Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

Ngày 21 Tháng 3, Di Cốt Thánh Biển Đức: Mt 19,27-29 – Bỏ để được

Ngày 21 Tháng 3, Di Cốt Thánh Biển Đức: Mt 19,27-29

Bỏ Để Được

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Bài Tin Mừng chỉ vỏn vẹn có ba câu, nối tiếp với đoạn Tin Mừng nói về người giàu có khó vào Nước Trời, trong đó Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước trời”. Từ lời khẳng định này, Thánh Phêrô mới liên tưởng đến số phận của bản thân và các môn đệ đang theo Chúa: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì ?” Trải qua hơn 2000 năm, câu hỏi đó vẫn là vấn đề thời sự nóng hổi đối với những ai đang tin theo Chúa. Hẳn sẽ có lúc nào đó trong cuộc đời ta đã thốt ra lời này: Theo Chúa, theo Đạo con được những gì?

Bản tính con người thường tham lam thu vén mọi sự về mình. Ấy thế mà vì Chúa, chúng con phải bỏ mọi sự, thật là đau lòng, thật là tiếc xót! Nhưng thực ra, để có thể hiện hữu, trưởng thành và đi vào vĩnh cửu con người phải biết chấp nhận sự từ bỏ: hài nhi bỏ cung lòng ấm áp của mẹ để cất tiếng góp mặt với đời. Em bé rời vòng tay thân thương của cha mẹ để đến trường. Người thanh niên thiếu nữ từ bỏ cha mẹ để gắn bó với người bạn trăm năm của mình… và rồi con người sẽ từ giã Mẹ thiên nhiên để đi về với Cha vĩnh cửu.

Mỗi Kitô hữu chúng ta đã từng có kinh nghiệm từ bỏ mọi sự để tin theo Chúa. Khi lãnh Bí tích Thanh tẩy chúng ta tuyên hứa từ bỏ tội lỗi để sống tự do của con cái Thiên Chúa. Chúng ta từ bỏ những quyến rũ bất chính để khỏi làm nô lệ tội lỗi. Chúng ta từ bỏ ma quỷ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi.

Với người sống đời thánh hiến qua lời Khấn Dòng hay qua chức thánh còn phải từ bỏ triệt để hơn nữa, bỏ ý riêng để sống vâng phục Chúa qua bề trên, từ bỏ thú vui chính đáng để hiến trọn xác hồn vì tình yêu Chúa và tha nhân, từ bỏ của cải đời tạm để được sự sung túc của Nước Trời…

Trong nhãn quan đó, sự từ bỏ của Kitô hữu không phải là tiêu cực, chán đời, ngán sống… nhưng “bỏ” để “được”: bỏ cái xấu để được cái tốt, bỏ cái tốt để được cái tốt hơn, bỏ những cái nhỏ nhen để được hạnh phúc lớn, bỏ cái tạm để được cái Vĩnh Cửu. Tuy nhiên, để được như vậy, thật không dễ, đây quả là cuộc vật lộn, chiến đấu gay go mà thánh Phaolô phải kêu lên: khốn thân tôi, điều tốt tôi không làm được, mà cứ làm điều xấu.

Các thánh đã kiên cường chiến đấu với ba thù trước khi được hưởng vinh quang: Thánh Biển Đức phải lăn mình vào bụi gai mới dập tắt được ngọn lửa dục tình. Thánh Phaxicô đành mang tiếng là người điên khi giã từ cung điện nguy nga, với nghề thương gia hái ra tiền để kết thân cùng “bà chúa nghèo”… Còn biết bao vị thánh nữa, mỗi thánh mỗi thể nhưng tất cả các vị đều chấp nhận “từ bỏ” vì Chúa và cậy nhờ ơn Chúa giúp mà thôi. Hẳn nhiên các ngài đã sống theo tinh thần của thánh Phaolô: “Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 6-7).

Mỗi Kitô hữu chúng ta đã và đang sống tinh thần từ bỏ. Cho nên, chúng ta đoan chắc rằng “sẽ được gấp bội, và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Hãy xem chúng ta được gấp bội như thế nào? Chúng ta được Chúa chúc lành qua tình yêu hôn nhân thánh thiêng của cha mẹ, chúng ta được nhận biết Thên Chúa là Cha và mọi người là anh chị em cùng đồng hành chia vui sẻ buồn với chúng ta suốt cuộc đời. Mỗi khi buồn vui, đau khổ hay tội lỗi chúng ta luôn có Chúa là Cha bao bọc tha thứ. Và rồi giữa muôn vàn thử thách gian nan chúng ta luôn được bình an, thứ “bình an vượt trên mọi hiểu biết…” Còn phúc nào hơn thế?!

Thế nhưng trước những quyến rũ ngọt ngào của thế gian ma quỷ xác thịt đôi khi chúng ta từ từ lấy lại những gì đã từ bỏ để rồi chuốc lấy buồn phiền, bất an, làm cho tội lỗi lan tràn.

Người đệ tử sau nhiều năm học đạo với thầy, nay được thầy sai đi truyền đạo. Trước khi lên đường thầy tặng đệ tử bộ áo đơn sơ dù sao cũng có cái để thay đổi. Đệ tử trẩy đến miền xa, anh cất kỹ bộ áo rồi đi ngủ, nhưng một chú chuột chù đã tìm đến cắn chiếc áo. Người đệ tử liền xin dân chúng một con mèo để nó bắt chuột. Anh bỏ bớt thời giờ cầu nguyện, canh tác nhiều hơn để có nhiều của cải nuôi mình và nuôi con chuột. Giờ đây anh đã có một khối tài sản lớn cần phải trông coi, thuê người thì không yên tâm, anh đành phải cưới một cô thôn nữ để giữ của cho anh… một thời gian sau tình cờ sư phụ đi qua nơi ấy. Trò mừng rỡ tiếp đón, thầy rất đỗi ngạc nhiên về cơ ngươi đồ sộ và về người phụ nữ và những đứa nhỏ… Trò liền bộc bạch: tất cả cũng tại chiếc áo cũ của thầy… 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51: “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...