Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 17 TN NĂM A: KHO TÀNG QUÝ GIÁ

 

Chúa Nhật XVII Thường Niên A

KHO TÀNG QUÝ GIÁ

 

Đan Viện Xitô TM. Phước Hải

Nói đến kho tàng, ai cũng ham, vì nó làm cho chúng ta trở nên giàu có, sung túc để thoải mái thụ hưởng cuộc sống. Hôm nay Đức Giêsu cũng mượn hình ảnh kho tàng để nói về Nước Trời: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng…”

1. Kho tàng của vua Salômôn.

Vua Salômôn được biết đến như một trong các vị vua vĩ đại nhất của Israel “Vua Salômôn là người trổi vượt hơn tất cả các đế vương trên mặt đất về sự giàu có và khôn ngoan” (1V 10,23).

Sự giàu có của Vua Salômôn được thể hiện qua nhiều mặt như: số lượng lớn thực phẩm vua và triều đình dùng trong một ngày (x. 1V 5, 2-3), quyền bính của vua đối với toàn lãnh thổ và các nước lân cận (x. 1V 5,1), các công trình vĩ đại vua đã xây dựng với những vật liệu đắt tiền và quý giá (x.1V 6-7), số lượng lớn vàng, hương liệu và những sản vật giá trị vua thu vào hằng năm (x. 1V 10,14-15), vua có 700 vợ và 300 cung phi (x. 1V11,3), và nhiều thứ khác nữa (x. 1V 9,26-10)…

Vua Salômôn có một kho tàng kếch xù khó ai bì kịp. Nhưng đó có phải là toàn bộ kho tàng của ông không, hay ông còn có một kho tàng nào khác?

Bài đọc (1 V3,5.7-12) hôm nay cho ta biết về giấc mộng của vua Salômôn. Thiên Chúa biết được nỗi ưu tư của vị vua trẻ khi mới lên ngôi, nên Ngài muốn giúp đỡ vua bằng cách ban cho ông điều ông mong muốn khi nói: “Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho” (1V 3,5). Ở đây ta thấy chân dung của một vị Thiên Chúa thật tinh tế đã đi bước trước khi muốn gia ân cho các tôi tớ Ngài. Ngài còn tinh tế ở chỗ, không áp đặt ân huệ nên con người một khi chưa hỏi ý kiến họ, mặc dù Ngài thừa biết những bí ẩn nơi tâm can mỗi người. Vậy Salômôn đã xin gì? Ông xin: “có một tâm hồn biết lắng nghe để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái” (1V 3,9). Chúa hài lòng vì vua đã xin điều đó, cả điều vua không xin Chúa cũng ban cho như giàu có, vinh quang… ( x. 1V 3,10-13)

Những gì mà ta mong ước có được thì đó sẽ là kho tàng đối với ta: “vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó” (Mt 6,21). Vậy của cải giàu có không phải là kho tàng quý nhất mà Salômôn có được mà chính là sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho (x. 1V 5,10-11). Vua Salômôn khôn ngoan trong việc xử án (x. 1V 3,16-28), khôn ngoan trong việc quản trị lãnh thổ (x. 1V 5,1.4-5), ông còn khôn ngoan cả trong biệt tài sáng tác những câu châm ngôn, những điệp khúc và thánh vịnh… (X.1V 5,12-14). “Phần cốt lõi đầu tiên trong sách Châm ngôn là của vua. Sau đó nhiều tác giả đã đề tên vua trên đầu tựa những cuốn sách khôn ngoan của họ. Chẳng hạn các sách Giảng viên, Diễm ca và Khôn ngoan trong Kinh Thánh, được gán cho vua Salômôn, mặc dù do những tác giả khác viết ra. Vua đã quy tụ tại triều đình những nhà văn có khả năng soạn thảo các truyền thuyết của Israel cho đến lúc ấy vẫn còn tản lạc đó đây hoặc đã được truyền miệng cho đến thời bấy giờ. Những cuốn sách cổ nhất trong Kinh Thánh được soạn thảo dưới triều đại của ông” (chú giải Thánh Kinh 1V5,1). Vậy, của cải giàu sang, phú quý vinh quang chỉ là những kho tàng phụ thuộc Thiên Chúa ban thêm cho ông vì ông đẹp lòng Thiên Chúa như lời ca ngợi Đức Khôn Ngoan sau: “Đức Khôn Ngoan tôi đã quý trọng còn hơn cả vương trượng, ngai vàng. Tôi coi của cải chẳng là gì so với Đức Khôn ngoan” (Kn 7,8). Đoạn khác viết: “Cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi. Nhờ tay Đức Khôn Ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể. Tôi vui hưởng mọi sự tốt lành ấy, vì chính Đức Khôn Ngoan đem chúng đến với tôi” (Kn 7,11-12) và: Đức Khôn Ngoan là kho báu vô tận cho con người. Chiếm được Đức Khôn Ngoan là được nên bạn hữu với Thiên Chúa, và được Người tin cậy, vì đã tiếp nhận những lời dạy dỗ bảo ban” (Kn7,14).

Như vậy, sự Khôn ngoan chính là kho tàng quý giá, quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà vua Salômôn đã có được. Kho tàng đó chính là kho tàng Đức Tin, tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn phát sinh mọi sự khôn ngoan và thiện hảo.

2. Con đường dẫn tới kho tàng

Thư của thánh Phaolo gởi giáo đoàn Rôma (Rm 8,28-30) cho ta biết được một loại kho tàng khác và cách thức để chúng ta đạt đến kho tàng ấy. Đó là kho tàng nào? Hãy nghe lời thánh tông đồ: “Những ai  Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,30c).

