Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Suy niệm Lời Chúa Lễ Giáng Sinh: «CHÚA ĐẾN»

 

 

«CHÚA ĐẾN»     

(Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18)

 

 Quốc Vũ, PL

 

1. Bài đọc I: Đẹp thay bước chân loan báo Tin Mừng

 

Cư dân thành Giêrusalem lúc bấy giờ đang nôn nóng đợi chờ sứ giả mang tin mừng đến. Tin mừng của sự bình an, niềm hạnh phúc và ơn cứu độ: «Đẹp thay bước chân người loan báo tin mừng, công bố ơn bình an, loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ» (c.7). Tin mừng được loan đi chính là khi Thiên Chúa đã tỏ lòng xót thương, Người không còn bỏ mặc dân Người, bởi chính Người sẽ ngự đến để ban bình an và ơn cứu độ; chính Người sẽ đi trước mặt dân, mà vung cánh tay quyền lực để giải thoát và che chở dân khỏi cảnh lưu đày, như Người đã từng đưa dân ra khỏi chốn nô lệ bên Ai Cập.  

Khi đọc đoạn sách này trong bối cảnh lễ Giáng Sinh, Giáo hội muốn cho chúng ta thoáng thấy một niềm vui tròn đầy sẽ lại đến trong tương lai như một phép mầu: Thiên Chúa đã, đang và sẽ đến để thực hiện chương trình cứu độ của Người dành cho nhân loại. Nơi hang đá Bêlem, nơi máng cỏ bò lừa, Người đã đến thế gian lần thứ nhất; chính là khúc dạo đầu của niềm vui sẽ bừng nở trong khoảnh khắc trọng đại của ngày Người ngự giá quang lâm lần thứ hai.

 

2. Bài Tin Mừng: Ngôi Lời đã làm người

 

«Ngôi Lời đã làm người» (c.14). Một lời vô hình làm sao có thể trở thành thân xác hữu hình? Làm sao lời của Thiên Chúa có thể được diễn tả, có thể nói trong thân phận của một hài nhi vốn chưa biết nói được quấn tã, đặt trong máng cỏ, và trong tình trạng đau thương trên thập giá như con chiên câm nín bị đưa đi làm thịt? Nhưng chính trong sự yếu nhược và trong sự lặng thinh đó, Thiên Chúa đã nói. Sự im lặng đối với mọi người là một lời chứng hùng hồn về lời của Thiên Chúa. Người không nói bằng những ngôn từ, nhưng nói bằng việc mặc lấy thân xác.

Quả thật, «Thiên Chúa, không ai thấy bao giờ, nhưng nay đã được tỏ lộ nơi chính Người Con Một» (c.18). Đó là lời nói xác thực nhất, một lời nói đưa đến một sự gặp gỡ, lời nói khởi đầu cho mầu nhiệm Nhập Thể. Đó là một lời nói mang tính nhiệm mầu, vượt khỏi sự hiểu biết của phàm nhân, nhưng lại trở thành hiện thực: «Ngôi Lời đã làm người, và đang ở giữa chúng ta» (c.14), và sẽ còn ở với chúng ta mãi mãi, bởi Thiên Chúa vẫn không ngừng nói với nhân loại nơi chính Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Người.

 

3. Bài đọc II: Vào thời sau hết, Thiên Chúa nói với chúng ta qua Đức Kitô

 

Một trẻ sơ sinh không nói. Tuy nhiên, một bé em nghèo hèn nằm trong máng cỏ lại là lời nói hùng hồn nhất của Thiên Chúa; sau «Lời» này, Thiên Chúa không còn nói thêm lời nào khác nữa; bởi vì với sự giáng lâm của Đức Giêsu, thời gian đã đến thời viên mãn.

