Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

NIỀM VUI CỦA CHÚA – Chúa Nhật XIII TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-085-TUẦN XIII-Chúa Nhật

NIỀM VUI CỦA CHÚA

(Kn 1,13-15;2,23-24 / 2Cr 8,7.9.13-15 / Mc 5,21-43)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Đời sống đạo của chúng ta rất lệ thuộc vào hình ảnh chúng ta có về Thiên Chúa. Hình ảnh Thiên Chúa chi phối tâm trạng và nếp sống cụ thể. Hình ảnh của người cha trong gia đình sẽ tác động đến mối tương giao giữa ông và con cái, và tạo nên bầu khí của gia đình. Nếu con cái mang trong mình hình ảnh về một người cha yêu thương, nhân hậu, chúng sẽ lớn lên trong hạnh phúc và niềm vui. Trái lại, sẽ là tai hại cho chính bầu khí của gia đình và chúng sẽ là những đứa con bất hạnh. Điều quan trọng là làm sao có được hình ảnh trung thực về Thiên Chúa?

Thiên Chúa vô hình, nên không mang dáng vẻ phàm nhân. Dầu vậy, muốn hiểu biết phần nào về Thiên Chúa, con người cần ngôn ngữ nhân loại để diễn tả. Thiên Chúa cũng đã dùng ngôn ngữ đó để mặc khải về mình. Đối với chúng ta, để khám phá và tái khám phá khuôn mặt của Thiên Chúa, chúng ta cần trở về với Kinh Thánh, đọc, suy niệm, hiểu và sống những gì được nói về Thiên Chúa, nhất là bởi Chúa Giê-su Ki-tô và các sách Tân Ước. Các bài đọc Kinh Thánh của Chúa Nhật XIII năm B, mở cho bản thân tôi về hình ảnh của Thiên Chúa vui tươi muốn cho nhân loại hạnh phúc. Tôi xin được chia sẻ về “NIỀM VUI CỦA CHÚA”.

 1. CHÚA SÁNG TẠO CON NGƯỜI ĐỂ HẠNH PHÚC

Chúng ta bắt đầu với bài đọc một, trích sách Khôn Ngoan chương 1 từ câu 13 đến 15 và chương 2 từ câu 23 đến 24. Trong trích đoạn này, tác giả trình bày khuôn mặt Thiên Chúa là Đấng muốn cho con người hạnh phúc. Niềm hạnh phúc là được Thiên Chúa sáng tạo nên: “Phải Thiên Chúa đã sáng tạo con người”. Nếu không hiện hữu, thì con người chỉ là hư vô, là không gì cả. Như vậy, sự hiện diện của con người, của chúng ta, trên trần gian này là phúc lành của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng chúc lành cho con người khi cho con người hiện hữu. Đừng than thở: Tôi sinh ra dưới một ngôi sao xấu! Nhưng con người được sáng tạo như thế nào?

Tác giả sách Khôn Ngoan – được chính Thiên Chúa linh hứng – đã viết: “Họ được dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người”. Tác giả nhắc lại sách Sáng Thế khi nói về việc Thiên Chúa sáng tạo con người: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27). Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối hạnh phúc, nên ai mang hình ảnh của Người đều là người hạnh phúc. Như vậy, con người – chúng ta – tự bản chất là hạnh phúc như Thiên Chúa là Đấng hạnh phúc. Vậy, đâu là một nét của hạnh phúc của Thiên Chúa?

Hạnh phúc của Thiên Chúa là “luôn luôn Thiên Chúa là Thiên Chúa”, nghĩa là Người trường cửu, hằng sống, đời đời. Đó là những từ ngữ chúng ta đã quen sử dụng và quen nghe. Thiên Chúa, khi tạo dựng nên con người, muốn cho con người tham dự vào “sự sống đời đời” của Người. Tác giả sách Khôn Ngoan đã dùng kiểu nói dễ hiểu như sau: “Phải, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt”. Đây là điều con người khao khát, đó là được sống mãi, mãi mãi trong hạnh phúc. Thiên Chúa muốn cho con người sống, chứ không muốn con người chết: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong”. Thiên Chúa muốn cho con người trường tồn trong hạnh phúc. Vậy đâu là cách giúp con người sống hạnh phúc một cách cụ thể?

Thiên Chúa đã sáng tạo tất cả mọi sự cho con người. Tất cả những gì Thiên Chúa sáng tạo đều có mục đích là cho con người. Thiên Chúa đã nói với A-đam: “Ta ban cho ngươi tất cả”, “Hãy làm bá chủ” (x.St 1,28-30). Tác giả sách Khôn Ngoan viết: “Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, mọi loài thụ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại”. Tất cả đều tốt, lành mạnh, cho con người. Tất cả để phục vụ con người. Một tình yêu quá lớn lao Thiên Chúa dành cho chúng ta!

