Thứ Hai, 16 Tháng Chín, 2024

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI LẦN THỨ 54 NĂM 2017

Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy thi hành sứ mạng truyền giáo

 

Anh chị em thân mến,

Trong suốt những năm qua, chúng ta đã có cơ hội suy tư về hai khía cạnh liên quan đến ơn gọi Kitô hữu: lời mời gọi “ra khỏi chính mình” để lắng nghe tiếng Chúa và tầm quan trọng của cộng đoàn Giáo Hội xét như là nơi ưu việt để tiếng gọi của Thiên Chúa được nảy sinh, được nuôi dưỡng và được biểu lộ.

Giờ đây, nhân dịp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi lần thứ 54, tôi muốn dừng lại ở chiều kích truyền giáo của ơn gọi Kitô hữu. Ai đã từng để cho tiếng Chúa lôi cuốn và bước theo Chúa Giêsu đều nhanh chóng khám phá nơi bản thân mình ước muốn mãnh liệt mang Tin Mừng đến cho anh chị em của mình, xuyên qua việc phúc âm hóa và việc phục vụ bác ái. Mọi Kitô hữu đều là những nhà truyền bá Tin Mừng! Quả thế, người môn đệ không lãnh nhận ân huệ tình yêu của Thiên Chúa để được an ủi riêng tư; người ấy không được kêu gọi để ôm ấp chính mình hay bảo vệ những lợi ích của một doanh nghiệp; đơn giản người môn đệ được chạm lấy và biến đổi bởi niềm vui cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương và không thể giữ lại cho riêng mình kinh nghiệm này: “Niềm vui của Tin Mừng vốn đổ đầy cuộc sống của cộng đoàn các môn đệ là một niềm vui truyền giáo” (Evangelii Gaudium, số 21).

Do đó, sự dấn thân truyền giáo không phải là điều gì đó mà người ta sẽ thêm vào đời sống Kitô hữu, như thể đó là một thứ trang sức, nhưng trái lại, nó nằm ở trung tâm của chính đức tin: mối tương quan với Chúa bao hàm sự kiện được sai đi khắp thế giới như là vị ngôn sứ cho lời của Ngài và như là chứng nhân cho tình thương của Ngài.

Cho dầu chúng ta cảm nghiệm nơi bản thân chúng ta nhiều yếu đuối mỏng giòn và đôi khi chúng ta có thể cảm thấy nản lòng, nhưng chúng phải hướng lòng lên Thiên Chúa, không để cho mình bị đè bẹp bởi cảm giác bất xứng hay nhượng bộ cho sự bi quan, vốn biến chúng ta thành những khách bàng quan thụ động của một lối sống mòn mỏi. Không có chỗ cho sự sợ hãi: chính Thiên Chúa đến thanh tẩy “miệng lưỡi ô uế” của chúng ta, bằng cách làm  cho chúng ta đủ tư cách loan báo Tin Mừng: “Ngươi đã được tha lỗi và xá tội. Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa phán: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ là sứ giả của chúng ta?” Và tôi thưa: “Dạ, con đây, xin hãy sai con đi!”” (Is 6, 6-8).

Mỗi môn đệ truyền giáo cảm nhận nơi tâm hồn mình tiếng gọi thần linh này, vốn kêu mời « đi qua » giữa dân chúng, như Chúa Giêsu, « chữa lành và thi ân giáng phúc » cho hết thảy mọi người (x. Cvtđ 10, 38). Quả thế, tôi đã có cơ hội nhắc nhở rằng qua phép Rửa, mỗi Kitô hữu là một « Christophe », tức là « một người mang Chúa Kitô » cho anh chị em của mình (x. Bài giáo lý, ngày 30/1/2016). Điều đó đặc biệt có giá trị cho những ai được mời  gọi sống đời thánh hiến và cũng cho các linh mục nữa, vốn đã quảng đại thưa lên : « Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con ! ». Với lòng nhiệt huyết truyền giáo mới mẻ, họ được mời gọi ra khỏi khuôn viên thánh thiêng của đền thờ, để làm cho ngập tràn tình yêu thương dịu dàng của Thiên Chúa đối với con người (x. Bài giảng Thánh Lễ làm phép Dầu, 24/3/2016). Giáo Hội cần những linh mục như thế : tin tưởng và bình tâm vì đã khám phá ra kho tàng đích thực, nóng lòng hân hoan ra đi làm cho mọi người nhận biết kho tàng đó (x. Mt 13, 44) !

