Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

MÙA GIÁNG SINH

Trong mùa Giáng Sinh có hai đại lễ không thể tách rời nhau là lễ Giáng Sinh và Hiển Linh. Hai từ Latinh Natale và Epiphania đều có nghĩa giống nhau : đến, tỏ ra, xuất hiện.

Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ ngày lễ Giáng Sinh(25 tháng 12) đến hết ngày lễ Hiển Linh(6 tháng 1), Giáo Hội mừng mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể và tỏ mình ra cho loài người. Thời gian này thường được gọi là 12 ngày mùa Giáng Sinh (Twelve Days of Christmas). Màu sắc thường dùng trong phụng vụ là màu trắng.

Trong mùa Giáng Sinh có hai đại lễ không thể tách rời nhau là lễ Giáng Sinh và Hiển Linh. Hai từ LatinhNatale và Epiphania đều có nghĩa giống nhau : đến, tỏ ra, xuất hiện… Vậy mặc dù Giáo Hội Rôma mừng trong hai ngày lễ khác nhau nhưng cũng chỉ diễn tả một mầu nhiệm : mầu nhiệm Con Thiên Chúa sinh ra làm người để tỏ cho nhân loại biết tình yêu Thiên Chúa và để dẫn đưa họ đến nguồn ơn cứu độ muôn đời nơi Hài Đồng Giêsu.

1. Lễ Giáng Sinh (Noel)

Noel : tiếng Pháp là Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là (ngày) sinh. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như được chép trong sách Phúc âm Matthêu.

Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ (phiên âm Việt là Ki-tô, có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là (Ngày) lễ của Đức Kitô. Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hylạp là Χριστός (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái X(Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.

Lịch sử : Nếu lễ Phục Sinh là trung tâm của năm phụng vụ được chuẩn bị bằng mùa Chay và kéo dài bằng mùa Phục Sinh, thì lễ Giáng Sinh cũng được sắp xếp để có mùa Vọng đi trước chuẩn bị, và mùa Giáng Sinh kéo dài niềm vui. Lễ Giáng Sinh chỉ được Giáo Hội mừng vào thế kỷ IV; trước đó Giáo Hội chỉ biết có một lễ trọng duy nhất, đó là lễ Phục Sinh hàng năm và hàng tuần. Mừng lễ Giáng Sinh, Giáo Hội muốn tưởng niệm Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất, nhưng vừa Kitô hóa lễ thần Mặt Trời của ngoại giáo vào ngày đông chí, được cử hành ngày 25 tháng 12 tại Rô ma, mãi về sau mới mang màu sắc tưng bừng như ngày nay.

Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày 25 tháng 12 này. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất các cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày đông chí – mà theo lịch thời đó rơi vào ngày 25 tháng 12 – bởi vì với các Kitô hữu, Đức Giêsu chính là Mặt trời công chính đã được tiên tri trong Malachi 3, 20. Năm 1743, một người Đức theo Tin Lành, Paul Ernst Jablonski cho rằng lễ Giáng Sinh được chọn vào ngày 25 tháng 12 là để tương ứng với lễ hội tôn vinh mặt trời Dies Natalis Solis Invicti của người La Mã, nghĩa là ngày ra đời của Mặt Trời mà vào đông chí, chiếu mạnh, chiếu sáng hẳn. Paul Ernst Jablonski xem việc này là một sự ngoại giáo hóa đã làm tha hóa Giáo Hội đích thực. Tuy nhiên có quan điểm ngược lại cho rằng chính lễ hội Dies Natalis Solis Invicti được Hoàng đế Aurelianus thiết lập vào năm 274 hầu như là một nỗ lực nhằm tạo ra một ngày lễ ngoại giáo thay thế cho một ngày vốn đã có ý nghĩa với các Kitô hữu ở Rôma.

