Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Lời Chúa Chủ Nhật 32 TN-C

Chủ Nhật 32 TN-C

(Lc 20,27-38)

M. Micael Thành (PV.)

Chết là định luật tất yếu của con người, Sinh Ký Tử Quy. Có sinh có tử. Ai cũng phải trải qua một lần được sinh ra, và một lần phải từ giã cõi đời, bỏ lại tất cả. Con người từ cổ chí kim đã cố tìm ra phương thuốc trường sinh để làm cho đời sống bất tử. Nhưng tất cả đều vô ích. Con  người không tài nào làm ra được sự sống. Tuy vậy, ước vọng được sống và làm chủ chính vận mạng của mình đã thúc giục con người không ngừng đặt ra những câu hỏi cho mình: Con người sinh ra để làm gì?  Con người có chết thật không? Chết rồi đi về đâu? Con người có sống lại không? Có sự sống đời đời không?

Những vấn nạn trên đây đã được con người đặt ra từ muôn đời. Ngay từ thuở Cựu ước đã có người tin vào sự sống vĩnh cửu như trích đoạn sách 2 Macabê nói về bảy anh em đã kiên trì thà chịu chết vì luật Chúa chứ không ăn thịt heo vì sợ mất cõi phúc trường sinh. Thời Chúa Giesu cũng có người tin vào sự sống lại, và cũng có người không tin vào sự phục sinh sau khi chết. Nhóm Sadoc, một phái quá khích, đứng trước mặt Chúa Giesu là Đấng Hằng Sống, nhưng họ vẫn không tin vào sự Phục sinh. Trái lại, họ đã thử thách Chúa Giesu, xem Người quan niệm thế nào về sự sống lại, vì họ biết rằng, Chúa Giesu đang rao giảng về sự phục sinh. Vậy, quan điểm của phái Sadoc về sự sống lại như thế nào?

  1. Quan điểm của phái Sadoc.

Sự sống lại là điểm giáo lý khiến họ ly khai đối với người Biệt phái, và khi phủ nhận điều đó, họ cho mình là  người giữ lại niềm tin cổ truyền của Israel. Họ công nhận sau khi chết, linh hồn vẫn còn sống trong Sheol (âm phủ). Tuy nhiên, niềm tin vào sự sống lại dã xuất hiện vào thời các sách Macabe hoặc vào thời đại trước đó, dưới ảnh hưởng của một đời sống sâu xa hơn. Cựu ước muốn  hiệp thông chặt chẽ hơn với Thiên Chúa trong một thế giới tốt đẹp hơn. Sự hiện diện của những hồn ma trong Sheol không thể lấp đầy những khát vọng đó. Chỉ có sự nối kết giữa linh hồn và thể xác bên cạnh Thiên Chúa mới có thể làm họ thỏa mãn. Niềm hy vọng về sự sống lại được củng cố trong các cuộc chiến tranh tôn giáo. Thế nhưng, đó lại  là một tín điều mới, và họ phủ nhận điều này.

  1. Chúa Giesu khẳng định về sự sống lại.

Biết rõ tư tưởng thâm sâu nơi tấm lòng của họ. Chúa Giêsu không nói rõ sống lại thế nào, sống lại làm sao. Ơ đây, Chúa Giêsu có ý xác định rõ ràng: Người là Chúa ban sự sống, Người là Đấng Tác Sinh khi Người mượn sách Ngũ Thư của Cựu ước  mà nói với nhóm Sadoc rằng: Nếu Thiên Chúa là bạn của Abraham, Isaac và Giacob không phải trong giây lát, tạm bợ mà là bạn vĩnh viễn đời đời,vì “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải Thiên Chúa của kẻ chết” vì như Thánh Phaolo nói: “Nếu tội lỗi đã thống trị bằng cách làm cho người ta phải chết, thì An sủng cũng thống trị bằng cách làm cho người ta nên công chính để được sống đời đời, nhờ Đức Giesu Kito Chúa chúng ta” (Rm 5,21). Như vậy, Chúa là Đấng làm cho sống- “cùng chết với Đức Kito, cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6,8). Chính cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu đã làm cho sự sống lên ngôi thống trị: “Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống lại, là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,10). Điều này chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).  Như thế, Chúa Giêsu Kito là Chúa của sự sống, đó là niềm tin của người kyto hữu.

  1. Niềm tin của người Kito hữu xưa và nay.

– Sách 2 Macabe có một tầm quan trọng đáng chú ý, vì sách này chứa đựng những khẳng định rõ ràng về phục sinh, về thưởng phạt đời sau, về việc cầu nguyện cho người đã chết, về công trạng của các vị tử đạo. Qua câu truyện Bảy anh em dám chết vì tuân giữ  lề luật của Thiên Chúa cho họ xác tín rằng. Sau khi chết, họ sẽ được Thiên Chúa cho sống lại. Đó là niềm tin vào sự sống lại của người xưa.

– Ngày nay, cũng không thiếu gì người tin chắc chắn rằng chết không phải là hết, mà chết chỉ là một chuyển tiếp từ cuộc sống hiện tại sang cuộc sống vĩnh hằng, từ cuộc sống đời này sang cuộc sống đời sau. Đó là các tín đồ các tôn giáo trên thế giới. Tuy nhiên, khi quan sát cách sống của các tín đồ các tôn giáo, chúng ta dễ dàng nhận ra có nhiều cách thể hiện niềm tin khác nhau vào sự sống lại.

