Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

MỘT THOÁNG VỀ “GIỜ” TRONG GIOAN 12, 20-33

MỘT THOÁNG VỀ “GIỜ” TRONG GIOAN 12, 20-33

Maria Maximilianô Kolbe Trần Tâm, Thiên Phước

Ga 12, 20-33[1] thuật lại các sự kiện xảy ra vài ngày trước tuần lễ cuối đời của Đức Giêsu[2]; Người là Chiên Vượt Qua, cái chết của Người sẽ biến lễ Vượt Qua theo nghi lễ cũ trở thành mới và vĩnh viễn giải phóng mọi người[3] lúc “giờ” của Người đến. Nội dung đó sẽ được diễn tiến qua:

  1. Một số điểm nhấn trong Ga 12, 20-33

Phái Pharisêu hữu lý khi lo sợ nhiều người tin vào Đức Giêsu, vì ngay cả người Hy Lạp cũng xuất hiện[4].

  1. Người Hy Lạp đến xin gặp Đức Giêsu[5]Sự kiện này làm trổi vượt[6]kế hoạch cứu độ phổ quát, vượt biên giới Do Thái. Người Hy Lạp muốn khám phá ra “căn cước” của Đức Giêsu; họ đang thực hiện một hành trình thiêng liêng, dịp lễ Vượt Qua đã đưa họ đến Giêrusalem để gặp Thiên Chúa; tại đây, có sự thúc đẩy họ tìm gặp Đức Giêsu nhờ qua trung gian Philípphê và Anrê[7]. Người ngoại chưa biết trực tiếp Đức Giêsu, nhưng nhờ lời rao giảng của các tông đồ nên họ đã “thấy”. Để đi vào được vương quốc, cần đến trung gian và “giờ”[8]– cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, chỉ khi đó mọi ngăn cách không còn nữa. Việc người Hy Lạp xuất hiện bổ túc cho chuyến đăng trình Giêrusalem để được tôn vinh (trước Chúa Cha và muôn dân) của Đức Giêsu. Nguyện vọng của người ngoại sẽ được đáp ứng dễ dàng khi giờ Đức Giêsu bị sát tế[9].
  2. “Giờ”, “đã đến giờ”[10]Sự xuất hiện của những người ngoại giáo và thỉnh nguyện của họ khiến Đức Giêsu hiểu rằng giờ của Người đang đến gần[11]; giờ của Con Người chiến thắng bằng thập giá và được “tôn vinh”[12]; giờ của Người đã được Chúa Cha quyết định. Công trình cứu độ hoàn chỉnh tùy thuộc “giờ” mà  Người mong đợi. Tuy nhiên, mang thân phận con người, Đức Giêsu cũng lo sợ, run rẩy khi đứngtrước cái chết[13].
  3. Đối diện cái chết. “Tâm hồn Thầy xao xuyến”[14]. “Ψυχη” là tâm hồn, là mạng sống phải “ghét” và chịu mất để được cứu; mạng sống ấy đang chao đảo. “Thầy biết nói gì đây?” là diễn tả ở thế lưỡng nan: “Xin cứu con khỏi giờ này” hay là: “Xin tôn vinh Danh Cha”; và Đức Giêsu làm chủ tình hình[15], rồi Người chọn cách thứ hai, với ý thức trọn vẹn về vai trò và hoàn tất sứ mạng Cha đã giao là hy sinh mạng sống để cứu nhân loại. Ngài đã thưa: “Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”[16]; đồng ý những gì Cha đã thiết định, như thế, cái chết nằm ở trong danh Cha vì Cha đoái nhìn nhân loại, nên mới ban cho Con Một[17]. Cũng như lòng thương nhân loại của Cha nên Người cầu xin để nó trở nên hiển nhiên, dù cái giá là mạng sống. Mạng sống của Đức Giêsu tỏ lộ tất cả giá trị của nó khi cái chết là “bây giờ”.
  4. “Bây giờ”[18], cái chết đến. Ma quỷ muốn phân rẽ và che giấu con người khỏi Thiên Chúa. Cái chết của Đức Giêsu biểu lộ tột đỉnh về tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người và nhờ vâng phục mà nối kết bất khả phân ly con người nơi Đức Giêsu với Thiên Chúa. Như thế, ý đồ của ma quỷ đã bị đánh bại khi cái chết của Đức Giêsu xảy ra.