Trẻ sơ sinh này sẽ nắm trong tay trọn vương quyền, sẽ cai trị vũ trụ. Hình ảnh bé thơ yếu hèn nằm trong nôi là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa, và là sự phản ảnh vẻ huy hoàng của Người. Chính bé thơ ấy sẽ nâng nhân loại lên, hầu cùng Người chia sẻ vinh quang «bên hữu Đấng Cao Cả trên trời» (c.3), và cùng được đồng thừa hưởng phần gia nghiệp được dành sẵn trên trời.

Lễ Giáng Sinh, một ngày lễ của tuổi thơ. Có nghĩa là không phải là chúng ta trở về với thiên đàng của tuổi thơ, nhưng là lòng rộn rã một niềm vui trong sáng, một sự bình an êm đềm, bởi được nghe chính lời của Thiên Chúa nói: «Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, hoặc là: Ta sẽ là Cha Người, và chính Người sẽ là Con Ta» (c. 5).  

 

4. Suy niệm: Chúa đến – Ngôi Lời đã làm người

+ Chúa đã đến trần gian

 

«Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử» (Dt 1,1).

Lịch sử cứu độ là một quá trình thực hiện lời hứa của Thiên Chúa kể từ khi con người sa ngã. Lời hứa được thực hiện khởi đi từ lời Thiên Chúa gọi tổ phụ Abraham khai sinh một dòng dõi được tuyển chọn, được kết ước với Thiên Chúa trong ân tình và tín nghĩa. Trải qua dòng thời gian, với biết bao biến cố xảy ra, mặc cho dân bao phen phạm tội, sa ngã, bất trung,… Thiên Chúa là Đấng trung thành trong việc thực hiện lời đã hứa ban Đấng Cứu Thế.

Đấng Cứu Thế đã đến, Người chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa, do quyền năng Chúa Thánh Thần, đã nhập thể trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria và đã sinh ra trong thế gian. Đó là điều không một phàm nhân nào nghĩ tới, nhưng do lòng thương xót, Thiên Chúa đã thực hiện một chương trình vĩ đại: «Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta» (Ga 1,14), chia sẻ kiếp phàm nhân trong thân phận một Người Tôi Trung chịu đau khổ và chịu chết để cứu độ con người.  

Ngôi Lời đã làm người, Thiên Chúa đã xuống trần gian để đưa con người về Thiên quốc. Thiên Chúa đã làm người để con người được làm con Chúa. Thánh Iréné đã nói về việc nhập thể của Đức Kitô rằng: «Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người». Về sau, thánh Clémente Alexandrie và Grégoire Naziance đã làm cho suy tư này theo khía cạnh sâu xa hơn khi quả quyết: «Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa». Thiên Chúa đã cúi xuống để nâng con người lên, Đức Kitô đã trở thành nhịp cầu để «đất với trời se chữ đồng», cho con người được giao hòa với Thiên Chúa.

 

+ Để Chúa đến với mình

 

Khi suy niệm về việc Chúa đến, thánh Bênađô đã viết: “chúng ta biết có ba lần Chúa đến. Hai lần kia thật là rõ ràng, còn lần thứ ba ở giữa thì không. Lầu đầu, Người xuất hiện trên mặt đất và ở với người phàm; lần cuối, Người đến trong vinh quang và oai hùng của ngày quang lâm; còn lần giữa thì ẩn khuất, chỉ có những ai được tuyển chọn mới thấy Người trong lòng mình, và linh hồn những người ấy được cứu độ […] Chính lần giữa là đường đưa từ lần đầu đến lần cuối: lần đầu, Đức Kitô cứu chuộc chúng ta, lần cuối Người sẽ cho chúng ta được sống, và lần giữa này, Người cho chúng ta được nghỉ ngơi và bình an. Lần đầu và lần cuối là biến cố mang chiều kích khách quan và phổ quát chung cho toàn thể nhân loại, còn lần giữa mang chiều kích cá nhân và chủ quan: Chúa đến với mỗi người và viếng thăm từng người, chỉ những ai mở rộng tâm hồn đón nhận thì mới được cứu độ” (Trích Bài đọc II, giờ Kinh Sách, thứ Tư, tuần I, Mùa Vọng).

