Thứ Hai, 5 Tháng Sáu, 2023

QUÀ TẶNG-NGƯỜI BAN – TUẦN XXXII-thứ Tư – VP Duyên Thập Tự

TN-222-TUẦN XXXII-thứ Tư

QUÀ TẶNG-NGƯỜI BAN
(Lc 17,11-19)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong cuộc sống, chúng ta có nhiều kinh nghiệm về việc trao tặng và lãnh nhận. Sống với nhau trong mối tương giao hỗ tương, việc tặng những món quà hầu như diễn ra khá thường xuyên và trải dài suốt cuộc đời. Những món quà nho nhỏ hoặc lớn hơn là những diễn tả tình cảm dành cho nhau. Cũng không hiếm các trường hợp quà tặng như một thứ “công ước” hay như một thứ “có qua có lại”, bỏ cái lợi nhỏ để được cái lợi lớn. Trong đời sống thiêng liêng, với mối tương giao với Thiên Chúa, chúng ta cũng có những trải nghiệm tương tự. Nhiều khi và hầu như mọi lần chúng ta đến với Chúa là để cầu xin ơn này ơn kia. Những cuộc hành hương vất vả, đôi khi tốn kém tài chánh, cũng có mục đích nhận được một ơn huệ nào đó từ Thiên Chúa.
Những điều trên không xấu. Nhưng có bao giờ chúng ta “dừng lại” để suy xét xem trong hai đối tượng: QUÀ TẶNG và NGƯỜI BAN, bên nào được chú ý hơn, được chú tâm và gắn kết hơn? Chúng ta quan sát để có một nhận định: khi nhận một món quà từ ai đó, đôi mắt chúng ta hướng về đối tượng nào, dán mắt vào gì: vào quà tặng hay người ban tặng? Diễn tả đó lộ ra điều chúng ta quan tâm hơn, và cũng có thể đánh giá là quan trọng hơn.

1. QUÀ TẶNG MANG ĐẾN MỘT PHẦN NIỀM VUI
Khi nhận một tặng phẩm nào đó, ai cũng cảm thấy vui.Tại sao vui? Có thể vì nhận ra tình yêu hay tình cảm của người tặng dành cho mình. Đó là hướng ánh mắt vào người ban tặng. Nhưng cũng không hiếm trường hợp – và hầu như khá thường xuyên – là chú tâm đến quà tặng vì quà tặng đáp ứng nhu cầu nào đó của bản thân. Chính quà tặng mang đến niềm vui khi bản thân quà tặng có giá trị. Hồi xưa còn bé, mỗi lần tết đến được lì xì mấy tờ tiền mới – với mệnh giá rất nhỏ – nhưng cảm thấy rất vui, vì có tờ tiền mới vào dịp năm mới. Nhưng ngày nay, tiền mới hay cũ không thành vấn đề, mà là mệnh giá, là giá trị tự thân của đồng tiền.
Nhưng chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự mau qua của niềm vui khi nhận một quà tặng, nếu chỉ chú tâm vào quà tặng. Bó hoa sẽ tàn, những vật dụng không thể tồn tại lâu được, nếu không muốn chúng “quá đát”. Như vậy, chính quà tặng chỉ mang đến một niềm vui nhất thời. Và vì là niềm vui nhất thời, nên người ta lại phải tiếp tục tặng quà – hết quà này đến quà khác – để hy vọng duy trì mối liên hệ. Quà tặng là tốt, nhưng nó rất giới hạn trong thời gian. Có cái gì lớn hơn chính quà tặng và tồn tại lâu bền hơn nhiều.
Trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 17 từ câu 11 đến 19, thánh sử trình thuật việc Chúa Giê-su chữa lành mười người bị phong cùi. Họ kêu van lớn tiếng xin Chúa chữa lành. Chúa nói với họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Trình diện với các tư tế để họ chứng nhận được khỏi bệnh và tái gia nhập đời sống cộng đồng xã hội. Và đang khi họ đi, họ được khỏi bệnh. Một quà tặng lớn cho họ. Họ rất vui vì từ đây cuộc đời của họ sang một trang mới. Họ vui quá nên quên cả người đã trao tặng họ quà tặng này. Họ nhìn vào đối tượng nào? Họ nhìn vào họ, họ thấy da thịt họ lành lặn, sạch sẽ. Họ dán mắt vào thân xác họ. Họ chỉ nghĩ đến niềm vui của mình. Đó là cách hành xử bình thường của những người chỉ chú tâm đến quà tặng, đến bản thân. Chẳng có gì xấu, nhưng thiếu nhiều lắm! Thiếu cái căn bản là ánh nhìn hướng vào người ban tặng. Chính người ban tặng mới mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Nếu không gặp Chúa Giê-su, nếu Chúa đã không chữa lành họ, cuộc đời họ vẫn sống trong buồn thảm, mặc cảm về sự ô uế của bản thân.