Trong Ga 12, 20-33, các người Hy Lạp xuất hiện là dấu báo hiệu thời khắc nổi bật là “giờ” của Đức Giêsu, lúc Ngôi Lời hoàn tất sứ mạng mặc khải và cứu độ. Toàn bộ cuộc sống của Đức Kitô hướng về giờ đó, ở đó sẽ diễn ra cuộc “phán xét”[19] và có sự phân rẽ, được cứu độ hay bị trừng phạt là do tin hay không tin vào mầu nhiệm Đức Kitô chịu chết và được tôn vinh. Mầu nhiệm ấy mời gọi người môn đệ đảm nhận vai trò trung gian như Philípphê và Anrê để giúp làm rạng ngời vinh quang “giờ” thập giá của Đức Kitô qua việc sống và rao giảng về nó.

  1. Sống “giờ” và rao giảng về “giờ”

Đức Giêsu đã đến thế gian như là ánh sáng[20]. Khi Người được giương cao sẽ chiếu sáng tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nhờ đó mà người môn đệ đi theo, gặp gỡ và đón nhận giờ của Đức Giêsu.  

  1. Người môn đệ gặp gỡ Đức Giêsu và đón nhận thập giá

Cuộc sống vĩnh cửu là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa, nhưng vẫn cần sự cộng tác của con người.

Như Philípphê và Anrê đã có kinh nghiệm về Đức Giêsu rồi mới giúp người Hy Lạp gặp Người; như thế, muốn cộng tác thì người môn đệ phải gặp và có kinh nghiệm về Đức Giêsu. Và, chấp nhận như “hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi”; sống “giờ” của Đức Giêsu là từ bỏ trong mình những gì chống lại các giá trị Tin Mừng, có lúc phải chịu cô độc[21]; và sống mầu nhiệm phục sinh, tôn vinh và hân hoan thiêng liêng. Vì không sản sinh được gì nếu trước đó không có cái chết, như hạt lúa bị chôn vùi cho cây lúa trổ bông. Nhờ Người đã chịu cái chết và qua đó đã tỏ mình ra mà quy tụ một đoàn người đông đảo[22] thì người môn đệ cũng được mời gọi đồng hình đồng dạng như vậy trong “giờ” của Người.

Và rồi, nhờ sống nhiệt tâm với “giờ” của Đức Giêsu mà nhận ra lời mời gọi làm cho nó được tôn vinh nơi dân ngoại qua việc truyền giáo.

  1. “Giờ” – thập giá được rạng ngời qua vai trò trung gian của Philipphê và Anrê

Truyền giáo là lệnh truyền của Chúa Giêsu và Giáo Hội duy trì lệnh truyền đó trong lòng thế giới. Vị tông đồ dân ngoại – Phaolô đã thốt lên:“Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9, 16). Đối với tu sĩ, “Tinh thần truyền giáo phải được tuyệt đối duy trì trong các hội dòng, và được thích nghi tùy bản chất riêng của mỗi hội dòng với hoàn cảnh hiện tại”[23].

Rao giảng vinh quang thập giá bằng cách “ở lại” trong “giờ” mà gặp gỡ Đức Giêsu. Trong một cuộc thuyết trình tại đại học Salford bên Anh quốc, Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã khuyên các chủng sinh: “Đừng quan tâm lo lắng thu hút dân chúng. Hãy chắc chắn rằng: nếu các thầy theo Chúa Giêsu, thì dân chúng cũng sẽ theo các thầy![24]. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho rằng: “Chứng tá quan trọng nhất của đời sống thánh hiến là sự thánh thiện”[25].