Chắc chắn, có nhiều câu hỏi nổi lên khi chúng ta nói về sứ mạng Kitô hữu : Người loan báo Tin Mừng có nghĩa là gì ? Ai ban cho chúng ta sức mạnh và sự can đảm loan báo ? Đâu là  sự lô-gíc Tin Mừng mà việc truyền giáo dựa vào ? Chúng ta có thể trả lời cho những câu hỏi này bằng cách chiêm ngắm ba khung cảnh của Tin Mừng : khởi đầu của sứ mạng của Chúa Giêsu tại Hội đường Nadarét (x. Lc 4, 16-30) ; con đường mà Chúa Phục Sinh đã đồng hành với các môn đệ về Emmaus (x. Lc 24, 13-35) ; sau cùng, dụ ngôn về hạt giống (x. Mc 4, 26-27).

Chúa Giêsu được xức dầu Thánh Thần và được sai đi. Là người môn đệ truyền giáo có nghĩa là tham dự cách chủ động vào sứ mạng của Chúa Kitô, mà chính Chúa Giêsu đã mô tả tại Hội đường Nadarét : « Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi. Ngài đã sai tôi mang Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo cho cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa » (Lc 4, 18-19). Đó cũng là sứ mạng của chúng ta : được xức dầu Thánh Thần và đi đến với anh chị em chúng ta để loan truyền Lời Chúa, bằng việc trở thành một dụng cụ cứu rỗi cho họ.

Chúa Giêsu cùng đi trên con đường của chúng ta. Đối diện với những vấn đề nảy sinh từ lòng người và với những thách đố nổi lên từ thực tại, chúng ta có thể nghiệm thấy một cảm giác lạc lối và cảm nhận thiếu năng lực và hy vọng. Có nguy cơ là sứ mạng Kitô hữu xem ra như một thứ không tưởng thuần túy bất khả thực thi hay, dù sao chăng nữa, như một thực tại vượt quá sức lực của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu phục sinh, Đấng đa đồng hành với các môn đệ về Emmaus (x. Lc 24, 13-15), thì niềm tin tưởng của chúng ta có thể được khơi dậy ; trong khung cảnh Tin Mừng này, chúng ta có một « nền phụng vụ ngoài đường phố » đích thực, vốn đi trước phụng vụ Lời Chúa và Bẻ Bánh và làm cho chúng ta biết rằng, ở mỗi bước chân của chúng ta, Chúa Giêsu đang đồng hành ngay bên ! Hai môn đệ, bị tổn thương bởi  nỗi hổ thẹn Thập giá, đang trở về nhà ngang qua con đường thất bại : họ mang nơi tâm hồn mình một niềm hy vọng bị đổ vỡ và một giấc mơ không được thực hiện. Giữa họ, sự buồn chán thay thế cho niềm vui của Tin Mừng. Chúa Giêsu làm gì ? Ngài không xét đoán họ, Ngài đồng hành với họ và, thay vì dựng lên một bức tường, ngài mở ra một cánh cửa mới. Dần dần, Ngài biến đổi sự chán nản của họ, Ngài làm cho lòng họ bừng nóng lên và mở mắt họ, khi Ngài loan báo Lời Chúa và bẻ Bánh. Cũng thế, người Kitô hữu không chỉ mang sự dấn thân truyền giáo, nhưng trong những mệt mỏi và những sự thiếu thấu hiểu, họ cũng phải cảm nghiệm rằng « Chúa Giêsu cùng đồng hành, nói chuyện, hít thở, làm việc với mình. Họ cảm nhận Chúa Giêsu đang sống với mình giữa hoạt động truyền giáo » (EG, số 266).

Chúa Giêsu làm cho hạt giống nảy mầm. Sau cùng, điều quan trọng là học biết từ Tin Mừng phong cách loan báo. Quả thế, thông thường, ngay cả với những ý hướng tốt nhất, thì vẫn có thể có việc nhượng bộ cho sự đam mê quyền lực nào đó, cho việc chiêu dụ tín đồ hay cho sự cuồng tín bất bao dung. Trái lại, Tin Mừng mời gọi chúng ta loại bỏ việc tôn thờ ngẫu tượng thành công và quyền lực, mối bận tâm thái quá đối với các cơ cấu, và một nỗi lo âu nào đó đáp ứng cho một não trạng chinh phục hơn là tinh thần phục vụ. Hạt giống của Nước Trời, cho dù nhỏ bé, khó thấy và đôi khi không đáng kể, nhưng lớn lên âm thầm nhờ công trình không ngừng của Thiên Chúa : « Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất : đêm hay ngày, dù người ấy ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết » (Mc 4, 26-27). Đây là niềm tin đầu tiên của chúng ta : Thiên Chúa vượt quá những mong đợi của chúng ta và Ngài làm cho ta ngạc nhiên vì sự quảng đại của Ngài, khi làm cho nảy sinh những hoa trái của công việc của chúng ta vượt quá những tính toán hiệu quả của con người.

