Thứ tư, 22 Tháng Một, 2025

SUY NIỆM LỜI CHÚA, LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, ÂN HUỆ THÁNH THẦN

ÂN HUỆ THÁNH THẦN

Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Trong Cựu ước, lễ Ngũ Tuần có nguồn gốc từ một lễ nông nghiệp, là ngày tạ ơn và dâng cho Thiên Chúa hoa quả đàu mùa. Đây là một trong những lễ lớn nhất trong năm của người Do thái. Lễ Ngũ Tuần mà các tông đồ mừng sau khi Đức Giêsu lên trời là một ngày đặc biệt mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các ông. Đây là lễ Ngũ Tuần mới, là sự viên mãn của lễ Phục sinh. 

Đức Giêsu hoàn tất công trình cứu độ của Người. Vào lễ Ngũ Tuần sau khi Phục Sinh, Ngài đã hiện ra với các Tông đồ, thổi hơi trên các ông và ban Thánh Thần cho các ông. Hội thánh được hình thành trong lễ Hiện Xuống; dân mới là các tín hữu được Thánh Thần quy tụ, thôi thúc và ban cho họ những đặc sủng để làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh, mang ơn cứu độ cho mọi người. Các bài đọc của ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đề cập tới ơn ngôn ngữ, ơn hiệp nhất và ơn tha thứ.

1. Ơn ngôn ngữ

Trong bài đọc I, trích sách Công Vụ Tông Đồ, nói đến việc các Tông đồ rao giảng, và “Mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta” (Cv 2,6.8.11). Câu này được lập lại ba lần. Đây là một phép lạ nhấn mạnh ý nghĩa của biến cố: Các Tông đồ nói tiếng lạ để ca tụng kỳ công của Thiên Chúa. Nói bằng tiếng lạ là một hình thức đoàn sủng cầu nguyện mà người ta gặp thấy trong cộng đoàn kitô hữu sơ khai (1Cr 14,1-25).

Thánh Thần ban ơn ngôn ngữ cho các Tông đồ. Lưỡi lửa vừa tẩy sạch tâm trí người nghe khỏi mọi tư tưởng sai lầm, mà nghe lời Thiên Chúa, vừa để hun đúc lòng tin yêu Thiên Chúa. Các Tông đồ được ơn diễn tả về Thiên Chúa, về Đức Giêsu cho người khác hiểu được mọi sự dưới ánh sáng của Đức Giêsu. Ơn ngôn ngữ làm cho người ta hiệp nhất, tạo nên tính phổ quát cho Hội Thánh. Dân mới của Thiên Chúa vượt xa biên giới của người Do thái. Tin mừng dành cho mọi dân tộc, mọi vương quốc, chứ không một ai được độc quyền chiếm hữu. Từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ các dân tộc văn minh cổ đến các dân kém quan trọng, toàn thể nhân loại tụ họp quanh Đức Giêsu. Thánh Thần mở trí cho họ đón nhận lời mạc khải. Ngôn ngữ không còn là giới hạn giữa họ nữa.

2. Ơn hợp nhất

Lễ Ngũ Tuần là lễ của người Do thái từ khắp bốn phương tụ họp về Giêrusalem. Lễ Ngũ Tuần thực hiện tại Giêrusalem để nói lên sự hiệp nhất thiêng liêng giữa người Do thái và tòng chư dân.

Trong bài đọc II, thánh Phaolô dùng hình ảnh có nhiều bộ phận trong một thân thể. Cũng vậy, trong Giáo hội, chúng ta tuy nhiều nhưng chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để nên một thân thể. Thánh Thần làm cho tất cả các dân tộc trở nên một thân xác, các tín hữu thành chi thể của Đức Giêsu.

Trong Giáo hội có nhiều đặc sủng, người thì được ơn nói tiên tri, ơn rao giảng; người thì được ơn có khả năng chữa lành tinh thần cũng như cơ thể; người thì phục vụ ngành giáo dục, giới trẻ; người thì phục vụ bịnh nhân; người thì tham gia sứ mệnh cứu thế bằng đời sống cầu nguyện, chiêm niệm… Thánh Thần ban cho mỗi người những đoàn sủng khác nhau nhưng tất cả chỉ nhắm lợi ích chung là phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội.

Chắc chắn trong một thân thể, không bộ phận nào dám tự hào, kiêu hãnh là mình quan trọng hơn bộ phận khác, thì trong Giáo hội cũng vậy, không có ai dám tự hào rằng mình cao trọng hơn người khác. Giáo hội có nhiều nhu cầu để phục vụ. Sự đa dạng đó làm cho Giáo hội thêm phong phú. Chính Thánh Thần đã làm nên sự hợp nhất đó, không còn phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, nhưng tất cả chỉ là một trong Thần Khí. Trong mỗi một con người chúng ta cũng có nhiều sự phân rẽ, giằng co giữa điều muốn làm và điều không muốn làm, nhiều khi khó làm thành một. Chính Thánh Thần làm việc trong chúng ta, làm cho chúng ta được thống nhất nội tại.

3. Ơn tha thứ

Mục đích của Đức Giêsu đến trần gian là để giải thoát con người khỏi ách tội lỗi, được sống trong bình an, hòa hợp với Thiên Chúa. Đức Giêsu hoàn tất công trình của mình khi ban ơn tha thứ của Cha Người cho kẻ có tội (Mt 26,28).

Trong bài Tin Mừng, khi ban Thánh Thần cho các Tông đồ sau phục sinh, Đức Giêsu đã ban cho các ngài năng quyền tha tội cho tha nhân. Các Tông truyền lại cho các giám mục, linh mục với năng quyền tha tội qua bí tích giải tội. Nhờ bí tích giải tội mà chúng ta được giao hòa với Chúa, được bình an, niềm vui.

Nếu tha nhân chỉ xúc phạm chúng những điều nhỏ nhặt, thì chúng ta còn dễ tha thứ; còn nếu họ xúc phạm đến danh dự, tính mạng chúng ta hay gia đình chúng ta thì thật khó mà tha thứ. Thế nhưng chúng ta trở nên môn đệ Đức Giêsu khi biết tha thứ cho nhau. Tha thứ mà Đức Giêsu đòi hỏi là tha thứ vô điều kiện, vô hạn (Mt 18,21).

Chúng ta không thể tha thứ nếu không có tình yêu của Đức Giêsu. Từ bài học tha thứ của Người trên thập giá giúp chúng ta quảng đại tha thứ cho tha nhân. Sự tha thứ không phải chỉ là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống mới, mà còn là một trong những yếu tố thiết yếu của con cái Chúa. Người kitô hữu phải tha thứ luôn, và tha thứ với tình thương của Đức Giêsu (Cl 3,13), tha thứ như Cha Người (Ep 4,32). Chính Thánh Thần đã đổ tình yêu vào lòng chúng ta, giúp chúng ta tha thứ.

Kết

Lễ Ngũ Tuần khai mào thời gian của Giáo hội. Thời gian kể từ sau khi Chúa Giêsu về trời cho đến nay được gọi là thời của Chúa Thánh Thần. Suốt hơn hai ngàn năm qua Thánh Thần không ngừng hoạt động trong Giáo hội. Trên hành trình tiến về quê trời, Giáo hội hằng được Chúa Thánh Thần quy tụ trong đức tin và đức ái, Thánh Thần ban cho Giáo hội những ân huệ để Giáo hội tồn tại và phát triển vững mạnh. Chúng ta hãy mở lòng ra, hãy ngoan ngùy để cho Thánh Thần hướng dẫn.       

                                                                Nữ đan sĩ Maria Max

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...