Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SỨC MẠNH LÒNG TIN – Suy Niệm Chúa Nhật XI – Vp. Duyên Thập Tự

TN-071-TUẦN XI-Chúa Nhật

SỨC MẠNH LÒNG TIN

(ED 17,22-24 / 2Cr 5,6-10 / Mc 4,26-34)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong bài đọc hai, thánh Phao-lô đã viết một câu rất quan trọng trở thành trọng tâm của đời sống đạo của ki-tô hữu, của chúng ta: “Chúng ta tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa” (2Cr 5,6). Chúng ta sống dưới chế độ đức tin chứ không phải hưởng kiến. Chính đức tin là ánh sáng dẫn đường đi hướng tới quê trời, nơi đó chúng ta được hưởng kiến Thiên Chúa “diện đối diện”. Đức tin trao cho chúng ta sức mạnh để tiến bước trong cuộc sống trần gian này mà không thiếu những bóng tối, những đêm đen thuộc mọi phương diện và trong mọi phạm vi.

Các bài đọc Kinh Thánh của Chúa nhật thứ XI thường niên, năm B, gợi cho bản thân tôi về sức mạnh lòng tin. Sức mạnh ở đây được hiểu về hai phía chủ thể và đối tượng. Sức mạnh của người tin, đó là sức mạnh của chủ thể. Đồng thời cũng là sức mạnh của đối tượng tin.

 1. TIN VÀO QUYỀN NĂNG CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài đọc một, trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en chương 17 từ câu 22 đến 24, là một mời gọi tin vào sức mạnh của quyền năng Thiên Chúa. Đây là sức mạnh mà Thiên Chúa sử dụng để biến cái nhỏ nhất, yếu nhất, thành cái gì cao chót vót và trổ sinh hoa trái dồi dào.

“Đức Chúa là Chúa Thượng phán như sau: “Từ ngọn cây, từ ngọn hương bá cao chót vót, Ta sẽ lấy, sẽ ngắt một chồi non; chính Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi cao vòi vọi.” Thiên Chúa như một nông dân đi ươm chồi, với tất cả sự tận tâm. Chồi non đó dễ héo, nhưng với quyền năng và tình yêu, nó được bảo quản xanh tươi để đưa nó đến tận đỉnh núi cao. Điều này cho chúng ta sức mạnh để tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Từ cái nhỏ nhất, yếu ớt nhất – như chồi non – Thiên Chúa làm ra điều to lớn và phát sinh biết bao hoa trái. “Ta sẽ trồng nó trên núi cao của Ít-ra-en. Nó sẽ trổ cành và kết trái thành một cây hương bá huy hoàng. Muông chim đến nương mình bên nó, và ẩn thân dưới bóng cánh nó.” Và Thiên Chúa kết luận: “Chính Ta là Đức Chúa, Ta đã phán là Ta thực hiện.” Lời và hành động của Thiên Chúa luôn đi đôi và kiến hiệu.

Điều nói trên là hình bóng của thực tại được thực hiện trong đời thường của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là chúng ta dám tin cách thức Thiên Chúa thực hiện như vậy không. Trong trích đoạn này, Thiên Chúa nói một câu làm chúng ta suy nghĩ: “Tất cả cây cối ngoài đồng ruộng sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa”. Nghĩa là những cây cối ở bên cạnh cây hương bá kia, hoặc nhìn thấy nó, đều nhận biết tác giả của công việc này, nhận biết người đã trồng nó. Còn con người, nhìn thấy cây hương bá, có thể cho là nó mọc ngẫu nhiên, và chẳng chú tâm đến người làm ra nó. Từ những gì hiện hữu, chúng ta có nhận ra Đấng đã tác thành nên chúng không? Đây là ánh nhìn đức tin xuyên thấu thực tại để đạt thấu Thiên Chúa, Đấng ẩn nấp sau chính thực tại đó.

Như vậy, lòng tin vào Thiên Chúa, Đấng thực hiện những công việc tốt đẹp của đời thường nhân loại, cần có sức mạnh. Đây là sức mạnh của lòng tin vào Thiên Chúa, chứ không phải một thứ ý thức hệ nào đó hay một thứ duy lý nào đó gạt bỏ Thiên Chúa khỏi đời sống của con người. Sức mạnh lòng tin vào Thiên Chúa cũng là tin vào chính sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng “nói và thực hiện”. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa thêm đức tin cho chúng ta, một đức tin nhận ra bàn tay quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc đời con người, trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

 2. TIN VÀO SỨC MẠNH NƯỚC TRỜI

Điều được nói trên kia trong ngôn sứ Ê-dê-ki-en – nghĩa là trong Cựu Ước – nay được hiện thực trong Tân Ước, nơi Chúa Giêsu Kitô.

Trong bài Tin Mừng, trích Tin Mừng theo thánh Mác-cô chương 4 từ câu 26 đến 34, Chúa Giêsu nói đến hai dụ ngôn về Nước Trời: đó là dụ ngôn về một hạt lúa được gieo xuống đất và dụ ngôn về hạt cải gieo xuống đất. Để diễn tả Nước Trời, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để quảng diễn những khía cạnh khác nhau của thực tại này.

Nước Trời là một thực tại hết sức phong phú nhưng khó mà diễn đạt. Đây là một thực tại “vô hình”. Thực tại này đã xuất hiện cùng với sự hiện diện của Chúa Giêsu trên trần gian. Chúa Giêsu đến và Nước Trời cũng hiện diện. Điều tôi muốn chia sẻ hôm nay, đó là thực tại Nước Trời, xuất hiện cùng Chúa Giêsu, thì cũng hiện diện trong cuộc sống nhân loại.