Sống hiệp thông là lối làm chứng sống động nhất trong đời sống tu trì; thật vậy, “Giáo Hội là hiệp thông. Những người được thánh hiến, được yêu cầu thực sự trở thành những chuyên viên về hiệp thông… Quả thật, đời sống hiệp thông “trở thành một dấu chỉ cho thế giới và một sức mạnh thu hút người ta tin vào Đức Kitô”[26].

Chương trình cứu độ Đức Giêsu đã thực hiện qua “giờ”, cái chết và phục sinh của Người. Người môn đệ được mời gọi sống “giờ” và làm cho nó được rạng ngời vinh quang qua việc truyền giáo./.

 

[1] Dựa theo bản tiếng Việt: Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Kinh Thánh ấn bản 2011. Nxb Tôn Giáo 2011.

       Bản Hy Lạp: THE GREEK NEW TESTAMENT của Deutsche Bibelgesellschaft, D-Stuttgart 1994.

[2] Ga 12, 1.12; 13, 1; 18, 28; 19, 31

[3] Xức dầu ở Bêtania (Ga 12, 1-11) là mở đầu mang tính tiên tri; Maria xức chân Đức Giêsu là tiên báo việc mai táng Người (Ga 12, 7). Xức dầu lên chân một thi hài vào lúc làm nghi thức tắm rửa. Mc 14, 3-9: người phụ nữ xức dầu lên đầu Đức Giêsu, đó là cử chỉ tấn phong làm vua và Mêsia.

Đức Giêsu vào Giêrusalem (Ga 12, 12-19), dân chúng cầm lá thiên tuế tung hô là “vua Israel” và Đức Giêsu im lặng để sửa chữa niềm hy vọng thiên sai lầm lạc đó. Người cỡi con lừa nhỏ cho thấy ứng nghiệm Dcr 9, 9-10: ông hoàng khiêm tốn. Cuộc Vượt Qua sắp tới của Người sẽ cho thấy kiểu “vinh quang” bằng thập giá mà Người đang theo đuổi. Chỉ sau kinh nghiệm này các môn đệ mới nắm được bản chất đích thực về cuộc khải hoàn của Đức Giêsu (Ga 12, 16).

Đám đông vẫn hoan hô trong lầm lạc (Ga 12, 17-18), khiến người Pharisêu phải phản đối và tranh luận với nhau: “Các ông chẳng làm nên trò trống gì cả! Kìa thiên hạ theo ông ấy hết!” (Ga 12, 19b).

[4] Ga 12, 20-23

[5] Ga 12, 20-22

[6] Tin Mừng Gioan, các chương 11 và 12

[7] Hai ông đã ở trong số những môn đệ đầu tiên, vì muốn biết Đức Giêsu, hai ông đã đến với Người; hai ông cũng là những người đầu tiên chia sẻ kinh nghiệm và đưa những người khác đến với Đức Giêsu (Ga 1, 35-46).

[8] Ga 12, 23 “ώρα”

[9] Ga 12, 23-26

[10] Ga 12, 23-26; Έλήυϑεν ή ώρα: ‘Giờ đang ở đây’ (thì hoàn thành 2 của động từ ёρχομαι)

[11] Ga 2, 4; 7, 6.8.30; 8, 20

[12] Ga 3, 14; 8, 28; 12, 32

[13] Ga 12, 27-30

[14] Ga 12, 27a: “Νϋν ή ψυχή μου τεταρακται”

[15] Ga 18, 6

[16] Ga 12, 28

[17] Ga 3, 16

[18] Ga 12, 31-33 (νϋν)

[19] Κρίσις (Ga 12, 31)

[20] Ga 1, 9

[21] Ga 16, 32

[22] Ga 12, 32   

[23] Công đồng Vaticanô II, Perfect Caritatis, số 20b.

[24] Hồng y Tổng giám mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Chứng Nhân Hy Vọng – Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Cho Giáo Triều Rôma 2000. Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang ấn hành năm 2000, tr. 85.

[25] Đức thánh cha Gioan Phaolô II, Thông điệp Vita Consecrata. Ban hành ngày 25/3/1996, số 32-35.

[26] Đức thánh cha Gioan Phaolô II, Vita Consecrata. Sđd, số 46.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...