Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ: Vua tình yêu

CHÚA NHẬT XXXIV TN C

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA

Vua tình yêu 

Đan viện Phước Hải

Hôm nay, là Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua để nhắc nhớ chúng ta nhận thức vị trí và vai trò làm vua của Chúa trên cuộc đời chúng ta.

*Vua là gì?

Vua là một danh từ trung lập trong tiếng Việt để gọi các nguyên thủ quốc gia chế độ quân chủ, trong tiếng Anh là monarch, sovereign, ruler, king, emperor và chữ Hán là quân chủ

( 君主). Về mặt nghĩa vua là người nắm mọi quyền hành trong một quốc gia. Bởi thế mà quan niệm bình thường của con người là gắn liền ông vua với ngai vàng, với quyền lực, với thống trị. Cho nên người ta phải dùng tới bạo lực để đạt được ngôi vua, để rồi bắt mọi người phải quy phục mình và ngày đăng quang sẽ là một ngày chiến thắng. Vậy thì đâu là vua tình yêu?

*Vua tình yêu

Vua tình yêu thì hoàn toàn ngược lại, sức mạnh nơi Ngài là tình yêu, quyền lực của Ngài là sự khiêm hạ, và giàu sang của Ngài là phục vụ, vị vua này chính là Đức Giêsu. Trong bài đọc I ( 2Sm 5,1-3), thuật  lại việc cậu bé Đavít đã được tiên tri Samuen nhân danh Thiên Chúa xức dầu để làm vua Itraen, “Chúa đã nói với ngài rằng: ‘Chính ngươi sẽ chăn dắt Israen, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Itraen”. Điều này có nghĩa là vua Đavít chỉ là “người chăn dắt” dân “của Thiên Chúa”, chính Thiên Chúa mới là Vua thật của “dân Ngài”,  bởi Vua Đavít chính là hình bóng của Vua Giêsu trong thời Tân Ước sau này. 

Bài đọc II (Cl 1, 12-20) Thánh Phaolô cho chúng ta gặp một vị vua giàu tình thương và quyền năng đó là Đức Giêsu “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tăm tối và đưa vào vương quốc  Thánh Tử chí ái” ( Cl 1, 13). Vua Giêsu không dừng tại đây, mà Ngài còn đổ máu mình ra để  hoà giải tất cả  loài người với Thiên Chúa, “nhờ máu Ngài đổ ra trên thập giá Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”(Cl 1,20), không ai yêu mãnh liệt như Ngài. Ngài hiến mạng để cứu độ loài người và trở thành lương thực nuôi dân Ngài, như thế Chúa Giêsu là vua tình yêu, Vua tối cao trên toàn thể vũ trụ. Bài Tin Mừng hôm nay sẽ nói lên tính cách và vương quyền của Đức Giêsu.

* Đức Giêsu vua tình yêu.( Lc 23, 35-43)

Thiên Chúa là tình yêu” ( 1Ga 4, 16), định nghĩa của Gioan rất đơn giản nhưng chứa đựng cả một bể khơi nguồn tình yêu. Đức Giêsu đến trần gian là để hầu hạ và phục vụ con người. Bao năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã tận tụy phục vụ một cách nhưng không cho con người, qua việc rong ruổi khắp nơi, để tìm kiếm và cứu chữa con người. Ngay cả  những người đau ốm, những kẻ bị quỷ ám, những người đơn côi, những kẻ tội lỗi đều được Ngài tận tình chăm sóc cả hồn lẫn xác. Cử chỉ phục vụ của Ngài được thể hiện cô đọng trước khi chịu khổ nạn, Ngài đã cúi xuống và rửa chân cho các môn đệ “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10, 45), cử chỉ phục vụ cách nhưng không mà Chúa dành cho con người.  Cuối cùng Đức Giêsu đã tế hiến cuộc đời của mình cho tình yêu nhân loại “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình ” (Ga 15, 13), Ngài đã hy sinh chết trên thập giá một cách khổ nhục để cứu chuộc nhân loại. Hôm nay Lu-ca cho thấy tên gọi của Ngài chính là Tình yêu, tên gọi này cũng là tên gọi của Thiên Chúa, hay nói cách khác tình yêu là chính vương hiệu của Đức Kitô vàvương quốc của Ngài không xây dựng trên bạo lực và quyền hành, mà được xây dựng trên tình yêu thương, khí giới Ngài dùng là đỉnh cao Thập Giá

