Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

MUỐI CHO ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN (Is 58,7-10; 1Cr 2,1-5; Mt 5,13-16)

MUỐI CHO ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

(Is 58,7-10; 1Cr 2,1-5; Mt 5,13-16)

M.Bartholomeo, CĐ Phước Thiên

          Muối và ánh sáng là hai hình ảnh rất quen thuộc và cần thiết trong đời sống thường ngày. Ánh sáng để chiếu soi và xóa tan bóng tối, còn muối để bảo quản và thêm gia vị đậm đà cho thức ăn…Chúa Giêsu đã mượn hai hình ảnh này để định nghĩa về người Kitô hữu. Đồng thời, Ngài cũng muốn gửi trao cho họ sứ vụ là “trở thành muối cho đời và ánh sáng cho thế giới hôm nay”. Các bài đọc Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về chủ đề này. Là những người Kitô hữu, chúng ta phải sống bản chất muối và ánh sáng như thế nào?

            Hơn ai hết, Đức Giêsu, chính là “Ánh sáng thật” (Ga1,9), và là “Ánh sáng thế gian. Để những ai theo Người sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12). Ngài đến chiếu tỏa ánh sáng vĩnh cửu, ánh sáng soi đường cho dân ngoại và vinh quang của Israel Dân Ngài (x. Lc 2,32). Ánh sáng đó được thể hiện qua các công việc giảng dạy, chữa lành bệnh tật…của Đức Giêsu (x. Mc 3,1-7). Ngài mở lối thoát cho người khác, không che dấu, không quy hướng về mình, nhưng làm theo thánh ý Chúa Cha. Ngài sống đúng bản chất của mình, không lo sợ khi bị chống đối, nhưng luôn tỏa sáng cho dù bị người khác loại trừ.

            Còn muối mà Đức Giêsu thực hiện là ướp vào trần gian qua mầu nhiệm tự hủy mình ra không (x. Pl 2, 6-11). Muối đó đã âm thầm đi vào lòng người bằng đời sống yêu thương phục vụ, bằng công việc hy sinh, gieo vãi để đức tin và làm cho nó được lớn mạnh. Qua cái chết trên thập giá đã đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Và đó cũng là sứ vụ Chúa Giêsu muốn tiếp tục trao lại cho mỗi người chúng ta: “Chính anh em là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian”.

            Để trở thành muối cho đời, người Kitô hữu phải có được những đặc tính của muối như: ướp mặn, hòa tan và tẩy luyện để được trở nên tinh tuyền. Ướp mặn trong lời nói như trong bài đọc II, Thánh Phaolô đã nói rằng: Tôi nói, tôi rao giảng dựa vào quyền năng Thiên Chúa. Và Thánh nhân cũng khuyên các tín hữu: “Lời nói của anh em phải luôn luôn mặn mà dễ thương” (Cl 4,6), nghĩa là tác động trên người khác bằng những lời khích lệ, bằng sự kính trọng mến yêu.

           Hòa tan nghĩa là muối có đó, nhưng không ai nhìn thấy, muối phải tan biến đi khi ướp vào đồ ăn thì mới có tác dụng và làm cho đồ ăn thêm đậm đà. Người Kitô hữu cũng phải khiêm tốn hòa tan như muối, không phô trương nhưng âm thầm thì mới có tác dụng làm tăng triển trong đời sống.

          Một yếu tố nữa không thể thiếu nơi muối đó là sự tẩy luyện để trở nên tinh tuyền. Đời sống chúng ta cũng được mời gọi thanh tẩy mỗi ngày, bỏ đi những yếu đuối và bợn nhơ để trở nên hữu ích hơn. Qua bí tích Thanh Tẩy, mầm sống đức tin nơi chúng ta được Chúa tác động làm tăng trưởng hơn mỗi ngày.

         Là Kitô hữu, chúng ta luôn tự hào mình là con của Thiên Chúa nghĩa là con của sự sáng. Vì thế, chúng ta có nhiệm vụ chiếu tỏa ánh sáng cho trần gian và làm sáng lên vẻ đẹp hoàn hảo của Thiên Chúa qua những công việc bái ái hằng ngày, như trong bài đọc I, ngôn sứ Isaia mời gọi: “Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục” (Is 58,7). Là ánh sáng cho trần gian cũng còn có nghĩa là người luôn sống đẹp lòng Chúa và là người có Chúa ở cạnh bên (x. Is 58,9). Là người gây ảnh hưởng tích cực trên người khác qua đời sống dấn thân phục vụ, qua sự quên mình vì Nước Trời.

         Như vậy, bản chất của người môn đệ không phải là những gì cao xa, nhưng giá trị lớn lao là luôn biết cậy nhờ ánh sáng đích thực của Chúa Giêsu để ánh sáng của chúng ta được sáng hơn, để những công việc chúng ta làm có giá trị hơn khi biết đặt vào đó một tình yêu đích thực với sự chân thành. Chúa tác động trong chúng ta ngang qua sự nhỏ bé âm thầm như hạt muối, hay chỉ là một chút ánh sáng xem ra rất bình thường và thầm lặng nhưng lại hữu ích trong đời sống, để làm tăng thêm một điều gì đó lớn hơn, thơm ngon hơn, bổ dưỡng hơn. Và Chúa cũng muốn dùng một chút ánh sáng nơi chúng ta để chiếu tỏa vinh quang vũ trụ của Chúa, phản chiếu những gì cao xa và viên mãn hơn. Qua đó chúng ta thấy được giá trị cao quý mà Thiên Chúa thực hiện hằng ngày, để đáp trả cách xứng đáng hơn qua lời tạ ơn và tôn vinh danh Ngài.

           Lạy Chúa, ước gì trong từng giây phút sống mỗi ngày chúng con luôn ý thức được vai trò làm muối cho đời và ánh sáng cho trần gian như lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay để chúng con chu toàn tốt trách nhiệm Chúa trao. Xin Chúa cũng thắp sáng lên trong chúng con một tình yêu mặn nồng và trong sáng, từ đó chúng con đến với người khác bằng một trái tim vị tha không quy hướng về mình nhưng làm tất cả vì tình yêu Đức Kitô.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...