Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NGƯỜI TÔI TRUNG  ĐAU KHỔ Thứ 7 tuần XV TN (Mt 12, 14 – 21)

NGƯỜI TÔI TRUNG  ĐAU KHỔ

Thứ 7 tuần XV TN (Mt 12, 14 – 21)

Salesio Đỗ – châu thủy

Tình yêu và đau khổ đó là hai thực tại mà đã là con người, chúng ta không thể nào khước từ. Nó hiển nhiên đồng thời tồn tại trong cuộc sống chúng ta, mà đôi khi chúng ta không thể hiểu được tại sao? Cho dù là có người đã bỏ ra cả một đời để cố mà hiểu, nhưng thử hỏi: Đời được mấy ai? Phật giáo nhìn đời hơi có chút tiêu cực, họ cho rằng đời là bể khổ – sinh, lão, bệnh, tử là khổ, thế nên Đức Phật mới bỏ ngai vàng, bỏ vinh hoa phú quý của một thái tử để đi tìm con đường giải thoát – thoát khổ, cuối cùng thì người cũng ngộ ra sự khổ đó là do Nghiệp. Sỡ dĩ con người ta khổ là do mang lấy cái Nghiệp của mình, Đức Phật cũng khổ vì Ngài cũng mang lấy cái Nghiệp đó. Và để thoát khổ thì phải giải trừ Nghiệp và Ngài đã làm được. Khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã ngộ ra được con đường để thoát khổ và Ngài đã tự giải thoát mình để đi vào Niết Bàn. Triết lý thoát khổ đó chính là con đường mà Đức phật để lại cho các tín đồ thế hệ sau này, để họ tự giải thoát mình, Đức Phật chẳng qua là người chỉ đường mà thôi. Chúng sanh có thoát khổ được hay không là nhờ vào khả năng, sự cố gắng, kiên trì và Thiền Định để giải trừ Nghiệp của họ.

Khác với Phật giáo, Kito giáo chúng ta không hề phủ nhận đau khổ, vì đau khổ là con đường dẫn đến vinh quang. Đau khổ trong Kito giáo mang mùi vị của tình yêu, một tình yêu trọn vẹn thì không thể thiếu được bóng dáng của đau khổ. Đó là một nghịch lý mà nhiều người ngoài Kito giáo không thể chấp nhận, nhưng đó lại là một thực tại được minh chứng bằng giá trị của lịch sử. Quyền lực, địa vị và vinh hoa phú quý mà Đức Phật từ bỏ, Chúa Giesu cũng khước từ và hơn thế nữa, Người khước từ luôn cả địa vị ngang hàng với Thiên Chúa Cha, như Thánh Phaolo đã nói trong thư gửi cho giáo đoàn Philipphe:

Đức Giesu Kito, vốn dĩ là Thiên Chúa,

Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì,

Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,

mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân,

sống như người trần thế.

Người lại đã hạ mình,

vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,

chết trên cây thập tự’’ ( Pl 2, 6 – 8).

Đó là hình ảnh của người tôi trung đau khổ mà Isaia đã nhắc đến trong bài phúc âm hôm nay. Người Tôi trung đau khổ đó chính là Đức Giesu kito. Người đến thế gian chỉ vì một chữ Tình – tình yêu dành cho nhân loại đang chìm trong Bể khổ của cuộc đời và để giải thoát họ khỏi đau khổ vì tội lỗi của mình. Thế nhưng, cách mà Chúa Giesu dùng để cứu nhận loại thoát khổ hoàn toàn đi ngược lại với cách của người đời, đi ngược lại với quan niệm về sự giải thoát của các tôn giáo khác, nhất là với Phật giáo.

Nếu như Đức Phật đi tìm đường giải thoát, nghĩa là khi Ngài đã tự giải thoát mình rồi, thì ngài mới chỉ cho chúng sinh đang đau khổ đi theo để họ tự giải thoát mình, thì ngược lại, với Chúa Giesu Kito, Người không cần đi tìm con đường nào, bởi vì Người chính là con đường (Ga 14, 6). Đức phật khổ là vì Ngài phải mang cái nghiệp của mình, nhưng Chúa Giesu Kito thì không phải vậy! Chúa Giesu khổ là vì Người đã mang lấy tội lỗi, mang lấy yếu đuối, bất toàn và những bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta, Người không phải bình thản ngồi tọa thiền dưới bóng mát của cây Bồ Đề để mà ngộ đạo, mà là vác lên đồi canve và đem lên trên cây Thập giá, Thánh Phero cũng xác quyết như thế, khi viết : ‘‘tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…’’ (1Pr 2, 24) . Và cũng chính nơi đây, trên cây thập giá này, đau khổ đã đạt đến tột đỉnh và những vết thương của chúng ta đã được chữa lành. ( 1Pr 2, 24).

