Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Chúa nhật 16 Tn A (Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43(13,24-30)

Chúa nhật 16 Tn A (Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43(13,24-30)

Tuần trước, Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn người gieo giống để nói về thái độ đón nhận lời Chúa. Tuần này Chúa Giêsu lại dùng những hình ảnh khác để nói về điều tốt điều xấu cùng song hành qua hình ảnh ruộng lúa và cỏ lùng.

Cỏ lùng là một thứ cỏ giống cây lúa, nhất là khi còn nhỏ nếu không quen người ta khó nhận ra nó. Ai làm nông chắc có kinh nghiệm đó. Chúa muốn dùng hình ảnh này để nói về điều thiện và điều ác luôn hiện diện trong xã hội chúng ta. Điều ác là cỏ lùng, điều thiện là lúa, cả hai sống lẫn lộn trong tâm hồn và xã hội chúng ta. Tự bản chất cỏ vẫn là cỏ, dù nhỏ hay lớn nó cũng không trở thành lúa được. Lúa vẫn là lúa dù nó xấu, không xanh mơn mởn như cỏ nhưng vẫn là lúa. Cỏ không trở thành lúa được nhưng một người tội lỗi với thời gian có thể trở thành một người công chính. Trong lịch sử các thánh chúng ta thấy điều đó, chẳng hạn thánh Phêrô, Mađalena, Augustino… Nếu Chúa không khoan dung thì chúng ta đâu có những vị thánh này, không có những bông lúa mẩy này. Hoặc ngược lại có những người bây giờ thánh thiện đấy nhưng liệu trong tương lai, khi chết chúng ta thuộc loại nào, lúa hay cỏ dại, điều đó không ai biết vì con người chúng ta yếu đuối và hay thay đổi.

Qua hình ảnh ruộng lúa và cỏ lùng chúng ta có thể thấy những điểm sau:

Xã hội, Giáo hội, cộng đoàn tu chúng ta tự bản chất là ruộng lúa tốt nhưng không bao giời ruộng thiếu cỏ lùng. Xã hội, Giáo hội, cộng đoàn luôn có những người đạo đức nhưng cũng không thiếu những người chưa đạo đức. Nhưng như bài đọc thứ nhất trong sách Khôn ngoan nói: Thiên Chúa luôn khoan hồng. Ngài lấy lượng từ bi mà cai quản. Vì khoan hồng nên Chúa yêu thương cả hai, để cho cả hai cùng sống chung với nhau. Ngài không phạt cũng không cho người ta nhổ sớm để tạo cơ hội cho người chư tốt biết ăn năn trở lại, trở nên những cây lúa xanh tươi.

Trong cuộc sống nhiều khi khó phân biệt ai là người đạo đức thật, ai là người đạo đức giả, ai là lúa, ai là cỏ? Nhiều khi chúng ta bị mắc lừa là vậy, cứ tưởng họ tốt lành, nào ngờ họ là người xấu, là cỏ lùng.

Cũng như cỏ lùng, nhỏ, tinh vi, khó nhận ra thế nào thì những tật xấu chúng ta nhiều khi cũng tinh vi bí ẩn như vậy. Nhiều khi những tật xấu mà chúng ta cứ ngỡ là nhân đức; nhiều khi chúng ta xét nét, khó khăn với anh chị em mình trong việc đi lại, tiêu dùng… mà cứ nghĩ mình giữ luật, lo cho anh chị em…. Cũng vì sự tinh vi ấy mà chúng ta không nhận ra để sửa đổi, ăn năn thống hối, thậm chí còn biện minh để những tật xấu ấy phát triển. Vì thế chúng ta đừng để ma quỉ thừa cơ lợi dụng gieo vào lòng vào cộng đoàn chúng ta những mầm mống cỏ lùng. Những mầm mống ấy có thể là những tật xấu như: nói hành, bất hòa, ghen ghét, bè phái, ích kỷ, hẹp hòi….

Chúng ta cũng cần tự hỏi, lúc này đây tôi là lúa hay cỏ lùng, nếu là lúa chúng ta cám ơn Chúa, nếu cỏ lùng chúng ta hãy mau mau ăn năn trở về với Chúa, trở nên những cây lúa tốt trong ruộng lúa của Giáo hội, của cộng đoàn. Và cũng xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ đóng vai trò độc hại của ma quỉ: gieo cỏ lùng vào Giáo hội, vào cộng đoàn mình. Muốn được như vậy chúng ta cần có ơn Chúa, cần có Thần Khí Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta như bài đọc 2 thánh Phaolô mời gọi: Chúng ta yếu hèn không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

Lm. Hoàng Luật

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...