Qua sự tin tưởng Tin Mừng này, chúng ta mở ra cho hoạt động âm thầm của Chúa Thánh Thần, Đấng là nền tảng của sứ mạng. Không bao giờ có thể có một nền mục vụ ơn gọi hay sứ mạng Kitô giáo mà không có việc cầu nguyện chuyên cần và chiêm niệm.  Theo nghĩa này, cần phải nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu bằng  việc lắng nghe Lời Chúa và, nhất là, vun trồng mối tương quan cá nhân với Chúa trong việc chầu Thánh Thể, « nơi » ưu việt cho việc gặp gỡ với Thiên Chúa.

Chính tình bạn thân mật này với Chúa mà tôi ao ước khuyến khích, nhất là để cầu xin Chúa ban cho những ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến mới. Dân Thiên Chúa cần được dẫn dắt bởi các mục tử hiến dâng đời mình cho việc phục vụ Tin Mừng. Vì thế, tôi xin các cộng đoàn xứ đạo, các hội đoàn và nhiều nhóm cầu nguyện hiện nay trong Giáo Hội : hãy chống lại cám dỗ nản lòng, tiếp tục cầu xin Chúa sai những thợ gặt trên cánh đồng của Ngài và ban cho chúng ta những linh mục yêu mến Tin Mừng, có khả năng gần gũi anh chị em mình và như thế trở thành một dấu chỉ sống động của tình yêu thương xót của Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, cả ngày nay nữa, chúng ta có thể tìm lại được nhiệt huyết rao giảng và đề nghị, nhất là cho giới trẻ, việc bước theo Chúa Kitô. Đối diện với cảm giác lan rộng về một đức tin mệt mỏi hay bị giảm thiểu thành « những bổn phận phải thực thi » thuần túy, các bạn  trẻ của chúng ta ao ước khám phá sự lôi cuốn luôn luôn thời sự của con người Chúa Giêsu, để cho mình bị chất vấn và thách đố bởi lời nói và việc làm của Ngài và, sau cùng, nhờ Ngài, mặc lấy một cuộc sống đầy nhân bản, niềm vui hiến mình cho tình yêu.

Mẹ Maria rất thánh, Mẹ của Đấng Cứu Độ chúng ta, đã can đảm ôm lấy giấc mơ này của Thiên Chúa, khi phó dâng tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết trong tay Ngài. Xin nhờ lời cầu bàu của Mẹ cho chúng ta cũng được mở rộng tâm hồn, sự mau mắn thưa lên lời « xin vâng » của chúng ta trước tiếng gọi của Chúa và niềm vui lên đường (Lc 1,39), như Mẹ, để loan báo Chúa cho toàn thế giới.

 

Vatican, ngày 27 tháng 11 năm 2016

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng

Phanxicô

 

 

Tý Linh chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp

 

http://xuanbichvietnam.net/trangchu/su-diep-cua-duc-thanh-cha-phanxico-nhan-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-on-goi-lan-thu-54/

 

 

 

 

 

 

 

Message pour la 54e Journée Mondiale de Prière pour les Vocations 2017

 

MESSAGE DU PAPE FRANÇOIS
POUR LA 54e JOURNÉE MONDIALE
DE PRIÈRE POUR LES VOCATIONS

 

Poussés par l’Esprit pour la mission

 

Chers frères et sœurs,

Au cours des années passées, nous avons eu l’occasion de réfléchir sur deux aspects qui concernent la vocation chrétienne : l’invitation à ‘‘sortir de soi’’ pour se mettre à l’écoute de la voix du Seigneur et l’importance de la communauté ecclésiale en tant que lieu privilégié où l’appel de Dieu naît, s’alimente et s’exprime.