Hơn ai hết, chính Chúa Giesu là người đầu tiên và là người duy nhất mang lấy những vết thương của nhân loại, mang lấy những đau khổ của con người yếu đuối chúng ta. Người không để cho đau khổ chiến thắng và hoành hành, nhưng đã chuyển hóa đau khổ thành phương tiện cứu rỗi, ‘ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy’ ( Mc 8, 5). Người cũng chuyển hóa đau khổ thành lời cầu nguyện tha thiết, ‘lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm’ (Lc 23, 34). Điều kỳ diệu nơi Người Tôi Trung đau khổ là Người đã chuyển hóa đau khổ thành niềm vui tin mừng, biến đau khổ thành sức mạnh của tình yêu và của sự cứu rỗi.

Khi đối diện với cái chết và sự đau khổ, Chúa Giesu trong thân phận con người, Ngài cũng đau khổ. Đau khổ vì sợ hãi trước cái chết, ‘tâm hồn thầy buốn đến chết được’ (Mc 14, 34), đau khổ vì cảm giác bị phản bội, bị bỏ rơi nhất là không còn cảm nghiệm được sự ngọt ngào, âu yếm từ tình yêu của Chúa Cha. Thế nhưng, tất cả những tâm tình ấy đã thay đổi khi Người bị đóng đinh trên thập giá. Từ trên thánh giá, Chúa Giesu đã chuyển hóa đau khổ thành tình yêu, và Ngài đã tìm thấy được sự an ủi, sự âu yếm, của tình yêu nơi Chúa Cha.

Nhìn vào thân phận con người đang sống trong thế giới hôm nay, ta thấy đâu đâu cũng có bóng dáng của đau khổ. Đau khổ với muôn ngàn lý do, làm gì cũng thấy khổ. Lập gia đình cũng thấy khổ, ở vậy càng khổ hơn vì chỉ có một thân một mình, và rồi tưởng chừng những người đi tu họ hạnh phúc lắm, nhưng vẫn nghe đâu đó những tiếng thở dài trong tuyệt vọng. Hóa ra con người ta dường như đang bị dìm trong bề khổ, mà không thể nào thoát ra được chỉ bởi những nỗi đau không được chữa lành. Có những nỗi đau làm cho người ta mất đi cảm thức về tình yêu, và sự an ủi hay sự âu yếm của Thiên Chúa, nếu chúng ta không biết chuyển hóa nó thành niềm vui của tin mừng.

Đức Thánh Cha Phanxico, trong một bài giảng tại nguyện đường thánh Matta, Ngài nói : ‘chúng ta tìm thấy sự âu yếm, sự ngọt ngào của Thiên Chúa ở đâu ? Ngài trả lời : ở trong chính những vết thương của chúng ta’. Vâng đúng thế, chỉ trong nỗi đau, trong những vết thương ta mới thấy được sự an ủi và âu yếm của tình yêu Thiên Chúa. Sự âu yếm và ngọt ngào ấy Chúa Giesu cũng đã tìm thấy trong chính vết thương và nỗi đau của mình trên cây thập giá. Chúng ta là những tội nhân, nhưng đã được cứu và chuộc về bằng giá máu của Người Tôi Trung Đau Khổ. Ngoài ơn cứu độ mà chúng ta nhận được từ sự đau khổ của Chúa Giesu trên thập giá, ta còn được ban cho một ơn nữa, đó là ơn biết chuyển hóa những nỗi đau khổ thành niềm vui Tin Mừng, thành tình yêu thương và tha thứ.

Nếu mỗi người kito hữu chúng ta đều biết chuyển hóa những đau khổ mà chúng ta gặp trong cuộc sống thành niềm vui Tin Mừng, thành tình yêu và sự tha thứ, thì đời sống của chúng ta sẽ không còn đau khổ, không còn hận thù và ghanh ghét. Chúng ta hãy trở nên như Người Tôi Trung đau khổ là chính Chúa Giesu Kito ghánh lấy những đau khổ, yếu đuối và những bất toàn của anh chị em vào thân thể mà đem lên cây thập giá của đời mình. Và cũng học với Chúa Kito, biết chuyển hóa đau khổ thành phương tiện cứu rỗi, chuyển hóa đau khổ thành tình thương yêu, lòng thương xót, sự tha thứ và cảm thông.

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...