2. NGƯỜI BAN TRAO HẠNH PHÚC TRỌN ĐẦY
Câu chuyện được tiếp tục với sự kiện một người trở lại với Chúa và tôn vinh Thiên Chúa. Và người đó lại là một người xứ Sa-ma-ri, nghĩa là một người dân ngoại, không có niềm tin vào Thiên Chúa của dân Ít-ra-en, không chung niềm tin với chín người kia. Tại sao anh ta lại trở lại với Chúa Giê-su và ngợi khen Thiên Chúa? Nơi đây chúng ta nhận định rằng: khi nhìn vào thân xác được chữa lành của mình, tâm hồn của anh rạo rực niềm vui, nhưng chính khi ấy lòng dạ anh mách cho anh biết NGƯỜI nói với bọn anh những lời trước đó là ‘MỘT AI ĐÓ”. Cần phải gặp “CON NGƯỜI ĐÓ”. Không phải sự chữa lành là tất cả cho anh, mà là NGƯỜI BAN cho anh sự chữa lành mới thật sự quan trọng. Khỏi bệnh là một niềm vui, nhưng Người Chữa Bệnh kia lại trao cho anh hạnh phúc. Sự chữa lành là cơ hội để anh gặp gỡ lại người chữa bệnh cho anh. Qùa tặng chỉ là cơ hội, là phương tiện mà thôi; nó không là mục đích. Anh lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: Thiên Chúa nào đây? Không cần phải tôn vinh Thiên Chúa với những tước hiệu cao cả – mà chín người kia thuộc lòng vì họ đã học được nơi tuyền thống tôn giáo Do Thái của họ – nhưng người xứ Sa-ma-ri này chúc tụng một Thiên Chúa gần gũi, Thiên Chúa xuyên qua “Thầy Giê-su” mà anh đã kêu xin. Anh chúc tụng một Thiên Chúa của cuộc sống, chứ không phải một Thiên Chúa với những công thức.
Điều làm chúng ta bỡ ngỡ nữa, đó là lời của Chúa Giê-su: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” Chín người kia đã được sạch khỏi phong cùi rồi, vì nếu chưa khỏi, họ sẽ trở lại để nói với Chúa. Nhưng họ còn thiếu cái “sạch” khác: họ sạch trong thân xác, nhưng tâm trí họ chưa sạch, vì họ vẫn cứ “luẩn quẩn” với cái tôi, với những vấn đề của mình. Họ chưa sạch trong bước đi, khi chưa trở lại với Vị Ân Nhân của họ. Họ chưa sạch nơi môi miệng họ, khi chưa biết mở ra để ca ngợi, chúc tụng Thiên Chúa. HỌ CẦN PHẢI ĐƯỢC SẠCH TOÀN BỘ CON NGƯỜI CỦA HỌ. “Sạch toàn bộ” mang đến hạnh phúc trọn vẹn, vì chỉ có Thiên Chúa mới thực hiện được điều này.