Nhìn vào đời sống cụ thể, phải chăng chúng ta đang quá bận rộn với những việc chuẩn bị bên ngoài, mà không màng chi đến chuyện chuẩn bị bên trong, là dọn lòng sốt sắng, hay sửa đổi đời sống,… thì cũng giống như những Người Do Thái xưa, chúng ta phải nghe lời ca thán của thánh Gioan: «Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận» (Ga 1,11). Và như thế, Noel đến rồi lại qua đi, bao nhiêu lần Chúa đến cũng không có gì thay đổi; Chúa cứ việc giáng sinh trong hang đá rực rỡ đèn sao lấp lánh, còn tâm hồn chúng ta vẫn cứ mãi mãi nguội lạnh và chai cứng như thuở nào, thì làm gì có Chúa đến. Thật đáng tiếc thay!

Noel về, mỗi người lại được mời gọi hãy hân hoan và sẵn sàng đón Chúa đến, hầu được hưởng ơn phúc của Người, cho tâm hồn được an bình thư thái; đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi trở thành sứ giả loan báo tin mừng Chúa đến, và trở thành nhịp cầu đưa Chúa đến với anh chị em sống quanh mình, có thể đó là những tâm hồn nguội lạnh bao năm xa Chúa, và cho cả những người dân ngoại được biết và tôn thờ Người.

 

+ Để Chúa đến với mọi người

 

Người Công giáo nói chung và người Công giáo Việt Nam nói riêng thường quan niệm «đạo nhà thờ». Nghĩa là chỉ chú trọng đến việc giữ đạo hơn là sống đạo. Đạo chỉ giới hạn trong các giờ kinh nguyện và thánh lễ trong bốn bức tường của ngôi nguyện đường, còn sau khi cánh cửa nhà thờ khép lại thì đời sống họ hoàn toàn khác. Như thế, chúng ta có hai bộ mặt khác biệt: mặt đi nhà thờ, mặt vào cuộc sống.

Ngày nay, không còn tồn tại quan niệm sai lầm xưa cũ khi cho rằng «ngoài Giáo hội, không có ơn cứu độ» nữa, nhưng đạo phải vào đời, người Kitô hữu phải làm chứng và đem Chúa len lỏi vào trong từng ngõ ngách cuộc đời. Chúa không chỉ sinh ra nơi những hang đá lộng lẫy trong nhà thờ, mà còn trong những hang đá dọc dài theo đường phố,… Chúa phải được đưa ra khỏi nhà thờ để đến với mọi người. Ngày xưa, Chúa đã nhập thể làm người; ngày nay, qua các Kitô hữu, Chúa lại nhập thế đi vào đời, đến với từng thân phận người để sẻ chia những vui buồn, để nâng dậy những cảnh đời sầu khổ tội vương,… Như thế, mỗi Kitô hữu là một nhịp cầu nối kết với Đức Kitô, Đấng là cầu nối trời với đất, Thiên Chúa và con người, hầu trở nên những sứ giả của Tin Mừng, của sự bình an và của niềm vui trong ngày đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh – Đấng là  Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

                  

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

GƯƠNG MẪU CỦA CHÚA GIÊSU GIÚP CHÚNG TA SỐNG TRỌN VẸN ƠN HOÁN CẢI VÀ HÒA GIẢI

GƯƠNG MẪU CỦA CHÚA GIÊSU GIÚP CHÚNG TA SỐNG TRỌN VẸN ƠN HOÁN CẢI VÀ HÒA GIẢI Thứ 6 Tuần Thánh 2024 VP. Vinh-sơn (PV)      Kính...

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024: Lịch sử của Tình Yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024 LỊCH SỬ CỦA TÌNH YÊU Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Thoạt đọc bài Tin mừng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...