Cũng như lễ Phục Sinh, Giáo Hội muốn cử hành nhiều thánh lễ trong ngày Giáng Sinh : lễ đêm, rạng đông và ban ngày như lời thánh giáo hoàng Grêgôriô Cả (+604) : Vì sự cao cả của Chúa chúng ta mà hôm nay Giáo Hội cử hành thánh lễ 3 lần. Về sau người ta thấy giá trị của giờ canh thức trước các lễ trọng như lễ Phục Sinh, nên thêm vào lễ vọng trước khi cử hành lễ ban đêm.

2. Lễ Hiển Linh

Lễ Hiển Linh, tiếng Hylạp: ἐπιφάνεια; tiếng Anh: Epiphany; tiếng Pháp : Épiphanie, có nghĩa là biểu lộ ra, cụ thể là mừng kính sự biểu lộ mình ra của Đức Giêsu Kitô, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Vậy lễ Hiển Linh cử hành việc Đức Giêsu xuất hiện như Đấng Messia (épiphania = Thần hiện).

Lễ Hiển Linh (trước đây còn gọi là lễ Ba Vua) có nguồn góc từ Đông Phương, và mừng vào ngày 6 tháng 1 hay ngày Chúa Nhật giữa mồng 2 và 8 tháng giêng. Tại một số giáo phận Công giáo, trong đó có các giáo phận ở Việt Nam, lễ Hiển Linh được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh(tức từ mồng 2 tới mồng 8, tháng giêng).

Giáo Hội Đông Phương không nhấn mạnh vào biến cố Giáng Sinh lịch sử cho bằng mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại qua Hài Nhi Giêsu. Trong Kitô giáo Tây Phương, lễ Hiển Linh chủ yếu kỷ niệm sự viếng thăm và chiêm bái Đức Giêsu của ba đạo sĩ (hay là ba vua, ba nhà chiêm tinh). Và lễ này mang thông điệp chính là sự mạc khải của Đức Kitô cho mọi dân tộc được biểu tượng qua các Đạo Sĩ. Tuy nhiên, ý nghĩa chính vẫn là Chúa tỏ mình cho nhân loại.

Theo cách nhìn này, cả bên Tây lẫn Đông Phương khi mừng lễ Giáng Sinh hay Hiển Linh đều nhấn mạnh ngôi vị Thiên Chúa của Đức Giêsu, Ngài đến trần gian để tỏ cho nhân loại tư cách Messia của mình và đưa họ đến sự sống vĩnh cửu.

                                                                                                                               Giuse Khang Tiên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin Cộng đoàn Thiên Phước: Tân Viện Phụ

  Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Phước HÂN HOAN KÍNH...

Image: LỄ CHÚC PHONG ĐỨC TÂN VIỆN PHỤ GIUSE- KHANG, ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC

          Đúng 9h00 ngày 09. 04. 2015, Đức Giám...

LỄ TRUYỀN CHỨC TẠI ĐAN VIỆN XITÔ THIÊN PHƯỚC

  Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước: Thánh...

THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH TẠI ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC

Trong tâm tình mừng Chúa Giáng Sinh năm...

LỊCH PHỤNG VỤ HỘI DÒNG 2018 – ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC

Hòa cùng tâm tình tri ân của toàn thể anh chị em trong Hội Dòng Xitô Thánh Gia, trong dịp chuẩn bị mừng 100...

THÁNH LỄ TUYÊN KHẤN 26.01.2018 – ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC

Nhân dịp ngày 26.01, lễ Ba Cha Thánh...

THÁNH LỄ ĐÊM GIAO THỪA – ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC

Giữa trời xuân én tung bay rộn rã Trong...

AI TÍN: ÔNG CỐ GIUSE NGUYỄN VĂN NGỢI ĐƯỢC CHÚA GỌI VỀ

 “Chính Thầy là sự sống lại và là...

THÁNH LỄ TIÊN KHẤN – ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC 10-08-2018

Sáng nay, thứ Sáu ngày 10/08/2018, Đan Viện...