Thứ Tư, 29 Tháng Ba, 2023

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MC NĂM C, CHÚA CHỜ TA SÁM HỐI

     CHÚA CHỜ TA SÁM HỐI

Lc 13,1-9

M. Bosco, Phước Sơn

Bất chợt nghe tổng trấn Philatô ra lệnh giết những người Galilê đang dâng của lễ trong đền thờ. Hỏi rằng có ai trong số những người bị sát hại ấy biết trước mình sẽ chết hôm ấy không? Chắc là không một người nào trong họ biết được.

Ầm một cái, tháp Silôác đổ xuống đè chết 18 người. Tai nạn bất ngờ này hẳn nhiên không ai trong số 18 người ấy biết trước.

Còn cây vả ba năm rồi không sinh trái nào vẫn thản nhiên đứng đó, chỉ bị một lời đe dọa: chỉ một năm nữa thôi nha, nếu không sinh trái sẽ bị chặt!

Trước hai sự kiện người chết và lời đe dọa cây vả ba năm không sinh trái, một câu hỏi được đặt ra: phải chăng những người chết thảm thương và bất ngờ trong hai biến cố trên là do hậu quả tội lỗi của họ, và một năm gia hạn cho cây vả có ý nghĩa gì?

1. Cái chết thảm thương không do hậu qủa của tội lỗi

Người ta thường nói: “Ở hiền gặp lành” và “gây gió gặp bão.” Rồi từ đó trước mỗi sự kiện họ đánh giá theo nguyên tắc nhìn hậu quả suy ra nguyên nhân. Nếu như vậy, thì những người bị chết bi thảm là do hậu quả tội lỗi của họ.

Suy từ hậu quả để tìm nguyên nhân không hẳn lúc nào cũng đúng. Vì có những hậu quả giống nhau nhưng lại do những nguyên nhân rất khác nhau. Chẳng hạn sự kiện một cây trồng bị chết có thể do những nguyên nhân khác nhau như: Do trời nắng lâu ngày làm cây khô và chết, hoặc do mưa nhiều quá và chung quanh cây không thoát được nước làm úng rễ và cây chết, hay do sâu đục thân làm cây chết, thậm chí do người chăm sóc bón phân vào gốc quá nhiều làm cây bị ngộ độc phân và chết… Nói chung một sự kiện cây chết có thể do rất nhiều nguyên nhân khác khau.

Chúng ta biết: “làm người ai cũng chết”, nhưng chết lúc nào, chết ở đâu, chết cách nào, thì không ai biết trước được. Có người tội lỗi ngập đầu mà cứ sống thản nhiên; ngược lại có người ăn ngay ở lành mà lại chết sớm và chết một cách thảm thương. Đây là một thực tế mà nhiều người đã chứng kiến. Vậy quan niệm cho rằng người tội lỗi nên mới chết thảm thương như hai trường hợp bài Tin Mừng nói tới là không đủ cơ sở.

Thánh Gioan định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), còn thánh Luca ví Thiên Chúa như một người cha nhân hậu (x. Lc 15). Chúa là tình yêu và Chúa thì nhân hậu; Chúa không muốn điều ác cho ai. Do đó, cái chết bi thương của người này người kia không đương nhiên là hình phạt Thiên Chúa trừng trị vì họ tội lỗi. Nhưng Thiên Chúa để cho xảy ra như thế để làm bài học giáo huấn người còn sống.

Mấy người Galilê bị Philatô cho sát hại chưa chắc có tội xấu xa hay nặng nề hơn những người đồng hương của họ. 18 người bị tháp Silôác đè chết cũng không hẳn là người người đáng chết vì tội lỗi của họ nặng nề hơn tội lỗi của những người khác ở Giêrusalem.

Nhân cơ hội sửa sai quan niện cho rằng người bị chết thảm thương là do tội lỗi của họ, Đức Giêsu muốn nói với những người còn sống hãy nhìn những sự kiện ấy mà nghĩ đến mình, hầu tỏ lòng sám hối; hãy nhìn sự kiện như một lời nhắc nhở cho chính mình phải ăn năn hối cải trong thời gian mình còn đang sống, hay là thời gian mình còn được Chúa gia hạn.

