Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

Ngày 31/05: Lễ Đức Mẹ thăm viếng bà Elizabeth: “THĂM VIẾNG BẰNG TÌNH YÊU” * M. Bảo Tịnh (Viện phụ)

 

“THĂM VIẾNG BẰNG TÌNH YÊU”

 Lc 1,39-56

M. Bảo Tịnh (Viện phụ)

Mừng lễ Mẹ Maria thăm viếng bà Elisabeth, Giáo hội cho chúng ta nghe Tin Mừng theo thánh Luca, thuật lại cuộc thăm viếng này là một cuộc gặp gỡ đầy niềm vui, dưới tác động của Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần tác động trên bà Elisabeth, khiến bà thốt lên bằng một giọng điệu tung hô vui mừng, nhưng cũng đầy xác tín như trong lễ nghi phụng vụ: ‘Maria, em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người Con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này’.

Chúa Thánh Thần tác động lên thai nhi Gioan, khiến cậu vui sướng nhảy cửng lên trong bụng mẹ, vì đã nhận được hồng ân cứu độ của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, ngay còn trong bụng mẫu thân.

Chúa Thánh Thần tác động lên Mẹ Maria, khiến tâm hồn Mẹ nhảy mừng cất lên lời kinh Magnificat. Có thể nói đây là Lễ Ngũ Tuần đầu tiên, nhờ Chúa Giêsu, dưới tác động của Thánh Thần, quyền năng của Thiên Chúa đã được tỏ lộ trên ba nhân vật: Bà Elisabeth, thai nhi Gioan và Mẹ Maria.

 

Chiêm ngưỡng cuộc thăm viếng và gặp gỡ của Mẹ với người chị họ Elisabeth, chúng ta có vài ghi nhận:

– Thai nhi ở trong bụng của hai người mẹ tượng trưng cho hai giao ước:  Giao ước mới là Chúa Giêsu và Giao ước cũ là thánh Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm người đến khai mở thời đại mới, thời đại ân sủng và tình yêu.

– Giữa hai người con: Thánh Gioan Tẩy Giả biểu tượng cho giao ước cũ, còn Chúa Giêsu là Giao Ước mới, do đó giao ước cũ phải nhường chỗ cho giao ước mới, nghi lễ cũ nhường bước cho nghi lễ mới. Ở đây, chúng ta liên tưởng đến lời thánh Gioan Tẩy Giả nói: Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi. Người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi và cao trọng hơn tôi, tôi không đáng cởi quai dép cho Người (x. Mc 1, 1-8; Mt 3, 1-12; Lc 3, 1-18; Ga 1, 19-34)

– Giữa hai người mẹ: Nghe lời chào của Mẹ Maria, con trẻ Gioan nhảy mừng trong lòng bà Elisabeth, vì ơn phúc cứu độ của Chúa Giêsu đã được ban cho Gioan; còn Bà Elisabeth được đầy ơn Thánh Thần đã xưng tụng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa và ca tụng đức tin của Mẹ thật tuyệt vời, vì đã tin Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với Mẹ. Còn Mẹ Maria đã nhận ra ân phúc của Thiên Chúa đoái thương mình, nên đã hát lên Lời Kinh Magnificat.

 

Như vậy, việc viếng thăm bà Elisabeth của Mẹ Maria là cuộc viếng thăm đầy ơn thánh, phát xuất từ tình yêu thánh, một tình yêu đích thực. Tình yêu đích thực là đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc, luôn nhớ đến nhau, năng gặp gỡ nhau để giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng của nhau. Nghiệm về tình yêu đích thực, thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Rôma như sau: “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ, thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình, lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa và cầu nguyện cho nhau. Hãy chia sẻ và ân cần tiếp đãi, vui với người vui, khóc với người khóc, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn (Rm 12, 9-16)

‘Yêu mà không được ở gần nhau, phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ biết chừng nào’, Đức Phật gọi cái khổ ấy là ‘ái biệt ly khổ’. Yêu nhau thật mà không được gặp nhau, thì cảm thấy một ngày dài đằng đẵng, nên tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm).

Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, nhưng đối với kitô hữu, đó là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ có Chúa, niềm vui của người được viếng thăm sẽ tăng lên và nhờ sự hiện diện của Chúa, người được thăm viếng nhận được ân ban của Thánh Thần. Chính Thánh Thần sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.

Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều, thật hay về Chúa cho người mình thăm viếng nghe. Nhưng là hãy đến với họ bằng một tình yêu chân thật, cùng với niềm vui đích thực của Chúa. Mẹ Maria đã chẳng nói cho Bà Elisabeth điều gì về Chúa, nhưng bà đã nhận được ơn lành của Chúa vì Mẹ đến thăm bà với cả con người đầy Chúa mà Mẹ cưu mang.

 

Mẹ Maria thăm viếng bà Elisabeth, biểu lộ sự liên đới yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ của Mẹ với người chị họ; đồng thời qua đó, Mẹ cũng mang niềm vui là chính Chúa Giêsu cho gia đình chị họ. Mong sao chúng ta cũng là những người biết yêu thương phục vụ, là nhân tố của niềm vui và là dụng cụ để Thiên Chúa trao ban ân phúc của Người cho mọi người. Amen.

 

M. Bảo Tịnh (Viện phụ Đv Phước Lý)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...