*Ngày đăng quang của Vua tình yêu

Nghi thức phong vương thường là thầy thượng phẩm nhân danh Thiên Chúa xức dầu tấn phong ai đó làm vua trước mặt đông đảo dân chúng chứng kiến và nhiệt liệt tung hô. Nhưng, nghịch lý thay, nghi thức phong vương của Vua tình yêu lại hoàn toàn khác, Ngài được phong vương trên thập giá với bản án trên đầu “ Đây là vua dân Do Thái” (Lc 23, 38), ngai vàng của Ngài không gì khác là cây thập giá, vương niệm là vòng gai cuốn trên đầu, áo cẩm bào là thân hình trần trụi ô nhục. Những lời tung hô là những lời cười nhạo của các thủ lãnh, và lính tráng thì không ngớt lời chế giễu, dân chúng thì đứng nhìn. Thật là Ngài đã đi xuống tận đáy bùn đen của xã hội loài người, bị đầy đọa, bị chửi rủa, bị khinh miệt và cuối cùng bị giết chết. Vậy thì vương quốc của ngài là gì? Chúa Giêsu đã khẳng định: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18, 36), vương quốc mà Ngài nói tới là một Vương quốc đảo lộn mọi bậc thang giá trị mà con người vẫn thường đặt định, đó là vương quốc của tình yêu, hay còn gọi là vương quốc Nước trời.

.* Vương quốc của tình yêu

Khi hứa cho người trộm lành vào Thiên Đàng, Chúa Giêsu đã khai mạc vương quốc của Người, Tin Mừng Lu-ca mô tả vương quốc tình yêu. Giữa bao người lăng mạ, nhạo báng Chúa và vương quyền của Ngài, thì có một người nhìn nhận vương quyền của Chúa, người đó lại chính là kẻ tội phạm cùng chịu đóng đinh với Chúa. Hẳn không ai gọi hắn là ‘lành’ vì cả đời tên này đã sống gian ác, từng phạm nhiều tội tày trời đến mức mà xã hội phải tuyên án tử, một tên độc ác như thế mà lại được Vua tình yêu nhận vào vương quốc và công bố , “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 35, 43). Tại sao, hắn được vào?, Vì hắn đã khám phá ra tình thương bao la của Chúa, một người vô tội mà bị nguyền rủa và giết chết, nhưng lại tha thứ cho những kẻ đã xúc phạm đến mình, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).  Anh ta đã khám phá nơi hành động của Chúa như một dấu chỉ mạc khải tình thương của Ngài, lúc này anh nhận ra Chúa là vua tình yêu và bày tỏ ước muốn được sống trong Nước tình thương này, “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,42). Chúa Giêsu đã mạc khải vương quyền của Ngài bằng hành động cao cả nhất của tình thương là hiến dâng mạng sống mình để mang lại sự sống vĩnh cửu cho muôn người. Chúa Giêsu Kitô là Vua, Ngài làm vua bằng tình yêu thương và đã gieo rắc khắp nơi tình yêu thương đó cho nhân loại, hay nói khác đi vương quốc của Đức Kitô đang rộng mở chào đón tất cả mọi người, miễn là mỗi người biết khiêm tốn đưa tay ra lãnh lấy tấm thẻ công dân của tình thương Chúa ban tặng cho cách nhưng không. Hơn nữa mọi người cần ý thức về thân phận bất xứng tội lỗi của mình, thì càng dễ dàng mau mắn đưa tay ra đón nhận hơn. Như thế công việc và điều kiện duy nhất cần chu toàn để gia nhập vương quốc của Vua tình yêu chỉ là khiêm tốn đón lấy ơn cứu độ đầy lòng xót thương mà Thiên Chúa không ngừng trao ban!  Vậy chúng ta đã sẵn sàng chưa? Hãy sống tự do trong tình yêu của Chúa, và dứt bỏ mọi ràng buộc của danh, lợi, thú, hãy mở rộng trái tim yêu thương, như thế chúng ta mới xứng đáng trở thành công dân trong Nước Chúa. Xin Chúa Giêsu là Vua cai trị và dẫn dắt chúng ta đi trên đường ngay nẻo chính, và xin Ngài ngự trị thánh hoá cuộc đời chúng ta trong hồng ân và tình thương của Ngài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII Thường Niên, Năm B, Ga 6,1-15 Bánh Nuôi Hồn

Chúa Nhật XVII Thường Niên, Năm B, Ga 6,1-15 Bánh Nuôi Hồn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong năm phụng vụ, chúng ta đã nghe-đọc-gẫm nhiều lần...

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...