Đó là một vài nét chấm phá về khuôn mặt Thiên Chúa mà sách Khôn Ngoan phác hoạ nên. Những nét đó diễn tả sự thật về Thiên Chúa: Thiên Chúa hạnh phúc và khi sáng tạo nên muôn loài, nhất là con người, Thiên Chúa muốn chia sẻ hạnh phúc trường cửu đó. Hình ảnh đó mời gọi chúng ta sống tâm tình cảm tạ Thiên Chúa về mọi sự, và đáp lại bằng một cuộc sống xứng với những gì đã nhận. Chúng ta xác tín Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phúc và làm mọi sự để chúng ta đạt được điều đó. Nhưng tại sao lại có bao nhiêu tai hoạ và bất hạnh?

Tác giả sách Khôn Ngoan, trong trích đoạn này, đã vạch mặt một “tên phá bĩnh”, một kẻ thọc gậy bánh xe. Đó là ma quỉ: “Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian.” Đây đích thị là kẻ phá hoại hạnh phúc của con người. Ma quỉ luôn gieo bất hạnh. Chúng ta biết điều đó trong trình thuật ma quỉ xúi Nguyên Tổ chúng ta phạm tội bất tuân Thiên Chúa khi ăn trái cấm (x.St 3). Vậy, ai theo nó sẽ phải đón nhận bất hạnh. “Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết”. Đây không phải cái chết thể lý, mà hơn thế nữa, là cái chết của linh hồn, là bất hạnh muôn kiếp, là trầm luân muôn đời. Xin Chúa đừng để chúng ta chạy theo ma quỉ, về phe ma quỉ.

 2. CHÚA CHỮA LÀNH CON NGƯỜI CHO NIỀM VUI

Giờ đây, chúng ta gặp gỡ Chúa Giê-su trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Mác-cô chương 5 từ câu 21 đến 43. Trong trình thuật này, chúng ta thấy Chúa chữa lành một phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm và cho một bé gái mười hai tuổi đã chết được sống lại. Hai việc chữa lành này của Chúa Giê-su biểu lộ hình ảnh của Thiên Chúa.

Trước hết là chữa lành người phụ nữ bị băng huyết suốt mười hai năm. Đâu là tình cảnh của bà? “Bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều, đến tán gia bại sản, mà bệnh vẫn không thuyên giảm, lại còn thêm nặng là khác”. Bệnh của bà đã kéo theo nhiều di luỵ trên cuộc sống, không những của bà, mà còn cả gia đình bà nữa. Thật bất hạnh. Cuộc đời bà mất hết niềm vui, mất hết nụ cười.

Và đây một chiếc phao cứu bà khi sắp chết đuối. Đó là Chúa Giê-su. Chúng ta xin lỗi Chúa khi dùng hình ảnh này để nói về Chúa. Chúa là Đấng mang lại niềm hy vọng duy nhất cho bà, như chiếc phao cứu hộ cho người không biết bơi chới với giữa sóng dữ ba đào. Bà được nghe đồn về Chúa. Nghĩa là bà được người ta diễn tả về chân dung Chúa, vẽ lên khuôn mặt của Chúa, diễn tả hình ảnh của Chúa. Đây là điều quan trọng với bà. Những người đã biết Chúa, đã nghe Chúa, đã tiếp xúc với Chúa, họ đồn thổi, nghĩa là nói lên để gió thổi đi xa, đưa đi xa cho người ở xa được biết. Bà ở xa và bà cũng đã nghe được. Nếu đó không phải là hình ảnh của một người yêu thương và có quyền năng chữa lành, bà chẳng đến làm gì. Bà đã có kinh nghiệm về những thầy thuốc chỉ mang đến cho bà “tiền mất tật mang”. Nhưng đây là khác. Những cử chỉ của bà – như chùng lén – vì bà mắc thứ bệnh kín, tế nhị, khó nói, mắc cỡ – và điều bà thầm nghĩ đã nói lên hình ảnh chính bà đã có về Chúa: “ Tôi mà sờ được vào áo choàng của Người thôi, là sẽ được cứu chữa”. Đây là một lời tự nhủ, nhưng hơn thế, đó là một lời tuyên xưng đức tin tốt nhất.