Phúc vinh quang ở đây chính là kho tàng, điều con người được hưởng trên Thiên Đàng, hay nói theo ngôn ngữ của Chúa Giêsu trong đoạn Tin mừng Matthêu hôm nay thì đó là Nước Trời, nơi cư ngụ cho những ai sống một cuộc đời công chính, thánh thiện trước nhan Chúa.

Đâu là con đường, hay cách thức để chiếm được kho tàng ấy? Ta hãy nghe thánh Tông đồ nói tiếp: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người…Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người…cũng làm cho nên công chính” (Rm 8,28-30).

Như vậy, điều quan trọng không phải là ta làm gì mà là chính Thiên Chúa đã làm tất cả vì yêu thương ta. Ta không phải là nhân vật trung tâm trong tiến trình nên thánh mà chính ý định nhiệm mầu và các ân huệ yêu thương xuất phát từ sự quan phòng của Thiên Chúa, chính con đường Ngài dành riêng cho ta là con đường dẫn ta tới kho tàng. Phần ta, ta cần đón nhận mọi sự với thái độ vâng phục đức tin và cộng tác với Chúa bằng cách đón nhận mọi sự xảy đến cho ta, ngay cả nghịch cảnh. Tôi đã đọc được điều này trong cuốn sách “Đời thay đổi khi ta thay đổi”, nếu cuộc đời tặng bạn một trái chanh, thì bạn hãy thêm muỗng đường để biến nó thành ly nước mát lành thay vì là ngồi gặm nhấm vị chua chát, cay đắng của nó. Muỗng đường là gì? Nếu không phải là thái độ bình tĩnh, vui vẻ đón nhận mọi rắc rối với tình yêu và lòng cậy trông vào Thiên Chúa, đồng thời biết biến báo, xoay chuyển tình thế cách sáng tạo để biến xấu thành tốt, hại thành lợi…Và Thiên Chúa cũng thường dùng những trái chanh như thế như khí cụ để thanh luyện tâm hồn ta “nên đồng hình đồng dạng với Con của Người”. Chỉ có bước qua thập giá mới có thể đến được vinh quang, đó là con đường Đức Giêsu đã đi và là con đường duy nhất dẫn ta đến với kho tàng Nước Trời.

3. Nước Trời – Kho tàng quý giá

Chúng ta đã lướt qua hai bài đọc một và hai để từ từ khám phá ra kho tàng quý giá. Giờ đây, chúng ta trực tiếp nghe Chúa Giêsu, người Con Chí Ái của Thiên Chúa Cha mạc khải cho ta về kho tàng quý giá ấy: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy” (Mt 13,44).

Trong cuộc đời, chúng ta có rất nhiều thứ đặc biệt quan trọng với ta như gia đình, sự nghiệp, người yêu, mạng sống và danh dự của ta… Nhưng những thứ mà ta tưởng mình “có” đó, có thật sự là của ta hay là của Thiên Chúa ban tặng? Như vậy, chính cái mà ta tưởng mình “có” đó chỉ là cái mượn tạm, cái tạm bợ, cái có chóng qua. Nên ta cần mong mỏi cái có vĩnh hằng, cái có từ đời đời là chính Thiên Chúa, Đấng thường hằng bất biến.

Để có được Cái Có này, đòi hỏi chúng ta phải có một cuộc đánh đổi, một mất một còn “bán tất cả những gì mình có mà mua”. Vì chúng ta không thể bắt cá hai tay, đứng núi này trông núi nọ. Muốn có kho tàng quý giá nhất mà lại không chịu từ bỏ, đánh đổi kho tàng kém giá trị hơn.

Khi đã gặp được kho tàng thì “người kia liền chôn giấu lại”, Nước Trời rất quý, đâu dễ gì mà đạt được ngay. Khi đã cho ta được đụng chạm, được một lần gặp gỡ Chúa, một lần cảm nếm hương vị Nước Trời thì Người lại giấu chúng đi, để ta như một con nghiện cháy bỏng thèm khát phải mong mỏi, phải tìm kiếm kiên trì mới mong gặp lại. Và Ngài cho chúng ta có thời gian để thực hiện sự từ bỏ, sự đánh đổi, một cuộc đầu tư có kế hoạch chứ không đơn giản chỉ là ước muốn suông.

“Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới… các thiên sứ sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính” (Mt 13,47-49). Ở đây Chúa Giêsu cho ta biết Nước Trời thuộc về những ai, những người công chính. Người công chính là người như thế nào thì ta đã nghe thánh Phaolô tông đồ nói: “Những ai yêu mến Thiên Chúa…Nên đồng hình đồng dạng với Con của Người” (x. Rm 8,28-29). Tức là những ai đã bước theo Đức Kitô trên con đường thập giá, “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên.” (Kh 7,13-14)

Qua ba bài đọc của Chúa Nhật XVII Thường niên A hôm nay, chúng ta nhận ra rằng, kho tàng quý giá không phải chỉ là ngọc ngà, châu báu, bạc vàng, của cải vật chất mà nó còn là cái gì đó giá trị hơn nhiều như kho tàng sự khôn ngoan, kho tàng đức tin, và hơn hết cả là kho tàng Nước Trời. Vì sự khôn ngoan và đức tin là cửa ngõ dẫn tới Nước Trời. Con người khôn ngoan thực sự thì tìm cách để đoạt được Nước Trời vì: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...