À présent, à l’occasion de la 54ème Journée Mondiale de Prière pour les Vocations, je voudrais m’arrêter sur la dimension missionnaire de l’appel chrétien. Celui qui s’est laissé attirer par la voix de Dieu et s’est mis à la suite de Jésus découvre bien vite en soi l’irrésistible désir de porter la Bonne Nouvelle à ses frères, à travers l’évangélisation et le service de la charité. Tous les chrétiens sont constitués missionnaires de l’Évangile ! Le disciple, en effet, ne reçoit pas le don de l’amour de Dieu pour une consolation privée ; il n’est pas appelé à porter lui-même ni à défendre les intérêts d’une entreprise ; il est simplement touché et transformé par la joie de se sentir aimé de Dieu et il ne peut pas garder cette expérience pour lui-même : « La joie de l’Évangile qui remplit la vie de la communauté des disciples est une joie missionnaire ». (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 21)

L’engagement missionnaire, par conséquent, n’est pas quelque chose qu’on va ajouter à la vie chrétienne, comme s’il s’agissait d’un ornement, mais au contraire, il est situé au cœur de la foi même : la relation avec le Seigneur implique le fait d’être envoyé dans le monde comme prophète de sa parole et témoin de son amour.

Même si nous expérimentons en nous beaucoup de fragilité et que nous pouvons parfois nous sentir découragés, nous devons élever la tête vers Dieu, sans nous laisser écraser par le sentiment d’inadéquation ou sans céder au pessimisme, qui fait de nous des spectateurs passifs d’une vie fatiguée et routinière. Il n’y a pas de place pour la crainte : c’est Dieu lui-même qui vient purifier nos ‘‘lèvres impures’’, en nous rendant aptes pour la mission : « Ta faute est enlevée, ton péché est pardonné. J’entendis alors la voix du Seigneur qui disait : ‘‘Qui enverrai-je ? qui sera notre messager ?’’ Et j’ai répondu : ‘‘Me voici : envoie-moi !’’ » (Is 6, 6-8).

Chaque disciple missionnaire sent dans son cœur cette voix divine qui l’invite à ‘‘passer’’ au milieu des gens, comme Jésus, ‘‘en guérissant et faisant du bien’’ à tous (cf. Ac 10, 38). J’ai déjà eu l’occasion de rappeler, en effet, qu’en vertu du baptême, chaque chrétien est un ‘‘christophe’’, c’est-à-dire ‘‘quelqu’un qui porte le Christ’’ à ses frères (cf. Catéchèse, 30 janvier 2016). Cela vaut de manière particulière pour ceux qui sont appelés à une vie de consécration spéciale et également pour les prêtres, qui ont généreusement répondu : ‘‘Me voici, Seigneur, envoie-moi !’’. Avec un enthousiasme missionnaire renouvelé, ils sont appelés à sortir des enceintes sacrées du temple, pour permettre à la tendresse de Dieu de déborder en faveur des hommes (cf. Homélie de la Messe chrismale, 24 mars 2016). L’Église a besoin de prêtres ainsi : confiants et sereins pour avoir découvert le vrai trésor, anxieux d’aller le faire connaître à tous avec joie (cf. Mt 13, 44) !

Certes, nombreuses sont les questions qui surgissent lorsque nous parlons de la mission chrétienne : que signifie être missionnaire de l’Évangile ? Qui nous donne la force et le courage de l’annonce ? Quelle est la logique évangélique dont s’inspire la mission ? À ces interrogations, nous pouvons répondre en contemplant trois scènes de l’Évangile : le début de la mission de Jésus dans la synagogue de Nazareth (cf. Lc 4, 16-30) ; le chemin que parcourt le Ressuscité aux côtés des disciples d’Emmaüs (cf. Lc 24, 13-35) ; enfin, la parabole de la semence (cf. Mc 4, 26-27).

Jésus est oint par l’Esprit et envoyé. Être disciple missionnaire signifie participer activement à la mission du Christ, que Jésus lui-même décrit dans la synagogue de Nazareth : « L’Esprit du Seigneur est sur moi parce que le Seigneur m’a consacré par l’onction. Il m’a envoyé porter la Bonne Nouvelle aux pauvres, annoncer aux captifs leur libération, et aux aveugles qu’ils retrouveront la vue, remettre en liberté les opprimés, annoncer une année favorable accordée par le Seigneur » (Lc 4, 18-19). C’est aussi notre mission : être oints par l’Esprit et aller vers nos frères annoncer la Parole, en devenant pour eux un instrument de salut.

