Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 2 –TN–C, HỌ HẾT RƯỢU RỒI, M. FranÇois De Sales

 HỌ HẾT RƯỢU RỒI

1 Cr 12,4-11; Ga 2,1-12

Phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana, “bày tỏ vinh quang của Chúa Giêsu; và các môn đệ đã tin vào Người”. Phép lạ này là một trong những cách “hiển linh” của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bước theo Người, lắng nghe lời Người nói, nhìn ngắm những điều Người làm, để cũng như các môn đệ, chúng ta tin vào Người. 

Chúa Giêsu “bày tỏ vinh quang của Người” trong phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana. Vì theo một số người, trong các thứ tình yêu, tình yêu nồng nàn thắm thiết nhất, trước là tình cha mẹ dành cho con cái, sau là tình vợ chồng đối với nhau. Nếu so sánh hai thứ tình đó với nhau, bề ngoài thì tình yêu hôn nhân mạnh hơn, như sách Sáng Thế đã viết “Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ và khắn khít với vợ mình” (St 2, 24; x. Mt 19,5).

Bởi vậy, phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana không chỉ là một sự kiện Chúa Giêsu tham dự để chung vui và ban phúc lành cho cô dâu chú rể, mà còn minh chứng cho loài người biết Thiên Chúa yêu thương chiều chuộng nhân loại dường bao, nhất là khi có Thân Mẫu của Người hiện diện và can thiệp vào tình yêu này, dù “Giờ” của Người chưa đến. Ngày nay, Thân Mẫu của Người vẫn còn nói với chúng ta “Người bảo gì, con cứ việc làm theo”.

 Thống Hối  

 – Lạy Chúa, chúng con được mời gọi “Hãy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới, hãy ca mừng Thiên Chúa đi, toàn thể địa cầu. Hãy ca mừng Thiên chúa, hãy chúc tụng danh Người”. Nhưng chúng con đã không hát ca mừng Thiên Chúa để “tường thuật phép lạ Chúa giữa chư dân”.

– Lạy Chúa, chúng con được mời gọi “Ngày ngày loan truyền ơn Người cứu độ. Tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân, và phép lạ Người nơi vạn quốc”. Nhưng chúng con đã không hát ca mừng Thiên Chúa để “tường thuật phép lạ Chúa giữa chư dân”.

– Lạy Chúa, chúng con được mời gọi “Hãy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hãy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang, hãy kính tặng Thiên Chúa vinh quang xứng với danh Người.” Nhưng chúng con đã không hát ca mừng Thiên Chúa để “tường thuật phép lạ Chúa giữa chư dân”.

 SUY NIỆM

I. Giai thoại : Cậu Karol Wojtyla lên 7 tuổi. Khi Mẹ cậu đang hấp hối, đứng bên giường, cậu khóc nức nở. Người mẹ nắm tay con ôn tồn nói : “Con đừng khóc, mẹ đây chỉ là vú nuôi con, khi Chúa rước người vú nuôi này về với Chúa, thì người Mẹ thật của con là Đức Maria xuất hiện, Ngài sẽ đích thân chăm sóc con”. Từ ngày ấy, cậu tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Cậu Karol Wojtyla sau này chính là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.

Khi làm Giám Mục và sau làm Giáo Hoàng, Người chọn một gợi hứng từ suy tư của thánh Louis Grignion de Montfort “Totus Tuus ego sum” làm khẩu hiệu mục tử của mình. Khẩu hiệu đó là “Totus Tuus” – Tất cả con thuộc về Mẹ.

II. Thân mẫu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã biết hướng dẫn con đến một ‘địa chỉ’ quan trọng trong cuộc sống. Địa chỉ ấy chính là  Mẹ Maria. Như trong Phúc Âm hôm nay, Mẹ Maria minh chứng lời giáo huấn của thân mẫu Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ‘không sai’.

Phúc Âm hôm nay cho biết : Mẹ Maria, tuy là khách dự tiệc, nhưng Mẹ là người đầu tiên nhận ra tiệc cưới của đôi tân hôn hết rượu. Việc hết rượu trong tiệc cưới sẽ ảnh hưởng đến danh dự và hạnh phúc của đôi tân hôn, nên Mẹ đến cầu cứu với Chúa Giêsu cho đôi trẻ, và nói với Con mình: “Họ hết rượu rồi”. Vì Mẹ biết Chúa Giêsu là người duy nhất có thể cứu vãn tình thế cho đôi trẻ. Nhưng lời đáp trả của Chúa Giêsu lại làm cho chúng ta sửng sốt: “Tôi với bà có can chi? Giờ tôi chưa đến” (Ga 2,4).