3. TÌM CHÚA HAY ÂN HUỆ CỦA CHÚA?
Câu chuyện của mười người phong cùi được Chúa Giê-su chữa lành và sự kiện một người xứ Sa-ma-ri trở lại ngợi khen Thiên Chúa, gợi cho chúng ta nhiều bài học trong cách thức chúng ta sống đời Ki-tô hữu. Cuộc đời Ki-tô hữu là một cuộc sống với nhiều ân sủng và ân huệ của Thiên Chúa. Chúng ta được ban dư tràn những ân huệ thiêng liêng và những ân huệ về phương diện vật chất nữa. Thánh Gio-an đã viết: “Từ nguồn sung mãn của Người – nghĩa là của Chúa Ki-tô – tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Thánh Phao-lô quả quyết: “Trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật vậy, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào…” (1 Co 1,5-7).
Nhưng chúng ta tự hỏi xem cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta là đi tìm Chúa hay ân huệ của Chúa, bản thân Chúa hay quà tặng Chúa ban. Chúng ta cần những ân huệ của Chúa để sống cuộc đời Ki-tô hữu, nhưng những ân huệ không phải là mục đích tối thượng. Mục đích tối thượng đó là “hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa”, Thiên Chúa Ba Ngôi. Những ân huệ là để chúng ta đạt đến điều đó mà thôi. Đừng để rơi vào tình trạng bỏ rơi Thiên Chúa, từ chối Thiên Chúa, khi Người không ban cho chúng ta những ân huệ mà chúng ta cầu xin hay nghĩ rằng chúng là tất cả cuộc đời chúng ta. Chúng ta sống với Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa của chúng ta, không với tư cách một kẻ nô lệ hay ăn xin, mà là người con của Thiên Chúa. Niềm vui, hạnh phúc đời chúng ta là Chúa, chứ không phải ân huệ của Chúa. Ân huệ Chúa ban chỉ là phương tiện để chúng ta đạt đến Chúa. Xác tín đó mời gọi chúng ta chúc tụng, cảm tạ Chúa luôn luôn, nghĩa là về mọi sự trong mọi hoàn cảnh. Đó là ý nghĩa đời Ki-tô hữu.
Xin cho chúng ta nhìn lên Chúa là NGƯỜI BAN, hơn là dán mắt vào những QUÀ TẶNG Chúa ban. Chúng ta quí các ân huệ của Chúa, nhưng chúng ta trân quí Chúa trên tất cả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba, Tuần IX TN, Mc 12,13-17: Vấn đề nộp thuế cho hoàng đế Xê-da

THỨ BA TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,13-17 Vấn Đề Nộp Thuế Cho Hoàng Đế Xê-da Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay,...

Thứ Hai, Tuần IX TN, Mc 12,1-12: Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân

THỨ HAI TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,1-12 Dụ Ngôn Những Người Làm Vườn Nho Sát Nhân Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện kể rằng,...

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33: Thái độ phụng sự Chúa

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33 Thái độ phụng sự Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Người ta thường nói: “Yêu nên tốt ghét nên...

Thứ Bảy, Tuần VIII TN, Mc 11,27-33: Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi

THỨ BẢY TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,27-33 Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tôi...

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26: Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26 Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay gợi lên cho...

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52: Xin cho con thấy được

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52 Xin cho con thấy được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Để có thể hiểu sâu sắc bài Tin mừng...

Thứ Sáu, Tuần VIII TN, Mc 11,11-26: Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả

THỨ SÁU TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,11-26 Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Đời sống đức tin đôi khi...

Thứ Năm, Tuần VIII TN, Mác-cô 10,46-52: Người mù Ba-ti-mê

THỨ NĂM TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,46-52 Người mù Ba-ti-mê  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa...

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31: Theo Chúa, con được gì?

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31 Theo Chúa, con được gì? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay ghi lại lời...

Thứ Ba, Tuần VIII TN, Mc 10,28-31: Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!!

THỨ BA TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,28-31 Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!! Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Kính thưa ông bà và...

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27: Đức Maria – Mẹ Hội Thánh

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27 Đức Maria – Mẹ Hội Thánh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Một nhà văn kể lại...

Thứ Bảy, Tuần VII PS, Ga 21,20-25: Người môn đệ Đức Giêsu thương mến

THỨ BẢY TUẦN VII MÙA PHỤC SINH Gio-an 21,20-25 Người Môn Đệ Đức Giêsu Thương Mến Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Lời kết luận của...