Jésus se joint à notre chemin. Face aux questions qui émergent du cœur de l’homme et aux défis qui surgissent de la réalité, nous pouvons éprouver une sensation d’égarement et sentir un manque d’énergies et d’espérance. Il y a le risque que la mission chrétienne apparaisse comme une pure utopie irréalisable ou, en tout cas, comme une réalité qui dépasse nos forces. Mais si nous contemplons Jésus ressuscité, qui marche aux côtés des disciples d’Emmaüs (cf. Lc 24, 13-15), notre confiance peut être ravivée ; dans cette scène évangélique, nous avons une authentique ‘‘liturgie de la route’’, qui précède celle de la Parole et du Pain rompu et nous fait savoir que, à chacun de nos pas, Jésus est à nos côtés ! Les deux disciples, blessés par le scandale de la Croix, sont en train de retourner chez eux en parcourant la voie de l’échec : ils portent dans leur cœur une espérance brisée et un rêve qui ne s’est pas réalisé. En eux, la tristesse a pris la place de la joie de l’Évangile. Que fait Jésus ? Il ne les juge pas, il parcourt la même route qu’eux et, au lieu d’élever un mur, il ouvre une nouvelle brèche. Lentement, il transforme leur découragement, il rend brûlants leurs cœurs et ouvre leurs yeux, en annonçant la Parole et en rompant le Pain. De la même manière, le chrétien ne porte pas seul l’engagement de la mission, mais dans les fatigues et dans les incompréhensions, il fait aussi l’expérience que « Jésus marche avec lui, parle avec lui, respire avec lui, travaille avec lui. Il ressent Jésus vivant avec lui au milieu de l’activité missionnaire » (Exhort. ap.Evangelii gaudium, n. 266).

Jésus fait germer la semence. Enfin, il est important d’apprendre de l’Évangile le style de l’annonce. Souvent, en effet, même avec les meilleures intentions, il peut arriver de céder à une certaine frénésie du pouvoir, au prosélytisme ou au fanatisme intolérant. L’Évangile, au contraire, nous invite à rejeter l’idolâtrie du succès et de la puissance, la préoccupation excessive pour les structures, et une certaine anxiété qui répond plus à un esprit de conquête qu’à l’esprit du service. La semence du Royaume, bien que petite, invisible et parfois insignifiante, grandit silencieusement grâce à l’œuvre incessante de Dieu : « Il en est du règne de Dieu comme d’un homme qui jette en terre la semence : nuit et jour, qu’il dorme ou qu’il se lève, la semence germe et grandit, il ne sait comment » (Mc 4, 26-27). Voilà notre première confiance : Dieu dépasse nos attentes et il nous surprend par sa générosité, en faisant germer les fruits de notre travail au-delà des calculs de l’efficacité humaine.

Par cette confiance évangélique, nous nous ouvrons à l’action silencieuse de l’Esprit, qui est le fondement de la mission. Il ne peut jamais y avoir de pastorale vocationnelle ni de mission chrétienne sans la prière assidue et contemplative. En ce sens, il faut alimenter la vie chrétienne par l’écoute de la Parole de Dieu et, surtout, prendre soin de la relation personnelle avec le Seigneur dans l’adoration eucharistique, ‘‘lieu’’ privilégié de la rencontre avec Dieu.

C’est cette intime amitié avec le Seigneur que je désire vivement encourager, surtout pour implorer du ciel de nouvelles vocations au sacerdoce et à la vie consacrée. Le peuple de Dieu a besoin d’être guidé par des pasteurs qui consacrent leur vie au service de l’Évangile. C’est pourquoi je demande aux communautés paroissiales, aux associations et aux nombreux groupes de prière présents dans l’Église : contre la tentation du découragement, continuez à prier le Seigneur d’envoyer des ouvriers à sa moisson et de nous donner des prêtres amoureux de l’Évangile, capables d’être proches de leurs frères et d’être, ainsi, un signe vivant de l’amour miséricordieux de Dieu.

Chers frères et sœurs, aujourd’hui encore, nous pouvons retrouver l’ardeur de l’annonce et proposer, surtout aux jeunes, lasequela du Christ. Face à la sensation répandue d’une foi fatiguée ou réduite à de purs ‘‘devoirs à accomplir’’, nos jeunes ont le désir de découvrir l’attrait toujours actuel de la figure de Jésus, de se laisser interroger et provoquer par ses paroles et par ses gestes et, enfin, de rêver, grâce à lui, d’une vie pleinement humaine, joyeuse de se consacrer à l’amour.

La Très Sainte Marie, Mère de notre Sauveur, a eu le courage d’embrasser ce rêve de Dieu, en mettant sa jeunesse et son enthousiasme dans ses mains. Que son intercession nous obtienne la même ouverture de cœur, la diligence à professer notre ‘‘Me voici’’ à l’appel du Seigneur et la joie de nous mettre en route (Lc 1, 39), comme elle, pour l’annoncer au monde entier.

Du Vatican, le 27 novembre 2016

Premier dimanche de l’Avent

François

 

Bài viết liên quan

- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI