Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Ngày 01/01: “MARIA – MẸ THIÊN CHÚA, MẸ NGUỒN BÌNH AN” (Camillo – Phước Lý)

 

MARIA: MẸ THIÊN CHÚA, MẸ NGUỒN BÌNH AN

 

Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

 

Ca dao có câu: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có ngườn mới bể rộng song sâu. Người ta nguồn gốc nhờ đâu, có cha có mẹ rồi sau có mình”. Đó không chỉ là một quy luật thường tình của cỏ cây, thiên nhiên hay con người, mà ngay cả với Con Thiên Chúa làm người là Hài Đồng Giê-su mà chúng ta vừa mừng sinh nhật của Người cách đây một tuần. Người Mẹ của Người không ai khác là Đức Maria, người mà Giáo hội long trọng mừng kính hôm nay qua tước hiệu Mẹ Thiên Chúa.

Giáo hội muốn nhắn nhủ gì khi mừng kính Mẹ qua tước hiệu này, đồng thời khi kết hợp mừng ngày đầu năm: cầu cho hòa bình thế giới chung với ngày lễ của Mẹ? Đó là hai điểm mà chúng ta không thể không nhìn lại nhân ngày lễ đặc biệt hôm nay.

 

1. Maria: Mẹ Thiên Chúa.

Khi nhìn lại lịch sử phụng vụ, cho hay Giáo hội và nhân loại đã không ngừng tôn vinh Mẹ Maria với cả trăm tước hiệu khác nhau. Trong cả trăm tước hiệu ấy, nói được là không tước hiệu nào trổi vượt hơn là “Mẹ Thiên Chúa”. Đến độ một số người cho rằng đó chỉ là tước hiệu mà Giáo hội vì quá mộ mến nên đã phong cho Đức Mẹ, chứ không thể nào là thực như thế. Vì lý nào một thụ tạo lại có thể trở thành mẹ của Đấng đã tạo dựng nên mình? Có chăng như Nestorius ở thế kỷ thứ năm, thì Đức Mẹ chỉ là Mẹ của Chúa Ki-tô mà thôi, chứ không thể là Mẹ Thiên Chúa.

Lạc thuyết này của Nestorius đã bị công đồng Ê-phê-sô năm 431 phủ quyết và thay vào đó là một niềm tin bất khuất rằng Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa vì Mẹ sinh ra Con Thiên Chúa làm người, như những lời vang vọng của thánh Phao-lô ở bài đọc hai: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ… hầu chúng ta được nhận làm nghĩa tử”.

Như thế, đây là một đặc ân cao trọng mà Thiên Chúa dành riêng cho Đức Mẹ mà thôi, mà không một phàm nhân nào có thể sánh ví. Vả lại, đây còn là một mầu nhiệm vượt quá sự suy luận của con người. Nhìn từ góc độ này thì chỉ có “kính nhi viễn chi” thôi, chứ ta không thể noi theo Mẹ được. Đúng hơn, chúng ta kính mến và tri ân Mẹ vì Mẹ cũng là Mẹ của chúng ta và Mẹ không thể nào không che chở và bầu cử cho chúng ta như lời dạy của công đồng Vaticono II: “Từ những thời xa xưa, Đức Trinh Nữ Maria đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khó” (LG 66).

Thế nhưng, từ một góc độ khác như ở bài Tin mừng, có thể thấy sở dĩ Mẹ là Mẹ Thiên Chúa không chỉ vì đó là một đặc ân nhưng không mà Thiên Chúa đã dành tặng mẹ, hay vì chin tháng cưu mang ba năm bú mớm (x. Lc 11,27), nhưng còn vì Mẹ đã lắng nghe, và suy đi nghĩ lại trong long, nhất là hằng thực thi trọn vẹn Lời Chúa cách mau mắn với niềm tin tưởng tuyệt đối và lòng tín thác thẳm sâu như lời khen ngợi gián tiếp của Chúa Giê-su sau này: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Chúa” (Lc 11,28).

Từ ý nghĩa đó, ta như nghe đâu đây lời vọng tình yêu ẩn tàng của Giáo hội đàng sau việc tôn kính này, là muốn chúng ta noi gương Mẹ để hằng chuyên tâm lắng nghe, suy niệm và đem Lời Chúa ra thực hành, hằng sống tinh thần khiêm nhu phó thác dù ở địa vị hay cấp bậc nào, để qua đó mà xứng đáng là con cái của Mẹ và gián tiếp “sinh ra” Thiên Chúa cho trần gian.

 

2. Maria: mẹ nguồn bình an.

Như đã nói ở phần đầu lễ, ngoài tâm tình mừng kính Mẹ Thiên Chúa, thì mỗi độ đầu năm dương lịch còn là ngày Giáo hội đặc cách để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Ý nghĩa ấy đã được Chân phước  Giáo hoàng Phao-lô VI thiết lập vào năm 1968. Mục đích là để thế giới quan tâm, suy nghĩ, học hỏi, cầu nguyện và quyết tâm hoạt động cho hòa bình thế giới nhờ ánh sang của Vị Vua Hòa Bình là Đức Ki-tô.

Vậy vì lý do gì mà ý nghĩa nói trên lại được nhập chung với việc mừng kính Mẹ Thiên Chúa, phải chăng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Thưa không. Vì nguyên thủy thì ngày lễ Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Giáo hoàng Pi-ô XI thiết lập vào ngày 11 tháng 10 năm 1931 nhằm kỷ niệm 1500 năm công đồng Ê-phê-sô, nhưng về sau lại được Chân phước Giáo hoàng Phao-lô VI dời vào ngày 01 tháng 01 như hiện nay. Nguyên do là “Vì trùng hợp tốt đẹp tốt đẹp giữa ngày mồng một tháng giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là Ngày Thế Giới Hòa Bình, mà thế giới mỗi ngày một hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng mọi người” (Tông huấn Marialis Cultus 5b).

Nói khác đi, không hề có chuyện ngẫu nhiên khi Giáo hội đặt ngày đầu năm dưới cái nhìn từ mẫu của Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ của chúng ta. Nghĩa là vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Vị Vua Hòa Bình, nên Mẹ cũng là Nữ Vương Hòa Bình, là Mẹ Nguồn Bình An. Do đó, bình an của nhân loại nói chung cũng như của mỗi tâm hồn nói riêng là nằm trong tay Mẹ chứ không phải chỉ trong các cố gắng dàn xếp ổn thỏa các xung đột giữa các nguyên thủ quốc gia, hay các tổ chức quốc tế.

Điều đó đồng nghĩa ở đây, một lần nữa Giáo hội lại mời gọi chúng ta chạy đến với Mẹ và noi gương Mẹ mà luôn khiêm nhường, lắng nghe, suy niệm và đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống. Vì chỉ có thế thì nhân loại mới được Mẹ thương bầu cử cùng Con Mẹ là Vị Vua Bình An chúc lành hầu có được một sự bình an đích thực và một nền hòa bình viên mãn.

Ai không hạnh phúc khi mà Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng ta, và ai chẳng mong muốn một thế giới an bình. Nhưng mong là chúng ta đừng quên chạy đến với mẹ và sống như Mẹ, hầu niềm hạnh phúc và mong ước ấy của đời ta sẽ luôn là hiện thực.

 

M. Camillo Nguyễn Quang Thành (Phước Lý).

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII Thường Niên, Năm B, Ga 6,1-15 Bánh Nuôi Hồn

Chúa Nhật XVII Thường Niên, Năm B, Ga 6,1-15 Bánh Nuôi Hồn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong năm phụng vụ, chúng ta đã nghe-đọc-gẫm nhiều lần...

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...