Qua câu này Chúa Giêsu chỉ muốn xác định sứ vụ thiên tính của Người : Hoàn toàn muốn làm theo tôn ý Chúa Cha (x. Tv 39, 8-9; Dt 10, 9a). Trong Tin Mừng Gioan, “Giờ” của Chúa Giêsu là “Giờ” mà Người được tôn vinh khi bị treo trên Thánh Giá. Cuộc đời của Chúa Giêsu trên dương thế đều hướng về “Giờ” này. Chúng ta không biết Mẹ hiểu “Giờ” của Chúa Giêsu thế nào, nhưng Mẹ vẫn một mực hoàn toàn tin tưởng vào Con của Mẹ, Mẹ mong Con làm một điều gì đó: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Quả thật, Chúa Giêsu có bảo và các người giúp việc đã làm theo ý của Người.

Chúa Giêsu đã thực hiện một phép lạ đầu tiên trong cuộc đời công khai, tuy “Giờ” tôn vinh Người chưa đến. Nhờ sự can thiệp của Mẹ mà phép lạ Cana đã được thực hiện : sáu chum nước lã đã biến thành 700 lít rượu ngon, để đôi tân hôn và khách dự tiệc được trọn vẹn niềm vui.

Tường thuật này không phải đơn giản nói về một bữa tiệc cưới, nhưng còn nói về “dấu chỉ đầu tiên”, qua đó Chúa Giêsu “bày tỏ vinh quang của Người” để cho “các môn đệ tin vào Người” (Ga 2, 11). Tin Mừng Nhất Lãm dùng những từ “phép lạ, điềm kỳ” để nói về những việc lạ Chúa Giêsu đã làm, như chữa lành bệnh, cho kẻ chết sống lại…  Tin Mừng Thứ Tư lại dùng từ “dấu lạ” để nói về những phép lạ của Chúa Giêsu. “Phép lạ” và “điềm kỳ” nhấn mạnh đến bản chất của những sự kiện lạ lùng đã được thực hiện. Còn “dấu lạ” nhấn mạnh đến căn tính của Đấng thực hiện những việc lạ lùng. “Dấu lạ” là một việc lạ được dùng làm dấu chỉ nói cho chúng ta biết một điều gì đó thuộc căn tính của Chúa Giêsu hoặc Chúa Giêsu là Đấng nào.  Thí dụ Chúa làm phép lạ bánh và cá hóa nhiều để nuôi đám đông dân chúng (x. Ga 6), đó là dấu chỉ cho chúng ta thấy Người là Bánh ban sự sống; hoặc khi Chúa chữa lành một người mù bẩm sinh (x. Ga 9), thì phép lạ ấy là dấu chỉ nhờ đó chúng ta biết Người là Ánh sáng thế gian. 

Khi trình bày “dấu chỉ đầu tiên” này, thánh Gioan khẳng định Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai.  Qua Đấng Thiên Sai, Thiên Chúa khởi đầu một Kế Hoạch Mới, Kế Hoạch cứu độ trần gian.  Dấu lạ đầu tiên này đã tỏ ra quyền năng Thiên Chúa hoạt động nơi Chúa Giêsu để thực hiện Kế Hoạch Mới. Nước đựng trong sáu chum bằng đá được dùng cho nghi thức thanh tẩy của người Do thái, nay trở thành rượu ngon, là một biểu tượng nói lên việc Đấng Thiên Sai đến trần gian (x. Is 25,6; Am 9,14; Ge 3,18; Ga 2,10). Đấng Thiên Sai đến để Dân Người được “như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ” (Is 62,5 – x. BĐ I). Đây là kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu trở nên Đấng Thiên Sai hiến thân chịu chết để tẩy xóa tội lỗi và ban ơn cứu độ cho  nhân loại.  

III. Qua phép lạ tiệc cưới Cana, Mẹ Maria được mời gọi tham dự vào “Giờ” của Chúa Giêsu, để Mẹ “nối dài ánh mắt yêu thương” của Chúa Giêsu đến nhân loại, sớm phát hiện ra những cảnh bi thương bất hạnh của con người, mà nói với Chúa Giêsu  “Họ hết rượu rồi!”

Xưa kia là Mẹ Maria, nay là mỗi Kitô hữu, cũng được mời gọi tham dự vào “Giờ” của Chúa Giêsu như thánh Phaolô nói, là “có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí… Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (x. 1 Cr 12, 4-7 – BĐ II). Mẹ Maria và mỗi Kitô hữu đều có sứ vụ là “nối dài ánh mắt yêu thương” của Chúa Giêsu đến nhân loại, sớm phát hiện ra những cảnh bi thương bất hạnh của con người, mà nói với Chúa Giêsu  “Họ hết rượu rồi !”

Sứ vụ (đặc sủng) của chúng ta là loan báo Tin Mừng giữa dòng đời trong bổn phận thường ngày. Bao cảnh bi thương bất hạnh của con người, đó chính là tình trạng “hết rượu” giữa các cuộc vui. Bên Thánh Thể Chúa Giêsu, theo gương Mẹ Maria, chúng ta thưa với Người “Họ hết rượu rồi !” Và qua Lectio divina, chúng ta biết được ý muốn của Chúa Giêsu như lời Mẹ dạy “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”

M. FranÇois De Sales, An Phước,O.Cist.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...