Thứ tư, 22 Tháng Một, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, NĂM B, HY LỄ

HY LỄ

St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10

Trải qua những giai đoạn lịch sử với các biến cố, Dân Israel đã nhận ra rằng Đức Chúa hằng ở giữa, đồng hành và yêu thương họ. Do đó, họ thể hiện tâm tình bằng cách dâng những hy lễ như chiên, cừu hay các phẩm vật hoặc hoa quả đầu mùa… Ông Abraham đã sẵn sàng dâng Isaac làm lễ toàn thiêu theo lời Chúa phán. Thiên Chúa Cha đã ban tặng Con Một của mình là Đức Giêsu Kitô – người con chí ái đến trần gian để làm hy lễ đền tội thay cho nhân loại. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem Phụng vụ Lời Chúa tuần II mùa chay hôm nay nói gì về hy lễ?  

Từ “hy lễ” trong Kinh Thánh chỉ những lễ vật con người dâng lên Thiên Chúa. Vào thời Cựu Ước, hy lễ dâng lên Thiên Chúa là máu của con chiên, con cừu. Người ta dâng lên để tạ ơn, để đền bù tội lỗi hay để xin Thiên Chúa thi ân giáng phúc cho (x St 4,4; Dnl 26).

Bài đọc I thuật lại sự kiện ông Apraham đưa con, đứa con một mà ông có do lời hứa, lên núi để hiến tế cho Đức Chúa làm của lễ toàn thiêu. Ông đã thực hiện một quyết định thật táo bạo xuất phát từ đức tin mạnh mẽ ông đặt nơi Thiên Chúa. Như thế, Isaac trở thành hy lễ. Nhưng Đức Chúa chỉ thử đức tin của ông Araham và Ngài đã can thiệp để ông không sát hại con mình: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó”.

Isaac là hình ảnh tiên trưng của Đức Kitô, Đấng là “hy lễ” toàn thiêu mà Thiên Chúa Cha tặng ban cho con người. Đức Kitô là hy lễ đích thực dâng lên Thiên Chúa. Bài đọc II trình bày cho chúng ta về điều đó: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta”. Đức Giêsu chính là của lễ thanh khiết và tinh tuyền. Người đã “vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt” (Ep 5,2b). Chính Người là hy lễ hoàn thiện thay thế mọi hy lễ xưa, hy lễ đó tái diễn mỗi ngày nơi thánh lễ (x. GLHTCG 1364-1367). Nhờ hy lễ của Người chúng ta nhận được muôn vàn ơn phúc: “Một khi đã ban người con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” Vậy, chúng ta nhận được ơn thánh nhờ hy lễ của Đức Giêsu. Nhưng để được như thế, chúng ta phải để cho mình được biến đổi cùng với Người, Đấng đã mời gọi chúng ta trở nên hy lễ.

Bài Tin Mừng nói đến biến cố Chúa biến đổi hình dạng trước mặt các môn đệ: “Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có một thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Trong chốc lát, Người tỏ lộ cho các môn đệ thần tính của mình. Việc Chúa biến hình như một lời mời gọi và như một động lực thúc đẩy, an ủi các môn đệ trước biến cố Chúa chịu nạn. Họ được mời gọi biến đổi để trở thành hy lễ. Nhờ đó, họ có thể đón nhận chương trình của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Kitô.

Cũng như các môn đệ, chúng ta được mời gọi biến đổi trở thành hy lễ trong Đức Kitô. Bởi điều Thiên Chúa muốn chúng ta là với trọn vẹn con người của mình. Nghĩa là chúng ta phải được biến đổi để tỏ lộ vẻ đẹp ban đầu mà Thiên Chúa đã ban. “Tất cả chúng ta mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang Thiên Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2 Cr 3,18). Bởi thế, chúng ta hãy loại bỏ những tội lỗi đã làm hoen ố và lu mờ hình ảnh đó. “Hãy để cho Thần khí đổi mới tâm trí anh em và mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thực sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4,23-24). Lời mời gọi đó trở nên thiết thực hơn khi chúng ta đang sống trong thời gian của mùa chay thánh.

Như thế, hy lễ trong Cựu Ước được hoàn tất và trọn vẹn trong Tân Ước. Bởi Đức Giêsu chính là hy lễ đích thực và duy nhất qua cái chết và sự phục sinh của Người. Cùng với Người, chúng ta được mời gọi biến đổi để trở thành một hy lễ “thánh thiện, sống động và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12,43). Đời sống sẽ ý nghĩa biết bao nếu chúng ta ý thức rằng mỗi lời nói, cử chỉ, ánh mắt… luôn trở thành một hy lễ trước bàn thờ Chúa, đều có giá trị và mang chiều kích siêu việt. 

Clara Diệu

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...