Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024

Suy niệm Thứ 7 tuần 4 Phục sinh – Lm. Hoàng Luật

Thứ 7 tuần 4 Ps
(Cv 13,44-52; Ga 14,7-14)

“Thưa Thầy xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”.

      Một vị vua nọ có lần nẩy ra ý nghĩ táo bạo: ông cho triệu mời các lãnh đạo tôn giáo đến và ra lệnh trong một tuần phải làm thế nào cho ông thấy được Thiên Chúa, nếu không sẽ bị chém đầu. Thật là một đòi hỏi nan giải và hóc búa: làm thế nào có thể thỏa mãn được một ước muốn càn gở như thế. Biết được nỗi lo âu của các nhà lãnh đạo, một kẻ chăn chiên dẫn nhà vua đến đồng cỏ nơi anh thường chăn súc vật. Họ đi bộ, chứ không dùng xe, khi tới nơi, mặt trời đã gần đỉnh ngọ. Kẻ chăn chiên đưa tay chỉ mặt trời và xin nhà vua nhìn. Vua nổi giận bảo anh muốn làm mù đôi mắt của ông hay sao. Bấy giờ kẻ chăn chiên mới quì xuống trước mặt vua và thừa: “Tâu bệ hạ, chỉ một vật do bàn tay Thiên Chúa tạo dựng mà ánh quang của nó rực rỡ đến nỗi bệ hạ chẳng dám nhìn, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa được”. Chính lúc ấy, nhà vua đã nhìn thấy Thiên Chúa không phải bằng đôi mắt, nhưng bằng niềm tin.

      Tin Mừng hôm nay, Philiphê đã xin Chúa Giêsu tỏ cho thấy Thiên Chúa Cha. Chắc hẳn khi xin điều đó Philiphê đã liên tưởng đến hình ảnh một Thiên Chúa quyền năng đã tỏ vinh quang Ngài trên núi Sinai, một Thiên Chúa mà Môsê chỉ được thấy phía sau lưng Ngài. Tâm trạng của Philiphê cũng là tâm trạng của rất nhiều người trong chúng ta, đó là muốn thấy Chúa một lần, nhưng làm sao thấy được, “vì không ai thấy Thiên Chúa mà còn sống” . Chúng ta chỉ thấy Thiên Chúa qua Chúa Giêsu mà thôi.

      Chúa Giêsu Ngài có hai bản tính, nhân tính và thần tính. Về nhân tính, Ngài là một con người như chúng ta, trừ sự tội. Nhưng về thiên tính, Ngài là Chúa cả trời đất cao sang, ngang hàng với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thấy Chúa Cha chỉ thấy Chúa Cha qua Chúa Giêsu mà thôi. Những lời Chúa Giêsu nói, những việc Chúa Giêsu làm đều phát xuất từ hai bản tính, và đã trở nên những điều phi thường trước mặt toàn dân, làm cho người ta khó hiểu.

    Phi thường khó hiểu là đúng, bởi vì nhìn bề ngoài Chúa Giêsu là một con người bình thường nhưng lại làm những việc phi thường, chẳng hạn như hóa bánh ra nhiều, dẹp yên sóng biển… là điều không thể đối với một con người bình thường. Nhưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên những yếu tố đó chẳng có gì khó. Phi thưởng khó hiểu vì sao một vì Thiên Chúa cao sang lại ở trong một người phàm, sống như một con người, và chịu tác động bởi những yếu tố của con người? Phi thường khó hiểu vì sao một Chúa lại Ba Ngôi, tại sao Chúa Giêsu với Chúa Cha là một? Quả là khó hiểu, thế nên hôm nay Philiphê mới xin Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha thế là chúng con mãn nguyện”. Khi nói điều này chứng tỏ Philiphê cũng như các tông đồ chưa biết thiên tính nơi con người Chúa Giêsu. Các tông đồ nghĩ Chúa Cha cao hơn, quyền năng hơn. Chúa Giêsu đã khẳng định cho Philipphê rằng: “Ai thấy Thầy là Thấy Chúa Cha. Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy”, tức là Chúa Cha và Chúa Giêsu là một.

      Để minh chứng điều đó, Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Ai tin vào Thầy thì sẽ làm được những điều Thầy làm, và còn làm những việc lớn lao hơn”, vì không phải con người là mà là do quyền năng của Thiên Chúa. Quả thế, sau khi Chúa Giêsu phục sinh, các tông đồ từ những người nhút nhát, hèn kém trở thành những người can đảm, hùng mạnh thông mình, làm được nhiều điều lạ lùng nhờ danh Chúa Giêsu(x. bài đọc 1).

    Thưa cộng đoàn, mong ước biết Chúa là điều ai cũng muốn. Vậy Chúa ở đâu? Nhiều khi chúng ta cũng như Philiphê, Chúa ở ngay bên, ngay trước mặt mà không nhận ra, cứ nghĩ Chúa ở đâu cao xa. Chúa vẫn hiện diện trước mặt chúng ta, trong đời sống và trong từng biến cố cuộc đời. Một cách cụ thể, Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể, Chúa hiện diện nơi anh chị em chúng ta, nhất là nơi những người nghèo. Chúa không ở đâu xa mà rất gần gũi với chúng ta hàng ngày. Điều qua trọng là chúng ta có nhận ra không.

    Chúng ta cũng hãy bắt chước thánh Philiphê hôm nay : “Lạy Chúa xin tỏ cho chúng con thấy Chúa”. Xin cho mỗi người chúng ta cũng dễ dàng nhận ra Chúa nơi những người chung quanh, nơi hoa thơm cỏ lạ và những kỳ công của Ngài để ta tôn thờ và yêu mến Ngài cho tương xứng.  

Lm. Louis Gonzaga Hoàng Luật

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồng Ân Thánh Hiến – Đan Viện Xitô Châu Thủy, 11.07.2023

HỒNG ÂN THÁNH HIẾN - ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY Hôm nay ngày 11.07.2023, Giáo hội mừng lễ thánh Biển Đức viện phụ,...

Thánh lễ An Táng – Đan sĩ Maria Phêrô Hoàng Văn Thành

THÁNH LỄ AN TÁNG - Đan sĩ Maria Phêrô Hoàng Văn Thành Cách đây gần 4 tháng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy đã...

Thánh lễ An táng Đan sĩ Lm. M. Clemente Phạm Sĩ Ân 10.02.2023

THÁNH LỄ AN TÁNG  Đan sĩ Linh mục Maria PHẠM SĨ ÂN         Xem hình ảnh tại đây      Bầu khí Đan...

Lễ Phong chức Linh mục tại Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy 19.12.2022

THÁNH LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC tại Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy Thứ ba - 20/12/2022 Xem hình          Gần tới Lễ Chúa...

Xin kính dâng Cha (dâng lễ) St: Lm. Hoàng Luật, Tb: Tốp ca MTG Vinh

https://youtu.be/ZzbEenqJrn0      

LỊCH SỬ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY

  ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY(Phần I)     I....

Lịch sử Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy(Phần II)

  LỊCH SỬ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU...

Lễ Phong Chức linh mục và Phó Tế, Cộng Đoàn Châu Thủy

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ Đan...

Khấn Dòng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY: HỒNG...

Cảm nghiệm của một linh mục khi đến tĩnh tâm tại Đan Viện Xitô Châu Thủy

CẢM NGHIỆM TUẦN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN XITÔ...