Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG – NĂM A

 

 

Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm A

Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12

 

SỐNG TÂM TÌNH SÁM HỐI

 

 Lm. John Chrysostom Nam, TP.

Phụng vụ Mùa Vọng mời gọi chúng ta sống lịch sử ơn cứu độ của Đức Kitô. Bắt đầu từ việc dân Do thái mong đợi Đấng Messia đến “giải phóng” họ khỏi ách nô lệ, đặc biệt là nô lệ tội lỗi. Các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến và ông Gioan Tẩy Giả kêu gọi dân chúng: “hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,1-2), đó cũng là sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật II Mùa Vọng hôm nay mời gọi chúng ta hãy “sống tâm tình sám hối”.

– Sống tâm tình sám hối là gì? Thưa, đó là sự thay đổi tận căn và toàn diện: từ não trạng, tư tưởng đến hành động trong đời sống. Sám hối là từ bỏ nếp sống giả hình, nếp sống “khẩu phật tâm xà”, miệng thì nói năng những lời ngọt ngào nhưng lòng dạ đầy những toan tính xấu xa. Theo tư tưởng của ngôn sứ Isaia, sám hối là lấp đầy những hố sâu của lòng ích kỷ, tham vọng và hưởng thụ, là bạt đi những đồi cao của sự kiêu căng tự mãn, là uốn cho ngay những quanh co lươn lẹo trong tư tưởng và hành động dối trá, để có thể đón nhận Đấng Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả xác tín mạnh mẽ: “Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, để các ngươi có lòng sám hối; còn Đấng sẽ đến sau tôi có quyền năng hơn tôi và tôi không đáng xách giày Người. Chính Đấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11).

– Hiệu quả của việc sám hối tận căn và toàn diện: Đó là sám hối cần phải gắn liền với canh tân để trở thành một con người mới, sống trong thời đại mới, thời đại cứu chuộc, thời đại ân sủng và tình thương. Việc sám hối ấy phải dẫn tới hoa trái thiêng liêng là việc lành phúc đức và tình bác ái (Mt 3,5). Như thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma đề nghị: “Anh em hãy tiếp rước nhau như chính Đức Giêsu đã tiếp nhận anh em” (Rm 15,4-9), đó mới là sám hối tận căn.

Sám hối cải đổi tận căn cũng chính là điều kiện để dẫn chúng ta vào Trời Mới Đất Mới. Trở lại với bài đọc I chúng ta nhận thấy tiên tri Isaia mô tả “vương quốc mới” do một Vị Vua xuất thân từ gốc tổ Giêsê, Ngài sẽ bảo vệ dân và mang lại hòa bình cho “vương quốc” này. Lúc đó con người, thiên nhiên và vạn vật sẽ sống chan hòa với nhau: “Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau… Trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc cũng chẳng hề hấn gì” (Is 11,1-10); bởi vì sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người.

Mùa Vọng nhằm nhắc nhở chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón Vị Vua Giêsu trong đêm Giáng Sinh. Muốn đón tiếp Ngài, chúng ta cần thực hành lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy Giả ngày hôm nay: “Hãy sám hối”, hãy trở nên người mới, mới trong cách suy nghĩ, mới trong cách cư xử đối với Chúa và đối với tha nhân. Kinh nghiệm cho ta thấy, chướng ngại lớn nhất của việc hoán cải là tính kiêu căng và tự mãn, cho mình là người công chính không cần ơn cứu độ và mải mê thế sự, lo thụ hưởng những nhu cầu vật chất theo sở thích riêng.

Qua sứ điệp Lời Chúa hôm nay, nguyện xin Chúa giúp chúng con nhận ra con người yếu đuối của mình để chúng con dám thực hiện một cuộc hoán cải nội tâm. Ước gì chúng con học được gương thánh Gioan Tẩy Giả, là trở nên những ngôn sứ cho thời đại và khiêm hạ dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Khi Người đến, cùng với thánh nhân chúng con quả quyết rằng “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...