Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, ĐÊM HỒNG PHÚC (Minh An)

Kết quả hình ảnh cho DEM GIANG SINH HONG PHUC

ĐÊM HỒNG PHÚC

                  Lc 2,14-20                        

Đêm nay, đêm hồng phúc, đêm kỷ niệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, Ngài là Chúa, là Đấng cứu độ trần gian. Đêm nay, đêm tuyệt diệu, con người mở rộng cõi lòng để đón nhận ơn thánh từ trời cao tuôn đổ dạt dào. Quả đúng là “vi diệu” và hồng phúc “Đất với Trời giao duyên”, Thiên Chúa nối kết với con người, con người trở nên con Chúa và Thiên Chúa đã trở thành “người” sống giữa thế gian: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.

Tiếng hát ví von của các thiên thần trên bầu trời Bêlem năm xưa là dấu chỉ báo hiệu Tin Mừng trọng đại cho muôn dân biết kế hoạch của Thiên Chúa đã chuẩn bị từ xa xưa, nay được thực thi, mọi người hãy mau mau đến thờ lạy và đón nhận ân phúc của Ngài: “Này, tôi báo cho anh em biết một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho tòan dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, Đức Chúa” ( Lc 2, 10. 11).

Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã chấp nhận trở nên một trẻ thơ nhỏ bé, yếu ớt… được bao bọc, che chở bởi cha mẹ là người phàm xác thịt – Maria và Giuse. Có lẽ cả Maria và Giuse cũng không hiểu nổi điều “vi diệu” này mà Thiên Chúa đã chọn để làm: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người. Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” ( Lc 2, 12). Một trẻ sơ sinh được bọc tã, nằm trong máng cỏ đó lại là Thiên Chúa Cứu Thế. Thật là khó hiểu với cách mà Thiên Chúa đã chọn và đã làm. Nhưng đó lại là điều hiện thực: “Ngôi Lời đã thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta” ( Ga 1, 14).

Nơi hang đá Bêlem năm xưa ấy, có lẽ Giuse như đăm chiêu ngắm nhìn Hài Nhi với tâm hồn đầy băn khoăn lo lắng, khó hiểu. Còn Maria thì: “hằng ghi nhớ những kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Thiên Chúa đã thực hiện một sự kiện lạ lùng, khó hiểu đối với loài người, nhưng đó lại là điều tầm thường đối với Thiên Chúa, vì: “ không có gì mà Thiên Chúa không làm được” ( Lc 1, 37). Thiên Chúa đã làm điều tốt nhất để đem ơn phúc từ trời xuống cho con người, ơn phúc đó chính là món quà vô giá, con Thiên Chúa Nhập Thể cứu đời. Thiên Chúa cứu đời bằng cách bắt Con của mình gánh lấy tội cho nhân loại; Thiên Chúa cứu đời là đưa con người trở về giao hòa với Thiên Chúa, cho làm con Chúa trong ân sủng, và nhất là cứu chuộc con người thoát ách nô lệ tội lỗi để được sống vĩnh cửu với Ngài. Quả đúng là “vi diệu” Thiên Chúa đã làm điều mà con người ta không thể làm. Nghĩa là, vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã làm tất cả…để tình yêu đó được phủ đầy trên khắp nhân gian: “Yêu là dám hy sinh tính mạng cho người mình yêu” ( Ga 15, 13).

Đêm hồng phúc mừng kỷ niệm con Thiên Chúa Giáng sinh cách đây hơn hai ngàn năm, ta được mời gọi đến hang đá Bêlem, không những chỉ để múc lấy ơn sủng Thiên Chúa ban cách nhưng không, mà còn để chiêm ngưỡng mầu nhiệm con Thiên Chúa Nhập Thể. Ta chiêm ngắm một Hài Nhi nhỏ bé, yếu ớt được bao bọc và che chở bởi bà Maria và ông Giuse, nhưng đó lại là Chúa Cứu Thế. Ta chiêm ngắm Hài Nhi nhỏ bé yêu ớt ấy để khiêm tốn nhìn lại thân phận mỏng dòn của mình mà xin ơn Chúa tăng thêm sức mạnh, để vượt hiểm nguy sóng gió, bụi trần. Ta chiêm ngắm Hài Nhi nhỏ bé ấy để nhìn thấy “Thiên Chúa đã hạ thân thấp hèn và cư ngụ giữa muôn người” (x Ga 1, 14), để biết quý trọng mọi người, nhất là những người ốm đau, bệnh tật, đói khổ, vô gia cư, bị xã hội ruồng bỏ…cho dù con người ta có thế nào đi nữa thì Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện, đồng hành và “cư ngụ” trong họ. Khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu nằm trong máng cỏ, ta cũng được mời gọi bảo vệ sự sống, bảo vệ các thai nhi. Bảo vệ sự sống là không phá thai, không giết người… nhưng tìm mọi phương thế tốt nhất để sinh- dưỡng cho sự sống phát triển… vì “Con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban” (Tv 127, 3)…

 Những lời mời gọi tha thiết khi ta đến chiêm ngưỡng hang đá Bêlem không những chỉ giúp ta đạt đến hạnh phúc ở đời này nhưng còn hướng về sự sống vĩnh cửu trong tương lai, nơi Thiên Chúa đã dành sẵn cho những ai yêu mến Ngài. Đến với hang đá Bêlem, ta chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu, Mẹ Maria và thánh Cả Giuse trong cảnh đơn sơ, nghèo khó…sẽ thúc dục ta hướng đến sự phục vụ vị tha, vì khi phục vụ tha nhân là ta đang phục vụ Chúa: “khi ta đói, các ngươi đã cho ta ăn, khi ta khát các ngươi đã cho ta uống, ta trần truồng các ngươi đã cho áo mặc, ta ngồi tù các ngươi đã viếng thăm” (x. Mt 25, 31- 46).

Lạy Chúa, đêm nay, đêm của niềm vui, đêm của hạnh phúc, đêm Thiên Chúa “kết duyên” với loài người, đêm con người được đón nhận ơn phúc từ trời cao. Xin cho con không những chỉ vui vẻ, hạnh phúc khi được đón nhận ân sủng từ trời cao, mà còn mở lòng hướng đến những người đang gặp bất hạnh, khổ đau, những người miền trung đang bị “thiên tai” và “nhân tai” tàn phá…được thông chia ân sủng của Chúa, được an ủi, giúp đỡ…để họ vượt qua. Có như thế, tất cả chúng con cùng hợp với các thiên thần hát lên bài ca: “ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. 

Minh An

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...