Thứ tư, 22 Tháng Một, 2025

QUY HƯỚNG VỀ THIÊN CHÚA (FM. Benado Bình)

Chúa Nhật III MC – Năm B

(Xh 20,1-17; 1Cr 1,22-25; Ga 2,13-25)

 

QUY HƯỚNG VỀ THIÊN CHÚA

 

“Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời”(Dt 1,3).

Như lời tác giả thư Do Thái, Đức Giêsu Kitô chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài phản ảnh một Thiên Chúa huy hoàng và trung thực. Qua Lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu đã quy hướng tất cả về Thiên Chúa Cha. Việc người Do Thái đã xúc phạm đến sự linh thiêng nơi Đền thờ Giêrusalem là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa. Điều đó Ngài muốn nhắc lại cho chúng ta chính giới răn Chúa dạy “yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự”; và việc kính thờ Thiên Chúa là nghĩa vụ trên hết đối với con người.

 

 1. Ý muốn của Thiên Chúa

Tất cả ý Thiên Chúa được nói đến trong mười điều răn. Một bản giao ước tình yêu mà Thiên Chúa đã ký kết với dân Israel tại núi Sinai, qua ông Môsê. Khi giải thoát dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa đã quy tụ dân chúng và nhắc cho họ biết được tình thương yêu mà Ngài đã dành hết cho họ. Để qua đó, Ngài muốn giao ước với họ bằng những điều luật của tình yêu và sự công bằng. Điều khoản giao ước không thêm gì cho Thiên Chúa, nhưng giúp dân Israel triển nở và hạnh phúc. Khi giữ giao ước, con người sẽ sống an bình với chính mình, và sau đó với người khác. Giao ước Thiên Chúa ban cho con người, không nhằm lợi cho Thiên Chúa nhưng hướng con người đến hồng ân cứu độ. Vinh quang Thiên Chúa được tỏ lộ hơn khi con người nên hoàn thiện và sống hạnh phúc.

Thiên Chúa tạo dựng con người, nên theo lẽ công bình, con người phải tôn kính Ngài. Thờ phượng là từ ngữ dùng để chỉ tấm lòng và thái độ kính trọng đặc biệt dành cho Thiên Chúa. Cha mẹ sinh ra con cái, nên bậc làm con phải có thái độ hiếu thảo với các ngài. Không tôn kính Đấng tạo dựng, không tôn kính cha mẹ, đó là sự bất công. Vi phạm những điều khác trong mười điều răn, là xúc phạm đến quyền lợi của người khác; chẳng hạn như bất hiếu, dâm ô, tham lam, giết người, làm chứng gian, cướp của người ta. Mặt khác, khi vi phạm các điều răn của Thiên Chúa đồng nghĩa đi ngược lại với đường lối của Người. Mà đường lối Thiên Chúa là muốn con người được nên hoàn hảo và được hưởng ơn cứu độ. Vì thế, con người có bổn phận phải kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, đó là mệnh lệnh và luật pháp của Người. Vì đó là lòng nhân nghĩa mà con người phải trả lại cho Thiên Chúa, như chính lời Chúa phán: “Những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời” (Xh 20,6). Khi thấm nhuần những điều đó, chúng ta mới hiểu được những hành động và những lời răn dạy của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay.

 

 2. Tình yêu và quyền năng Thiên Chúa tỏ hiện qua chính Con Một

Thiên Chúa luôn rất mực yêu thương nhân loại. Ngài yêu thương ngay cả khi con người phản bội lại chính tình yêu của Ngài. Sau ký kết với dân Israel giao ước tại núi Sinai qua mười giới răn; Thiên Chúa sai Môsê và Aharon tiếp tục dẫn dắt họ tiến về miền Đất Hứa. Dù dân Israel biết bao lần cứng đầu cứng cổ mà phản nghịch và bất trung, nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn. “Họ giả điếc làm ngơ, cũng chẳng thèm ghi nhớ những kỳ công Chúa làm. Họ cứng đầu cứng cổ muốn phản loạn cùng Ngài, nuôi trong lòng ý định trở lại kiếp làm tôi. Nhưng Chúa là Thiên Chúa luôn sẵn sàng thứ tha, Ngài từ bi nhân hậu, chậm giận, giàu tình thương, đã không bỏ rơi họ” (Nkm 9,17). 

