Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023

MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI, MẦU NHIỆM CỦA SỰ SỐNG- Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi- Vp. Duyên Thập Tự

TN-057b-LỄ CHÚA BA NGÔI-chúa nhật năm B

MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI, MẦU NHIỆM CỦA SỰ SỐNG

(Đnl 4,32-34.39-40 / Rm 8,14-17 / Mt 28,16-20)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Khi suy niệm về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta dễ rơi vào nguy cơ của một thứ công thức khó hiểu và khô lạnh: một là ba, ba là một. Rồi chúng ta cố gắng loay hoay để tìm ra những lối giải thích làm thoả mãn một phần nào tính tò mò của trí năng. Đó là một nỗ lực đáng khen; nhưng nếu đi quá giới hạn khi cho rằng con người có khả năng thấu hiểu được các mầu nhiệm về Thiên Chúa, thì lúc đó Thiên Chúa hết là Thiên Chúa và trở thành một đối tượng chúng ta nắm trong tay.

Thiên Chúa của Kinh Thánh, của mạc khải Kitô giáo, luôn là Thiên Chúa sống động. Người là Thiên Chúa của sự sống, chứ không phải những công thức toán học. Điều đó muốn nói lên rằng Thiên Chúa của chúng ta luôn có mối tương giao với con người. Dù rằng mầu nhiệm nơi chính bản thân Người – như mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi – thì mầu nhiệm đó cũng luôn có mối liên hệ mật thiết với con người. Người là thế để là gì cho con người. Thiên Chúa Ba Ngôi là như vậy để cho con người được sống với các Ngôi Vị của Thiên Chúa trong một sự kết hiệp sâu xa.

Ba bài đọc Kinh Thánh trong thánh lễ Chúa Ba Ngôi, năm B, mở cho chúng ta thấy mối liên hệ tình yêu mà Thiên Chúa kết dệt với con người, và trong Thiên Chúa, con người với nhau.

 1. THIÊN CHÚA DUY NHẤT

Như chúng ta đã biết, Kinh Thánh gồm có Cựu Ước và Tân ước. Những điều được viết trong sách Thánh Cựu Ước là hình bóng của những thực tại được hoàn tất trong Tân Ước nơi Chúa Chúa Giêsu Kitô.

Trích đoạn sách Đệ Nhị Luật, chương 4 từ câu 32 đến 34 và từ câu 39 đến 40, là những lời của ông Mô-sê. Sách Đệ Nhị Luật ghi lại những hồi ức của ông Mô-sê về hành trình bốn mươi năm sa mạc để tiến về Đất Hứa. Ông khuyên nhủ dân chúng sắp bước vào Đất hứa phải nhớ lại chặng đường đã qua, nhớ lại Thiên Chúa đã đồng hành và trợ giúp dân thế nào, để khi sống trong đất mà Thiên Chúa hứa ban với các tổ tiên của họ, họ phải biết trung tín với Thiên Chúa và tuân giữ các thánh chỉ của Người.

Trong trích đoạn hôm nay, ông Mô-sê nhấn mạnh đến Thiên Chúa trong mối tương giao với dân. Ông tuyên bố:

“Anh em cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất, cứ hỏi từ chân trời này đến chân trời kia: có bao giờ xảy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng?” Vậy đó là điều nào? Đây ông Mô-sê liệt kê một số những ưu tiên mà Thiên Chúa đã ban cho dân Ít-ra-en trong dặm trường bốn mươi năm trong sa mạc và cả trước đó nữa.

“Có dân nào đã dược nghe tiếng Thiên Chúa phán từ trong đám lửa như anh em đã nghe, mà vẫn còn sống không? Hoặc có thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã giang cánh tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hoàng táng đởm, như Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã làm cho anh em bên Ai-cập, trước mắt anh em không?”