Lời của Chúa Giê-su ngay lúc bà chạm đến áo của Người, phác hoạ hình ảnh của Thiên Chúa: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. Câu chuyện người phụ nữ được lành bệnh nan y này cho chúng ta nhận ra niềm vui của Chúa khi Chúa chữa lành cho bà. Chúa đã ban cho bà niềm vui, cho lại niềm vui sống với một sức khoẻ mới. Thiên Chúa của chúng ta quan tâm đến bệnh tình và cứu chữa để được lành mạnh. Chúa cứu chữa để con người sống vui.

Và câu chuyện phục sinh bé gái cũng làm nổi bật lên hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa liền đi với người cha xin chữa lành con gái ông gần chết. Thiên Chúa đồng hành với người đang đau buồn vì cái chết cận kề của người thân. Thiên Chúa nhập cuộc, ở trong tình thế của con người. Trên đường đi, người ta báo cho người cha biết là con gái ông đã chết. Chúa đã trấn an ông với lời khuyên: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Thiên Chúa không thua cuộc, không rút lui trước khó khăn và mời gọi con người đi vào điều làm nên chiến thắng, đức tin. Chúa vào phòng để thi hài bé gái và kêu gọi: “Ta-li-tha kum”, có nghĩa là “Này bé, Thầy truyền cho con: chỗi dậy đi”. Lời gọi của Chúa là lời gọi đến sự sống, đến niềm vui sống. Và khi đứa bé chỗi dậy, Chúa truyền người ta cho bé ăn. Bé mới chết, chưa lâu. Chết rồi đâu có biết đói. Đúng, chết không biết đói. Nhưng sống thì biết đói và cần ăn. Cho bé ăn để bé có sức, để bé vui, để bé sống vui. Hình ảnh Thiên Chúa qua những cử chỉ, lời nói của Chúa Giê-su biểu lộ hình ảnh của một Thiên Chúa quan tâm đến sự sống, niềm vui sống, của con người. Khi thực hiện những điều đó cho con người, Thiên Chúa thực hiện với tất cả niềm vui. Niềm vui của Thiên Chúa tác động trên con người và làm cho con người. Đó là niềm vui được sống.

Chúng ta hãy tin – chỉ cần tin thôi, như Chúa nói – rằng Thiên Chúa muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào, trong ân sủng, trong niềm vui của Chúa. “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Vui lên anh em!” (Ph 3,4). Hãy vui lên! Đừng than thân trách phận!

 3. CHÚA LÀM CON NGƯỜI NÊN GIẦU SANG ĐỂ GIÚP ĐỠ NHAU

Hình ảnh của Thiên Chúa tác động trên những ai tin Thiên Chúa, và tác động đó là giúp những người tin hành động theo như hình ảnh của Thiên Chúa. Trong bài đọc hai, trích thư thứ hai của thánh Pha-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô chương 8, câu 7 câu 9 và từ câu 13 đến 15, thánh Phao-lô khuyên nhủ giáo đoàn tham dự vào cuộc lạc quyên giúp giáo đoàn tại Giê-ru-sa-lem đang gặp khó khăn về vật chất. Tôi đã có dịp chia sẻ với anh chị em về trích đoạn này rồi. Điều tôi muốn nhấn mạnh hôm nay về hình ảnh Thiên Chúa qua chính hình ảnh của Chúa Giê-su Ki-tô. Thánh Phao-lô viết: “Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em nên giầu có”. Đây là hình ảnh của Thiên Chúa: Thiên Chúa luôn vì con người, muốn cho con người sống đầy đủ phẩm giá về mọi phương diện, và đã hành động nơi chính bản thân Người. Hình ảnh của Thiên Chúa sẽ tác động trên những người tin để cũng sẽ hành động cho đồng loại. Hình ảnh Thiên Chúa thúc đẩy. Tình yêu Thiên Chúa thúc bách. Trong đại dịch covid này, bao nhiêu người đã hy sinh sức khoẻ – các y bác sí, nhân viên y tế – bao nhiêu người hảo tâm đã hiến trao của cải vật chất và con người họ để giúp đỡ, nâng đỡ anh chị em đang trong tình trạng cách ly, thiếu thốn. Những anh chị em ngoài Ki-tô giáo đã thực hiện rất tuyệt vời những sáng kiến cứu giúp. Con chúng ta, hình ảnh của Thiên Chúa có thúc đây chúng ta hành động cách cụ thể cho anh chị em chúng ta?

Các bài đọc Kinh Thánh hôm nay vừa mặc khải cho chúng ta một số hình ảnh về Thiên Chúa, vừa thúc đẩy chúng ta hành động như Thiên Chúa. Ước chi niềm vui của Thiên Chúa hiện diện trên mọi vùng trên thế giới. Ước chi chúng ta cũng trao cho tha nhân niềm vui của Thiên Chúa khi chúng ta mang đén cho họ những gì làm nên chính niềm vui sống.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...