Từ giữa đoàn con cái Israel, Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế, nguồn ơn cứu độ duy nhất của nhân loại. Chính Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định như vậy trong bài đọc hai (x.1Cr 22,24). Người Do Thái tìm phép lạ để biết điều gì đó có đến từ Thiên Chúa hay không; người Hylạp tìm kiếm những điều khôn ngoan vì đối với họ: chỉ có khôn ngoan mới là giá trị thật; tuy nhiên, với thánh Phaolô, Đức Giêsu chịu đóng đinh là một giá trị, và là giá trị tuyệt đối. Kể từ khi biết Đức Giêsu, thánh Phaolô coi những điều khác như phân bón, rác rưởi. Vì biết Đức Giêsu là mối lợi tuyệt vời (x.Pl 3).

Với lối nhìn tổng hợp, chúng ta có thể thấy Đức Giêsu chịu đóng đinh là phép lạ cả thể và sự khôn ngoan tuyệt đỉnh của Thiên Chúa ban cho con người. Qua đời sống của Chúa Giêsu, cho thấy Ngài đã quy hướng tất cả về thánh ý Chúa Cha. Có lần Ngài đã khẳng định với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34). Chúa Giêsu đã luôn sống kết hợp với Chúa Cha trong cầu nguyện. Vì thế, Chúa Giêsu luôn quy hướng tất cả về Chúa Cha. Những điều đó được diễn tả qua hành động của Ngài trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã có những hành động quyết liệt với những người dân buôn bán, làm ô uế nơi Đền Thờ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” (Ga 2,16).

Từ chính Đền Thờ Giêrusalem, nơi Thiên Chúa ngự; Chúa Giêsu đã liên tưởng đến đền thờ thân thể Ngài khi nói với người Do thái: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày, tối sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19). Qua đó, Chúa Giêsu mạc khải trước chính mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Ngài. Đó chính là mầu nhiệm tình yêu, là hồng ân cứu độ mà Thiên Chúa dành cho con người. Chính Ngài đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để rồi bước vào con đường khổ nạn mà cứu độ nhân loại. Với “Đền Thờ Giêsu” bị phá hủy, bị giết chết đau thương trên Thập giá, để từ nơi đó tuôn trào ơn cứu độ cho con người. Sau ba ngày bị phá hủy, Đền Thờ đó hoàn toàn được xây dựng lại, qua cuộc phục sinh vinh hiển của Ngài. Như thế, Ngài đã hoàn tất chương trình cứu độ bằng con đường tình yêu và sự hy sinh đến kỳ cùng trên Thập giá. Đó chính là “sự điên rồ của Thiên Chúa” mà thánh Phaolô đã trả lời cho các tín hữu thành Côrintô (x.1Cr 22,25).

 

Qua Lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu chính là mẫu gương sống động cho chúng ta. Tất cả đời sống và hành vi của Ngài chuyển động và quy hướng về Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu đã vâng phục Thiên Chúa Cha cho đến bằng lòng chấp nhận chết trên thập giá. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Chúa Giêsu để luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng con cũng luôn biết sống chứng nhân và quy hướng tất cả về Chúa Cha. Dù chúng con phải thua thiệt, phải chịu bắt bớ. Vì chính qua con đường thập giá của Chúa Giêsu, chúng con được lãnh nhận hồng ân cứu độ. Đó là sự khôn ngoan tuyệt đối; bởi chính Ngài là sức mạnh và sự khôn ngoan của chính Thiên Chúa Cha.

 

M.Benado 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...