Rồi từ những điều kể trên, ông Mô-sê tuyên xưng bằng một xác tín căn bản: “Vậy hôm nay, anh em phải biết và để tâm suy niệm điều này: trên trời cao cũng như nơi đất thấp, chính Đức Chúa là Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác.” Xác tín đó phải dẫn đến sự tuân giữ các thánh chỉ và mệnh lệnh của Thiên Chúa, để được sống hạnh phúc trên đất mà Thiên Chúa ban cho.

Những điều ông Mô-sê nói trên giúp chúng ta nhận định rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất và Người luôn có những mối tương giao với con người. Mối tương giao đó là quyền năng tình yêu. Như vậy, Thiên Chúa luôn là một Thiên Chúa sống động.

 2. THIÊN CHÚA BA NGÔI MỞ MỐI TƯƠNG GIAO THẦN LINH

Bài đọc thứ hai, trích thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Rô-ma chương 8 từ câu 14 đến 17; thánh nhân đề cập đến Thiên Chúa Ba Ngôi trong mối tương giao với các tín hữu, nghĩa là những người đã tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Trong trích đoạn này, thánh Phao-lô nhấn mạnh đến tương giao giữa các kitô hữu với từng Ngôi Vị Thiên Chúa. “Được Thần Khí hướng dẫn”, “trở nên nghĩa tử của Chúa Cha”, “đồng thừa kế với Đức Kitô”.

– “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa”. Đây là Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên “Ab-ba! Cha ơi!”. Đây là mối dây tuyệt vời mà Chúa Thánh Thần kết nối chúng ta với Chúa Cha. Đây là Thánh Thần Nghĩa Tử.

– Và một khi Chúa Thánh Thần liên kết chúng ta với Chúa Cha, thì Người cũng liên kết chúng ta với Chúa Kitô. Chúa Kitô là Con của Chúa Cha, đồng bản tính với Chúa Cha, thì chúng ta cũng là con của Chúa Cha bằng sự thông hiệp với Tử Tính của Chúa Kitô; và như vậy, chúng ta được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và cũng vì thế, chúng ta đồng thừa kế với Chúa Kitô.

Nơi đây chúng ta nhận ra sự sống động của mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong cuộc đời kitô hữu của chúng ta. Đây là mầu nhiệm của sự hiệp thông, của sự lưu chuyển sự sống thần linh và tình yêu thần linh. Chúng ta là đối tượng yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa, là đối tượng của tình yêu cụ thể của từng Ngôi Vị Thiên Chúa.

Nơi đây, những gì xảy ra nơi chính cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi lại được thực hiện cho chúng ta. Chúng ta được nâng lên tầm rất cao, lên tới tận Thiên Chúa, mà thánh Phê-rô đã dùng một diễn ngữ rất chính xác để diễn tả: “thông phần bản tính Thiên Chúa” (x.2Pr 1,4).

Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi hết lòng, hết sức chúng ta, vì Người đã đưa chúng ta vào trong chính mối thông hiệp và hiệp nhất của Tình Yêu Ba Ngôi. Và một khi đã được Thiên Chúa Ba Ngôi mở ra và đưa vào mối thông hiệp thần linh, chúng ta cũng mong ước dẫn đưa mọi người vào mối tình đó.

3. ƯỚC MONG ĐƯA VÀO MỐI TÌNH THIÊN CHÚA BA NGÔI

Trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 28 từ câu 16 đến 20 thuật lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Đây là những lời cuối cùng của Chúa – và thường những lời cuối cùng chứa đựng một tầm quan trọng. Chúa nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”

Những lời nói này của Chúa Giêsu Kitô bộc lộ ước muốn sâu xa của Người, là muốn mọi người được trở nên môn đệ của Chúa như các tông đồ là những môn đệ của Chúa. Môn đệ của Chúa là gì, nếu không phải là người được Chúa chọn gọi, để ở với Chúa và để được Chúa sai đi (x. Mc 3,13-14). Môn đệ của Chúa Giêsu là sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và luôn thực hiện ý của Chúa Cha trong sự tuân phục con thảo. Đó là hạnh phúc của người môn đệ.

Khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ về việc rửa tội nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là Chúa muốn đưa người lãnh nhận bí tích thánh tẩy vào trong mối hiệp thông yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, để từ nay họ sống nhân danh chính Thiên Chúa Ba Ngôi, để từ nay cuộc sống của họ là cuộc sống thần linh bằng sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Như vậy, những ai đi rao giảng Tin Mừng, những ai đi truyền giáo, họ là những con người đưa anh chị em mình – thuộc mọi dân tộc – đi vào mối tình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Như vậy, mới đẹp thay bước chân người đi rao giảng Tin Mừng, đi công bố phúc bình an, đi đưa anh chị em mình vào trong chính cung lòng của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Ngày lễ chúng ta mừng kính trọng thể hôm nay là nơi cô động tất cả quyền năng, tình yêu và bản tính của Thiên Chúa: Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa sống động, Thiên Chúa của sự sống và là Thiên Chúa mời gọi mọi người đến với sự sống.

Ước gì mỗi lần chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi qua việc làm dấu Thánh Giá là mỗi lần nhắc nhở chúng ta mở lòng mình ra, mở cuộc đời mình ra, để đón nhận sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cầu nguyện để gắn kết với Chúa và bớt đi những tội lỗi – (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A – 24.09.2023)...

  CẦU NGUYỆN ĐỂ GẮN KẾT VỚI CHÚA và BỚT ĐI NHỮNG LỖI TỘI (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A - 24.09.2023) Sáng thứ Hai,...

Chúa Nhật XXV TN, Năm A, Mt 20,1-16a: “Thiên Chúa rất gần”

«THIÊN CHÚA RẤT GẦN» (Is 55,6-9; Pl 1,20-27; Mt 20,1-16a) FM. Quốc Vũ, Phước Lý Bài đọc I: Tư tưởng của Ta không phải là...

Chúa Nhật XXIV TN, Năm A, Mt 18,21-35: Đâu là giới hạn của tha thứ?

ĐÂU LÀ GIỚI HẠN CỦA THA THỨ? (Mt 18,21-35) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khi nói đến tha thứ, chúng ta hiểu đó là thái...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18,15-20) M. Mai Liên, PT Nghệ thuật là sự khéo léo, tinh tế của con người trong...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan Viện Phước Hải Trong cuộc đời, chúng ta luôn có những mốc thời gian quan trọng,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương, VP Từ bàn tay quyền năng của Thiên Chúa, Đức Maria xuất hiện trên trần gian...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-26: Điều kiện để theo Đức Giêsu

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO ĐỨC GIÊSU (Mt 16,21-27) Lam Châu, Phước Lý Nếu trong cuộc sống, có những lúc chúng ta không biết phải theo Chúa như...

Chúa Nhật XXI TN, Năm A, Mt 16,13-20: Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội

CHÚA GIÊSU KITÔ VÀ GIÁO HỘI (Mt 16,13-20) M. Martin, N-D. de Fatima, TS Tin Mừng hôm nay có thể được tóm gọn trong ba câu hỏi...

Chúa Nhật XX TN, Năm A, Mt 15,21-28: Sức mạnh tình thương của người mẹ ngoại giáo

SỨC MẠNH TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI MẸ NGOẠI GIÁO (Mt 15,21-32) M. Anrê Giáp, Châu Thủy Trong cuộc sống mưu sinh lo cho gia đình, ngoài việc...

15/08 Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Lc 1,39-56: Tin và sống như Mẹ Maria

TIN VÀ SỐNG NHƯ MẸ MARIA (Kh 11,19a;12,1-6a.10ab; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý Hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta mừng kính Lễ...

Chúa Nhật XIX TN, Năm A, Mt 14,22-33: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”

„CỨ YÊN TÂM, CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“ (Mt 14,22-33)  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý Sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho dân...

Chúa Nhật XVIII TN, A – Lễ Chúa Hiển Dung, Mt 17,1-9: Vẻ đẹp trên núi thánh

VẺ ĐẸP TRÊN NÚI THÁNH  (Mt 17,1-9) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Thường Niên thuật lại cho chúng ta biết...