Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

SỐNG ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA

SUY NIỆM LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

 SỐNG ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA

(Isaia 42,1-4.6-7, Cv 10,34-38, Mt 3,13-17)

Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên

Nếu nói con cái là niềm vui, là hy vọng và là niềm tự hào của cha mẹ thì hơn ai hết Đức Giêsu chính là Người con yêu dấu đã làm đẹp lòng Chúa Cha. Khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa Cha đã lên tiếng công bố cho nhân loại biết rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Qua đó, cho thấy Thiên Chúa luôn tự hào về Đức Giêsu, Người Con chí ái của Ngài. Vậy Đức Giêsu đã sống đẹp lòng Chúa Cha như thế nào?

Sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa không khép kín lòng mình lại, nhưng Ngài đã hứa ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại (x. St 3,15). Chương trình cứu độ được Thiên Chúa mặc khải qua từng giai đoạn, với những hoàn cảnh khác nhau. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng đến thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (x. Dt 1,1-2). Người Tôi Trung được ngôn sứ Isaia loan báo trong bài đọc thứ nhất là một sự tiên báo về Đấng Cứu thế… Khi đến thời viên mãn Thiên Chúa đã sai Con mình tới trần gian để cứu chuộc nhân loại (Gl 4,4 ).

Để công trình cứu chuộc được thực hiện, Đức Giêsu đã vâng phục thánh ý Chúa Cha, và sự vâng phục đó được thể hiện qua những hành động của Ngài. Ngài sống khiêm nhu, ẩn dật nơi làng Nazareth chờ đợi thực hiện kế hoạch cứu độ của Chúa Cha. Đức Giêsu được Chúa Cha khen ngợi vì Ngài đã vâng phục thánh ý Chúa Cha nhập thế, nhập Thể làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi (x. Pl 2,6-11). Dù không có tội, nhưng Đức Giêsu cũng đã hòa mình vào đám tội nhân xuống dòng sông Giođan chịu phép rửa bởi Gioan, để giữ trọn đức công chính (x. Mt 3,15). Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, các tầng trời mở ra, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).

Có lẽ, điều làm Đức Giêsu phải trăn trở, chiến đấu với ý riêng và cũng là điều làm hài lòng Chúa Cha nhất là cái chết trên thập giá. Cái chết là của lễ đẹp nhất có giá trị cứu độ cả tạo thành vũ trụ. Như thế, Đức Giêsu đã đến trần gian sinh lại chúng ta bằng máu của Ngài, nuôi chúng ta bằng lời hằng sống, các bí tích và giáo huấn của Giáo hội và chờ đợi ngày đem chúng ta về với Chúa Cha.

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô: Phép Rửa tái sinh chúng ta theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, và làm chúng ta thành những chi thể của Thân Thể Chúa Kitô, tức là Hội Thánh” (sứ điệp ngày truyền giáo năm 2019). Là những chi thể của Thân Thể Chúa Kitô, chúng ta không làm gì ngoài Đầu là Đức Giêsu đã làm: Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, chúng ta hãy cộng tác vào chương trình cứu độ ấy bằng việc sống theo Lời Chúa dạy, và thực thi giáo huấn của Giáo Hội. Chúng ta cần thể hiện đúng bổn phận của một công dân trần thế và công dân Nước Trời. Chúng ta không chỉ xây dựng tương quan huynh đệ bằng sự công bình của con người, nhưng nỗ lực vươn tới sự công bình của Thiên Chúa; nhìn thấy nhu cầu để mau mắn giúp đỡ những anh chị em đói nghèo và thiếu thốn dưới mọi hình thức, không phê phán, lên án khi họ lầm lỡ nhưng đồng cảm, tha thứ và yêu thương.

           Chúng ta luôn kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể, để có nội lực vượt thắng được những cám dỗ khiến ta mất tình thân với Thiên Chúa và tha nhân. Đồng thời, giúp chúng ta đón nhận cuộc sống trần gian trong niềm tin yêu phó thác để thi hành trọn vẹn ý Chúa và làm chứng về một Thiên Chúa yêu thương quan phòng.

          Như Đức Giêsu đã gửi đến cho nhân loại lời loan báo Tin Mừng bình an (Bài đọc II), thì chúng ta hãy trở nên khí cụ bình an của Chúa để đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu… (lời kinh hòa bình).

         Như vậy, Đức Giêsu làm đẹp lòng Chúa Cha khi thực thi trọn vẹn thánh ý của Người như lương thực mỗi ngày (x. Ga 4,34). Cuộc sống của Ngài luôn thể hiện một Thiên Chúa tình thương, giàu lòng thương xót đối với mọi người nhất là những người ‘bé nhỏ’. Chúng ta cũng đã được rửa tội và được sai đi, vậy hãy trở nên những chứng nhân sống động cho con người ngày nay về Thiên Chúa tình thương và giàu lòng thương xót bằng chính cuộc sống thường nhật của mình. Để ngày sau chúng ta cũng được Thiên Chúa hài lòng và gọi là con yêu dấu mà đón vào Nhà Cha.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...