chúa khi đến với chúng ta. “Hãy lắng nghe”, đó là lời mời gọi đầu tiên của chính Lời Chúa. Chúng ta hãy xét xem chúng ta đã nghe Lời Chúa như thế nào? Phải chăng với “đôi tai điếc”, đóng lại với Lời Chúa hay như nghe “tai này lọt tai kia”, thì Lời Chúa bị lấy mất. Hay nghe Lời Chúa như nghe một lời làm vui tai, khoái nhĩ, mà chẳng đi vào tâm hồn? Hoặc nghe Lời Chúa mà lòng ở nơi khác, vì chú tâm đến những thứ khác? Cả ba cách thức này, Lời Chúa bị lấy mất và không phát triển, không trổ sinh những hoa trái tốt lành. Trái lại, nếu nghe Lời Chúa với sự chú ý và của “đôi tai lòng”, Lời Chúa chắc chắn sinh hoa kết trái, làm phong nhiêu đời sống. Như vậy, cách thức nghe Lời Chúa là điều kiện cần thiết và quan trọng đầu tiên, để Lời có thể phát triển và đạt được điều mà Lời muốn thực hiện.

 2. BÍ ẨN TRỞ NÊN HIỂN HIỆN

Khi Chúa đề cập đến “cách thức nghe”, nghĩa là một khi Lời Chúa được nghe một cách thích hợp và thích đáng, Lời sẽ ở lại và sẽ phát triển và sinh hoa kết trái. Việc sinh hoa kết trái, trước tiên, đó là “hiểu”. Đây là yếu tố thứ hai. Chúa nhấn mạnh: “Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng”. Điều Chúa nói đây được áp dụng vào chính Lời Chúa được nghe. Lời Chúa ở lại trong tâm hồn người nghe – với cách thức thứ tư – sẽ với thời gian, mạc khải ý nghĩa cho họ. Có thể ngay từ đầu lúc nghe Lời Chúa, không hiểu gì, không hiểu nhiều; nhưng, nếu kiên trì để Lời Chúa hiện diện trong tâm trí, họ sẽ hội được nhiều ý nghĩa. Những ý nghĩa đó không chỉ dừng lại nơi lý trí, mà trong chính cuộc sống và qua cuộc sống. Ở đây, có sự tương tác giữa Lời Chúa và cuộc sống. Chính Lời Chúa soi sáng cuộc sống, và cuộc sống giúp hiểu Lời Chúa hơn. Đây là sự “hiển hiện”, “đưa ra ánh sáng” của Lời Chúa trong cuộc đời người nghe và giữ Lời Chúa lại trong lòng mình. Chúng ta có thể nói đến trường hợp Mẹ Ma-ri-a. Có những lời Chúa nói mà Mẹ không hiểu ngay, như lời Chúa nói: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói” (Lc 2,49-50). Không hiểu, nhưng để Lời ở lại trong lòng và suy niệm, Lời sẽ dần mạc khải, qua những biến cố cuộc đời.

Khi Chúa nói một lời nào, là Chúa muốn cho người nghe, hiểu được, có thể không ngay lúc đó, nhưng chắc chắn trong tương lai. Vậy, chúng ta cần kiên trì, chờ đợi cho tới lúc ý nghĩa được hiển hiện. Chúng ta hẳn còn nhớ lời Chúa nói với các môn đệ trong bữa tiệc ly về vai trò của Chúa Thánh Thần? Chúa nói: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy và sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13-14). Khi Chúa Thánh Thần đến, Người sẽ cho chúng ta hiểu Lời Chúa. Chính vì thế, chúng ta vẫn có thói quen cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi khi chúng ta đọc và nghe Lời Chúa. Vậy, chúng ta hãy luôn giữ Lời Chúa trong ký ức, để rồi Lời Chúa sẽ mặc khải cho chúng ta ý nghĩa và ý muốn của chính Lời Chúa. Hãy lưu trữ Lời Chúa trong ký ức, vì ký ức là “bao tử của linh hồn”. Và một khi như vậy, Lời Chúa sẽ trổ sinh kết qủa, “LỜI SINH LỜI”.

 3. ĐÃ CÓ LẠI ĐƯỢC CHO THÊM

Một khi “Lời sinh Lời” trong chúng ta như những bông lúa nặng trĩu trong mảnh ruộng tốt, thì đó là hiện tượng “đã có lại được cho thêm”. Đó là yếu tố thứ ba.

Trong phần cuối của trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su kết luận: “Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất”. Nơi đây, có hai hạng người. Trước hết, là những người đã có. Họ đã có gì? Họ đã có Lời được gieo vào lòng họ. Họ đã nghe và đón nhận. Cái có đó – là Lời Chúa – hiện hữu trong họ, và chính Lời Chúa tăng hơn lên, thì họ lại càng có nhiều hơn. Lời Chúa càng dồi dào cho những ai nghe, cưu mang và sống Lời Chúa. Đời sống của họ càng phong phú, họ càng được cho thêm: cho thêm Lời, cho thêm ý nghĩa của Lời, cho thêm sức sống của Lời trong cuộc sống. Đó là độ gia tăng vừa về lượng và phẩm của Lời Chúa trong cuộc đời của người đón nhận Lời Chúa vào cuộc đời mình như mảnh đất tốt đón nhận hạt lúa. Trái lại, những hạng người khác – ba loại người với ba cách thức nghe Lời Chúa trên kia – Lời được trao cho họ, nhưng đã mất rồi, thì họ sẽ mất hết, vì cái mà họ tưởng có là Lời Chúa, cũng đã mất hoặc đã chết mất rồi.

Như vậy, khi lắng nghe và đón nhận Lời Chúa để Lời Chúa sinh hoa kết quả, là chúng ta được hưởng tất cả thành quả đó. Lời Chúa làm phong phú cuộc dời chúng ta. Chúng ta hãy cám ơn Chúa đã, đang và sẽ gieo Lời vào cuộc đời chúng ta và trên trần gian này; xin cho chúng ta một tâm hồn lắng nghe, kiên trì lưu giữ, để Lời Chúa mang lại những hoa trái dồi dào cho một cuộc sống Ki-tô hữu tràn đầy ý nghĩa và nhiệt tâm rao giảng Lời Chúa cho anh chị em chúng ta. Như thế, khi gieo Lời Chúa cho tha nhân, chúng ta lại được hưởng thêm sức sống của Lời Chúa, để trong Giáo Hội Chúa, trong mỗi chúng ta, “LỜI SINH LỜI”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51: “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...