Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024

NGƯỜI MÔN ĐỆ SỐNG SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG

 

NGƯỜI MÔN ĐỆ SỐNG SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG

(Cv 1,1-11; Mc 16,15-20)

M. Zita, CĐ Phước Thiên

 

           Hôm nay toàn thể Giáo Hội long trọng mừng kỷ niệm biến cố Đức Giêsu lên Trời – Chúa Thăng Thiên. Là ngày Đức Giêsu đươc tôn vinh lên cõi trời cao, sau khi Người đã hoàn tất công trình cứu độ nhân loại. Nhưng trước khi về với Chúa Cha, Ngài đã trao sứ vụ loan báo Tin Mừng lại cho các môn đệ đầu tiên: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”. Điều này đã được các môn đệ thi hành hơn hai ngàn năm qua và tiếp tục cho đến tận thế.

          Ngược dòng thời gian để nhìn lại biến cố xảy ra lúc bấy giờ, vào khoảng thời gian ấy. Thời gian mà Ngài trao lại sứ mạng loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội tiên khởi, là 40 ngày sau khi Đức Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh. Một khoảng thời gian không dài để các môn đệ hiểu và cách nào đó sẽ nhận lấy sứ mạng loan báo Tin Mừng được. Bởi khi Đức Giêsu được rước lên Trời mắt các ông vẫn đăm đăm nhìn theo (x. Cv 1,10). Thế nhưng, như lời Đức Giêsu từng nói: bây giờ anh em chưa hiểu hết, nhưng khi Thánh Thần đến thì anh em sẽ là chứng nhân của Thầy (x. Cv 1,8). Từ đây người môn đệ đón nhận sứ mạng của Thầy trao có vẻ như đơn độc, và sẽ mai một theo thời gian. Đó cũng chỉ là cảm giác của người chưa có sức mạnh của Thánh Thần. Trái lại, vô cùng hiệu lực và tồn tại cho đến hôm nay bởi vì có Chúa Thánh Thần cùng hoạt động. Điển hình là thánh Phaolô, một người ngay từ đầu đã chống đối Hội Thánh sơ khai, và khi được ơn trở lại đã phải thốt lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).

         Trải qua dòng lịch sử nhân loại, việc các môn đệ nhận lấy sứ mạng ấy không hề bị mai một cho dù trải qua bao sóng gió thăng trầm. Có vô vàn các tín hữu là những người tiếp nối sứ mạng loan báo Tin Mừng với các Tông đồ đã anh dũng chịu chết để cho hạt giống đức tin được lớn lên. Giáo phụ Tertuliano đã nói: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu”. Hạt giống Lời Chúa mà người môn đệ đi gieo không căng biểu ngữ cũng không hô khẩu hiệu, trái lại họ lên đường với hoạt động âm ầm lặng lẽ. Họ đến nơi mà Chúa muốn họ hiện diện, sống và làm việc ở đó. Hành trang họ mang theo là Lời Chúa, vì Lời Chúa là kim chỉ nam để họ sống sứ mạng ấy trong môi trường mà họ đến. Lời Đức Giêsu từng căn dặn: Anh em đừng mang theo túi tiền, đi chân đất, không mặc hai áo, không bao bị; điều cần làm là đến đâu thì chúc bình an tới đó… (x. Lc 9,1-6). Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắc nhở họ rằng là người được sai đi, chỉ cần cậy dựa vào một mình Thiên Chúa khi đối diện với những thách đố vì sứ mạng, còn với những thế lực trần gian, không thể là điều bảo đảm được.

           Người môn đệ sống Tin Mừng là vậy, thanh thoát để chính con người họ luôn toát lên nét đơn sơ, vui vẻ, như lời Giáo Hoàng Phanxico đã nói trong thông điệp Niềm Vui Tin Mừng: “Chúng ta hãy phục hồi và gia tăng lòng nhiệt thành niềm vui ngọt ngào của việc rao giảng Tin Mừng ngay cả khi phải gieo trong nước mắtChớ gì thế giới của thời đại chúng ta đang tìm kiếm, đang lo âu, có khi trong hy vọng, nhận được Tin Mừng không phải từ một nhà truyền giáo buồn rầu và chán nản, thiếu kiên nhẫn và lo âu, nhưng từ thừa tác viên của Tin Mừng mà cuộc sống của người ấy tỏa sáng lòng nhiệt thành là người nhận được niềm vui của Đức Kitô trong mình trước” (số 10).

           Là người môn đệ của Chúa Đức Giêsu, được sống trong Hội Thánh do chính Ngài thiết lập, mang trong mình bản chất của Mẹ Hội thánh là truyền Giáo. Chúng ta chỉ có thể truyền giáo được khi tìm thấy khuôn mặt của Đức Kitô trong những người anh chị em khốn khổ, những người bệnh tật, những người không cùng chí hướng với ta… Mỗi thời đại, những bắt bớ từ bên ngoài hay những khó khăn nội tại vẫn luôn có đó, tuy hình thức có thay đổi. Điều này càng đòi hỏi người môn đệ Chúa phải trung thành trong sứ mạng và dấn thân vì Chúa nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho cái mình không có. Thế nên, là môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta cần phải liên kết với Ngài như cành nho kết hợp với cây nho thì mới sinh hoa trái tốt được, tức là chúng ta phải không ngừng kết hợp với Chúa để chúng ta có chất Tin Mừng thì mới trở thành chứng nhân, vì Không có Thầy anh em không thể làm gì được (x. Ga 15,1-5).

          Tin vào lời của Đấng Phục Sinh: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), người môn đệ qua mọi thời đại, trong mọi biến cố luôn trong cánh tay hướng dẫn của Mẹ Hội Thánh, vẫn tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng, dù họ là ai sống trong địa vị hay ơn gọi nào thì họ cũng hết mình cho ơn gọi và sứ vụ ấy. Vì Đức Giêsu đã Phục Sinh chính là niềm hy vọng cho mọi người trong viễn tượng Cánh Chung mai hậu. Và trong ánh sáng Phục Sinh của Người, mọi vấn nạn đời người sẽ tìm thấy được lời giải đáp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18: Chúa Giêsu – Mục Tử của các mục tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...