Vì tin vào sự sống đời sau, nhiều người sống thụ động, cam chịu tất cả mọi khó khăn, thử thách, thiệt thòi của cuộc sống đời này. Nhưng cũng vì tin nhiều người vượt qua được những khó khăn thử thách, và chấp nhận những hy sinh, từ bỏ một cách lạc quan tích cực và tin tưởng chứ không chỉ thụ động và cam chịu. Vì tin vào sự sống đời sau và cho rằng đó mới là sự sống thật, nhiều người tìm cách xa lánh thế gian, tức khinh rẻ, và trốn tránh các thực tại trần thế như gia đình, nghề nghiệp, xã hội loài người, để đi tìm một đời sống ẩn dật, thanh thoát, càng tách ra khỏi cuộc đời bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng cũng vì tin nên có người sống dấn thân vào các công việc của trần thế để xây dựng thế giới này theo các giá trị Tin Mừng.

  1. Lý chứng của người kito hữu vào sự sống lại.

* Sống lại là hợp lý.

Con người đúng nghĩa không chỉ có xác hay hồn, mà là xác lẫn hồn. Do đó, điều lành hay điều dữ con người làm là cả xác lẫn hồn đều được thưởng hay bị phạt. Bởi lẽ, xác phải sống lại với hồn để cùng chung một số phận mới là hợp lý. Mặt khác, phải có thế giới Phục sinh, một thế giới hoàn toàn không có sự ác chế ngự con người, quyền lực sự ác phải bị tiêu diệt, và để những ai sống chiến đấu cho công lý. Bởi thế, Thánh Phaolo nói: Nếu ta đặt mối hy vọng vào Chúa vỏn vẹn cho lúc sinh thời này thôi, thì quả ta là kẻ khốn nạn trong cả thiên hạ. (1Cr 15,19)

* Ky to giáo đã minh chứng về thế giới Phục sinh.

Chính Chúa Giesu đã khẳng định: Phục sinh và sự sống chính là Ta, ai tin vào Ta thì dầu có chết cũng sẽ được sống. (Ga11,25) Lời nói này đã đi đôi với việc làm của Chúa Giesu. Ngài đã làm cho con gái Ong Giairo; con trai bà góa thành Naim hay cậu Lazaro được sống lại. (Mc5,21; Lc7,11; Ga11) Tuy nhiên, sự phục sinh này mới chỉ là dấu chỉ sự Phục sinh thời Cánh chung, và minh chứng cho quyền năng Phục sinh của Chúa Giêsu trong ba ngày khổ nạn mà các Tông đồ đã được sờ nắn, ăn uống với Ngài mới chứng thực giá trị sự sống thời Cánh chung. (Lc 24; Ga 20,21)

  1. Niềm tin của người Kito hữu hôm nay vào sự sống lại.

* Niềm tin. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy: Tin vào Đức Giesu-Kito và Đấng đã cử người đến để cứu độ chúng ta là điều cần thiết để đạt được ơn cứu độ ấy. Cùng đó, Thánh Phaolo quả quyết rằng: “Không phải những gì luật dạy mà chính đức tin mới làm cho con người nên công chính” (Rm 3,28). Như vậy, khi chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã được tham dự vào sự sống Nhiệm thể của Chúa Kito. Chúa Kito là đầu, và chúng ta là chi thể. Đầu đi tới đâu thì thân thể sẽ được đi tới đó.  Mầm của sự sống đời đời  đã được gieo trong tâm hồn mỗi người. Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta chết đi cho tội và cùng sống lại với Chúa. Hạt giống đức tin và sự sống lại sẽ triển nở trong đời sống đạo. Niềm hy vọng của chúng ta chính là sự sống đời đời. Mỗi  lần đọc kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng: Xác loài người ngày sau sẽ sống lại và sự sống đời sau. Đây chính là cùng đích tối hậu của cuộc đời. Tuy vậy, chỉ tin thôi thì chưa đủ, mà đức tin phải được bồi đắc và chứng thực qua hành động.

* Hành động của niềm tin. Có một điều thật hiển nhiên rằng thân phận con người luôn giới hạn. Là con người, ai cũng phải chết nên xem ra cuộc đời dài vắn  không quan trọng. Con người có sống thọ thì sau khi mãn đời dương thế, thân xác cũng trở về bụi tro. Cốt lõi của cuộc sống đời tạm này là chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu. Vì thế, phải sống thế nào ở đời này để đảm bảo cho sự Phục sinh vinh hiển mai sau. Theo lời Thánh kinh dạy: Trong ngày Cánh chung cả người lành lẫn kẻ dữ đều phục sinh. Xác hồn người lành sống lại để được vinh hiển như Chúa; xác hồn kẻ dữ sống  lại để chuốc lấy khổ nhục đời đời. Vậy muốn sống lành để tránh dữ hầu được sống lại vinh hiển, ta phải thực hành ba điểm sau đây:

– Ham mộ lời Chúa, và năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh thể. (Ga5,24; 6,27)

– Vui say làm việc, không mặc cảm khi phải làm việc hèn kém, và hãnh diện khi làm điều tốt mà phải khổ. (1Pr1,10-11)

 – Khó với mình nhưng quảng đại với kẻ khác như trái tim Chúa Giesu. (Pl 2)

Dựa vào ba tiêu chuẩn sống trên mà tra vấn lương tâm xem ta đã hành động cụ thể thế nào, để sống điều mà ta xác tín.

 

Lạy Chúa. Chúa đã dựng nên chúng con, và chúng con còn khắc khoải mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa. A men.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...