Khi dùng hai dụ ngôn trên để diễn tả Nước Trời, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sức mạnh nội tại của thực tại đó. Đó là “nội lực”. Đó là quyền năng nội tại.

Một hạt lúa giống được gieo vào lòng đất và phát triển theo những chu kỳ liên tiếp: cây lúa, trổ đòng đòng, sau cùng là bông lúa nặng trĩu hạt. Và sau đó là công việc của con người: lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã tới mùa. Một hạt cải nhỏ bé được gieo xuống đất, khi mọc lên thì cành lá xum suê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.

Có một chi tiết hơi khó hiểu. Chúa nói: “Đất tự động sinh hoa kết quả”. Đất sinh hoa kết quả hay hạt giống sinh hoa kết quả? Tự hỏi: nếu hạt lúa kia cứ ở mãi trong kho, nó có sinh những hạt khác không? Hạt lúa cần đất. Đất làm cho lúa sinh hạt. Nếu hạt cải cứ ở mãi trong cửa hàng bán hạt giống, nó có thành cây không và như thế có khả năng che chở không? Như vậy, đây là một sự cộng sinh giữa hai sức mạnh: sức mạnh của đất và sức mạnh của hạt giống. Chính Chúa Giêsu cũng đã ví mình như “hạt lúa gieo vào lòng đất” (x.Ga 12,24). Qua dụ ngôn này, chúng ta có dám tin vào “đất” tức là môi trường đón nhận hạt giống. Đất hay ruộng là bẩn – dù là đất đen hay đất đỏ – nhưng đó lại là không gian cần thiết cho sự sống và phát triển. Sống “trong” đất, “giữa” đất, “với” đất, cần phải có sức mạnh của niềm tin. Ki-tô giáo của chúng ta là đạo “nhập thể” và “nhập thế” như chính Chúa Giêsu là hạt giống Thiên Chúa Cha giéo vào trần gian. Cám dỗ “lìa bỏ” đất, “xa cách” đất diễn tả sự thiếu niềm tin và như vậy thiếu dấn thân. Nơi đất này – trần gian này – Thiên Chúa thực hiện những điều tốt đẹp, những hoa trái dồi dào cho con người. Cần sức mạnh của lòng tin mới có thể vững vàng bước đi trong trần gian này, nhiều khi trong đêm đen – như đêm đen của đại dịch Covid. Đây là niềm tin vào “nội lực” của Nước Trời. Nước Trời sẽ phát triển và mang lại những hoa trái tốt lành. Nhưng Nước Trời là “ở đây” và “lúc này”, ở nơi “đất”, và đồng thời cũng “ở giữa” và “ở trong” con người.

Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta sống ở trên “đất” này với tất cả sự dấn thân và dám có sức mạnh đi vào mầu nhiệm “tự huỷ” đê bản thân sinh nhiều hoa trái tốt lành cho tha nhân. “Nếu hạt giống gieo vào lòng đất, nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). “Đất” này đây – trần gian này đây – là nơi Con Thiên Chúa đã đến sống, là nơi Người thực hiện công trình Nước Trời là cứu độ nhân loại, và cũng là nơi trở thành bàn đạp để tiến tới Nhà Cha Trên Trời.

 3. TIN VÀO LÒNG THÀNH CỦA BẢN THÂN

Tiếp tục sống ở trần gian, dưới đất này, và ước muốn đi về cùng Chúa, để được hưởng kiến Chúa nhãn tiền, luôn là một day dứt của mỗi ki-tô hữu, của mỗi chúng ta. Đó cũng là khắc khoải của thánh Phao-lô.

Trong bài đọc hai, trích thư thứ hai gửi giáo đoàn Cô-rin-tô, thánh Phao-lô đã nói lên tâm sự của ngài: “Thưa anh em, chúng tôi luôn mạnh dạn, và chúng tôi biết rằng: ở lại trong thân xác là lưu lạc xa Chúa, vì chúng ta tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa.” Rồi ngài nói rõ: “Vậy, chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa. Nhưng, dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Chúa.”

Thánh Phao-lô đã đưa ra một tiêu chí “làm đẹp lòng Chúa”. Đây là tiêu chí mang lại sự mạnh dạn, tức là sức mạnh cho ngài. Đây cũng là sức mạnh lòng tin nơi chính bản thân. Dám tin vào định hướng cuộc đời “làm đẹp lòng Chúa”. Đây là ánh sáng và đây là sức mạnh cho những ai muốn làm môn đệ Chúa, muốn sống đời ki-tô hữu có giá trị.

Lòng tin vào bản thân nơi đây là niềm tin vào “tham vọng”, nghĩa là ước muốn mãnh liệt của mình, niềm tin vào tình yêu của mình đối với Thiên Chúa “làm đẹp lòng Thiên Chúa”. Đây cũng chính là sức mạnh cho Chúa Giêsu khi nghe Chúa Cha nói: “Con là Con yêu dấu của Cha, cha hài lòng về Con.” (Mc 1,11). Đây là sức mạnh niềm tin của Chúa Giêsu khi dấn thân vào cuộc sống nhân loại để mang ơn cứu độ cho con người. Đó là sức mạnh của lòng tin, và đó cũng là niềm tin vào sức mạnh.

Chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho chúng ta sống và hoạt động ở dưới đất này – đang khi xây dựng Nước Trời – thì luôn đi theo ánh sáng “làm đẹp lòng Chúa”, để luôn tiến bước trong lòng tin, trong sức mạnh của niềm tin vào tình yêu và quyền năng Thiên Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...