Thứ Bảy, 11 Tháng Năm, 2024

SỐNG SỨ ĐIỆP CHÚA THÁNH THẦN – Chủ Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

SỐNG SỨ ĐIỆP CHÚA THÁNH THN

Cv 2, 1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23

1. Sống Sứ Điệp Hiệp Nhất.

Tác giả sách Công vụ tông đồ cho ta hay: “Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho (Cv 2,4). Chính qua hiện diện và tác động của mình, Thánh Thần đã liên kết, quy tụ, tái tạo sự hoà hợp tất cả trong tình hợp nhất, một sự hợp nhất trong sự đa dạng, trong khác biệt và tách biệt nhau. Nghĩa là từ các dân thiên hạ trở về, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê…., tất cả đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!(x. Cv 2,4-13). Điều này thánh Cyrilô thành Alexandria giải thích: “Thần Khí làm cho hợp nhất theo ý Chúa: nghĩa là hợp nhất trong khác biệt, chứ không phải là đồng bộ”.

Nhưng chúng ta tự hỏi làm sao có thể thực hiện được điều này? Trong bài huấn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: chúng ta cần phải giúp đỡ nhau tránh hai cơn cám dỗ. Cơn cám dỗ thứ nhất, đó là đi tìm sự đa dạng mà không có hợp nhất. Nghĩa là khi ta muốn làm cho bản thân mình được nổi bật, khi ta tạo nên những liên minh, những phe phái, khi ta làm cho mình trở nên cứng nhắc dựa theo những lập trường mang tính loại trừ, khi ta chỉ nghĩ đến những quyền lợi cá biệt, riêng tư, khi ta xem mình tốt hơn những người khác, hay cho mình lúc nào cũng có lý. Khi ta xem mình là “những người nắm giữ chân lý”. Ta chọn phe phái hơn là chọn tập thể, ta xem mình thuộc về bên này hay thuộc về bên kia, trước khi nói mình thuộc về Giáo hội. Chúng ta sẽ trở thành những “người ủng hộ” của phe này, nhóm nọ, hơn là anh chị em với nhau trong cùng một Thần Khí. Chúng ta sẽ là những Kitô hữu thuộc “cánh tả, hay cánh hữu”, truớc khi thuộc về Đức Giêsu. Chúng ta sẽ là những người bảo thủ khư khư nắm giữ quá khứ, mà không ai có thể lay chuyển được. Đó là đa dạng mà không có hợp nhất.

Cơn cám dỗ thứ hai là đi tìm hợp nhất mà không có sự đa dạng. Nếu như thế thì hợp nhất sẽ trở thành đồng bộ, sẽ bắt buộc mọi người cùng nhau làm tất cả, và làm tất cả giống y như nhau, bắt buộc mọi người luôn suy nghĩ như nhau. Như thế hợp nhất sẽ là phê chuẩn, và sẽ không còn tự do, không có tự do cũng đồng nghĩa với không có Thần Khí. Thánh Phaolô quả quyết: “Nơi nào có Thần Khí Chúa hiện diện, thì nơi đó có tự do” (2 Cr 3,17). Quả vậy, nếu chúng ta thực sự để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, sống trong tình yêu của Ngài, chúng ta sẽ sống trong tình hiệp nhất yêu thương. Chỉ có tình yêu là ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được, vì nó không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng, mà còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống. Thật vậy, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm. Chính ngôn ngữ tình yêu không dừng lại ở việc chúng ta hiểu được nhau, nhưng giúp chúng ta hiểu được chính Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu như(1Ga 4,8). Có tình yêu, nghĩa là có Thiên Chúa. Có Thiên Chúa thì không có hận thù ghen ghét mà chỉ có tha thứ và yêu thương.

2. Sống Sứ Điệp Tha Thứ.

Chúa nói: “bình an cho anh em”, Ngài nói thêm: “như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Như thế, bình an đó phải được trao ban, cho đi, được cụ thể hóa qua việc tha thứ cho anh em. Tha thứ là con đường đưa tới sự bình an, không chỉ cho bản thân mà cho tha nhân. Khi hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ, Đức Giêsu Phục Sinh đã nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Như thế, Thánh Thần là hồng ân đầu tiên của Đấng Phục Sinh là Đức Giêsu đã ban cho các môn đệ. Hồng ân này trước tiên là để tha tội, tha thứ là sự khởi đầu, là chất keo nối kết tất cả chúng ta lại với nhau, là xi-măng liên kết các viên gạch lại với nhau để xây nên ngồi nhà vững chắc. Có thể nói, ơn tha thứ là hồng ân ở cấp độ cao cả nhất, là tình yêu vĩ đại nhất, là sự bảo tồn hợp nhất, là giữ cho toà nhà khỏi sụp đổ. Ơn tha thứ làm cho con tim của chúng ta được tự do, và mang lại hy vọng. Trái lại không có ơn tha thứ chúng ta sẽ không thể xây dựng tương quan, xây dựng ngôi nhà bản thân, ngồi nhà chung Giáo hội, xã hội và thế giới.

Khi nói về tha thứ Đức Thánh Cha Phanxicô nói với chúng ta: Hồng ân tha thứ giúp chúng ta từ chối con đường xét đoán cách vội vàng, con đường không lối thoát của người đóng chặt tất cả các cánh cửa ra vào, con đường một chiều của người chỉ trích người khác. Chính Thần Khí sẽ dẫn chúng ta bước đi trên con đường hai chiều của ơn tha thứ cho đi, và ơn tha thứ lãnh nhận của lòng thương xót Chúa biến thành tình yêu tha nhân của tình bác ái. Chính Chúa Thánh Thần là lửa tình yêu đang đốt cháy trong tâm hồn chúng ta ngay cả khi chúng ta che phủ Người bằng thân phận tội lỗi. Cho nên, dẫu là những con người bất toàn, nên khi sống chung chúng ta không tránh khỏi bất đồng và xung khắc. Nhưng không thể cứ mỗi lần xung khắc là ta loại trừ đi một người bạn, không chơi không nói gì với người đó nữa! Không ai có thể sống một mình nhưng mọi người đều cần đến nhau: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, huống là người. Vì thế, việc hòa giải và tha thứ là một nhu cầu bao hàm hai động tác xin lỗi và tha lỗi. Biết lỗi và xin lỗi đã khó, tha lỗi còn khó hơn, nên chúng ta cần rất nhiều ơn Chúa Thánh Thần như cần nước uống để thực hiện như kinh lạy cha chúng ta vẫn đọc hằng ngày: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Bởi chúng ta đong bằng đấu nào thì Chúa sẽ đong trả lại cho chúng ta bằng đấu ấy, đó là điều Chúa sẽ hỏi chúng ta.

Quả thế, khi không tha thứ được cho ai đó, ta trói buộc người ấy lại trong lỗi lầm của họ và tự giam hãm chính mình trong tức bực và như thế ta cũng không bình an. Trái lại, khi tha thứ ta giải phóng được hai tù nhân, mà tù nhân đầu tiên được giải thoát, tâm hồn được bình an là chính ta. Một ngày chúng ta sống trong thứ tha cuộc sống chúng ta tràn ngập niềm vui và bình an.

  1. Sống Sứ Điệp Đổi Mới Của Chúa Thánh Thần

Đời sống mới trong Thần Khí đó là điều Chúa muốn nơi con cái của mình, và chắc chắn đây cũng là khát khao của mỗi chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống được điều đó? Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: “Hãy bước theo Thần Khí và đừng thoả mãn những ham muốn của xác thịt. Vì ham muốn của xác thịt thì chống lại Thần Khí, và ham muốn của Thần Khí chống lại xác thịt; hai bên chống đối nhau, ngăn cản anh em làm những điều nên làm” (Gal 5,16-17). Do đó, thánh Phaolo đã phải thốt lên: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi (Rm7,19-20). Chính vì thế ngài xác tín: trong Chúa tôi luôn hãnh diện về những yếu đuối của tôi (x. 2Cr12,5).

Nhìn vào thực tế các tông đồ, trước kia các tông đồ vốn làm nghề chài lưới, thất học, sợ hãi, trốn chạy khi Chúa Giêsu bị bắt và bị kết án, ẩn nấp trong nhà cửa đóng then cài. Trước kia các ông còn mang nặng những ước mơ trần tục: Theo Chúa để mong được chức trọng quyền cao, được ngồi bên tả bên hữu Chúa, các ông tranh dành nhau chỗ cao chỗ thấp. Theo Chúa vì bản thân, hơn là yêu mến Chúa. Nhưng khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, các ông đã hoàn toàn thay đổi: Trái tim rộng mở, cánh cửa mở toang ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người; bị đe doạ các ông không sợ, bị đánh đòn các ông kiên cường lấy làm vui vì được chịu khổ vì Chúa, sau cùng chấp nhận đổ máu, hiến mạng sống mình để làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Thánh Thần đã biến những con người yếu đuối nên vững mạnh, nhút nhát nên can đảm, thất học nên thông thái, chài lưới nên lưới người, tất cả vì Danh Đức Kitô.

Từ đời sống của các tông đồ soi chiếu vào đời sống mỗi chúng ta, chúng ta cũng không thua kém gì các tông đồ xưa: có nhiều yêu đuối, trí khôn u mê không hiểu Lời Chúa, không nhận biết thánh ý Chúa; ý chí ta bạc nhược không đủ sức để làm việc lành, hèn nhát không dám làm chứng cho Chúa; trái tim chúng ta nhơ uế vì những ích kỷ nhỏ nhen, vì những ham muốn trần tục. Như thế để sống chết, làm chứng và loan truyền tình yêu của Chúa như các tông đồ xưa chúng ta cũng cần ơn Chúa Thánh Thần.

Xin Chúa Thánh Thần đến đổi mới trái tim, tâm hồn chúng ta để thấu hiểu Lời Chúa, thấu hiểu thánh ý Chúa muốn trong đời, để mạnh mẽ can đảm làm chứng cho Chúa, để trái tim được thanh luyện luôn quảng đại cho đi và dâng hiến, hầu mỗi ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Đồng thời, xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống tình hiệp nhất yêu thương. Cho chúng ta có một cái nhìn vượt qua bên kia những sở thich cá nhân của mỗi người để có thể bao quát và biết yêu mến mọi người. Xin Người giúp chúng ta biết chấm đứt những câu chuyện ngồi lê đôi mách chỉ gây chia rẽ, và đố kỵ đầu độc mọi người, bởi vì sống trong Giáo hội, với tư cách là nam cũng như nữ, có nghĩa là trở thành những con người sống đời hiệp thông. Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta một con tim cảm nghiệm được Giáo hội là mẹ, và là ngôi nhà của chúng ta: ngôi nhà mở rộng hai cánh đón tiếp mọi người, ngôi nhà mà nơi đó mọi người chia sẻ cho nhau niềm vui và bình an của sự tha thứ, tình hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần.

M. Laurentio Nguyễn Hữu Hòa, Cđ Phước Sơn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B, Ga 15,9-17: Yêu như Thầy

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B, Ga 15,9-17 Yêu như Thầy Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời Chúa, Chúa nhật VI Phục sinh...

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Ga 15,9-17: Hãy yêu thương nhau

HÃY YÊU THƯƠNG NHAU (Cv 10,25-26.34-35.44-48; 1Ga 4,7-10; Ga 15,9-17) Minh Triệu, Phước Lý Bản văn Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan kể lại lời Chúa...

Lễ Chúa Thăng Thiên, Mc 16,15-20: Chúa Giêsu lên trời, đưa mọi người lên trời với Người

THỨ 5 TUẦN VI PHỤC SINH, NĂM B CHÚA THĂNG THIÊN (Mc 16,15-20) Phạm Công Danh, Thiên Phước Đoạn cuối của Tin Mừng thánh Marcô mà Giáo Hội...

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18: Chúa Giêsu – Mục Tử của các mục tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...