2. Một năm gia hạn cho cây vả

Sám hối là việc cần làm, nhất là trong Mùa Chay. Sám hối theo bài Tin Mừng hôm nay là thay đổi cái nhìn về tha nhân, và từ những biến cố bên ngoài hãy nhìn lại mình mà sám hối. Chúng ta thường nhìn tha nhân theo quan niệm “ác giả ác báo” và cho rằng Thiên Chúa dùng cái chết bi thảm để trừng phạt người có tội. Chúng ta dễ có khuynh hướng giải thích các biến cố, các tai nạn xảy đến cho tha nhân một cách thiếu công minh. Vì vậy, khi thấy ai đó gặp chuyện chẳng may, thay vì tỏ cử chỉ thông cảm, chia sẻ, ta dễ dàng thốt ra những lời nghe khó lọt tai, đại loại như: “đáng đời”, “Chúa phạt mà”, “thấy chưa”, “gieo gì gặt nấy”…

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta đừng có những lời nói như thế. Chúng ta không nên suy luận dông dài về tha nhân khi họ gặp chuyện không vui. Điều tốt hơn là hãy nhìn vào cái coi như bất hạnh của người khác để suy nghĩ về mình. Chúa vẫn để cho mình sống đang khi mình vẫn mang tội là Chúa đang chờ đợi mình hoán cải như người chủ vườn chờ đợi cây vả sinh trái. Ta là cây vả đã ba năm được bàn tay ưu ái của Chúa chăm sóc, thế mà có thể ta chưa sinh ra được hoa trái nhân đức nào cho Chúa.

Ta có tội mà Chúa luôn luôn tha thứ, Người vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Người gia hạn thêm một năm nữa, một năm của chờ đợi, một năm của trông mong, một năm được vun xới chăm bón bằng các bí tích và cắt tỉa bằng Lời Chúa với hy vọng sẽ sinh được kết quả của lòng sám hối.

Chúng ta thử nghĩ xem, nếu cây vả không ra lá thì có lẽ ông chủ đã cho chặt rồi, vì chẳng ai để cây trơ trụi không lá trong vườn từ năm này sang năm khác. Ở đây, qua ba mùa cây vẫn đứng đó và bên ngoài vẫn xanh tốt, vẫn đâm chồi nẩy lộc, nhưng lại không sinh được trái nào. Cây xanh tốt mà không trái ấy biết đâu là chính tôi. Tôi vẫn thản nhiên sống và xem ra bên ngoài không có gì đáng trách lắm, nhưng không sinh ra được hoa trái nhân đức nào vì thiếu lòng sám hối bên trong. Lời Chúa hôm nay nhắc nhở hãy thật lòng thống hối trở về. Thời gian Chúa còn cho ta sống ở trần gian là thời gian Chúa gia hạn và Chúa chờ đợi ta sinh trái cho Chúa bằng hành động của lòng sám hối.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật V, Mùa Chay, Năm A: Ga 11,1-45 – Ai tin Tôi sẽ không phải chết

Chúa Nhật V, Mùa Chay, Năm A: Ga 11,1-45 Ai Tin Tôi Sẽ Không Phải Chết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng Chúa Nhật V, Mùa...

Suy niệm Lời Chúa CN V Mùa Chay, Năm A: Thần Khí sự sống

THẦN KHÍ SỰ SỐNG (Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45) FM. Đaminh Minh, Thiên Phước  Xuyên suốt các Bài đọc của Chúa Nhật V Mùa Chay, năm...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Truyền Tin, Lc 1,26-38: Thiên Chúa mời gọi và lời đáp trả của con người

THIÊN CHÚA MỜI GỌI VÀ LỜI ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI (Is 7,10-14; 8,10; Dt 10,4-10; Lc 1,26-38) Tùng Linh, Phước Lý Lịch sử cứu độ là...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 – Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng Xin Vâng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Thánh Giuse – Bạn Trăm Năm Đức Maria: Mt 1,16.18-21.24 – Thánh Giuse ngủ

Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Mt 1,16.18-21.24 Thánh Giuse Ngủ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong ngày lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức...

Chúa Nhật 4, Mùa Chay, Năm A: Ga 9,1-41 – Thái độ của tôi trước tình yêu của Chúa

Chúa Nhật 4, Mùa Chay, Năm A: Ga 9,1-41 Thái Độ Của Tôi Trước Tình Yêu Của Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin Mừng...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Giuse 19.3

 CHA THÁNH GIUSE TRỞ NÊN CÔNG CHÍNH NHỜ LÒNG TIN (2Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a) Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên Đối với những người Do...

Giuse công chính và vâng phục

GIUSE CÔNG CHÍNH VÀ VÂNG PHỤC Mt 1,16.18-21.24a M. Bosco Hùng, PS Thánh Giuse được Giáo Hội mừng kính hôm nay với danh hiệu “bạn trăm năm...

Suy niệm Tin Mừng Ga 9,1-41, CN IV Mùa Chay, A: Tình yêu và sự chữa lành

TÌNH YÊU VÀ SỰ CHỮA LÀNH (1Sm 16,1b.6-7.10-13; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41) Viết Trung, PL Con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài...

Khát Nước Trường Sinh – Suy niệm Tin Mừng: Ga 4,5-42; Chúa nhật 3, Mùa Chay, Năm A

Khát Nước Trường Sinh Suy niệm Tin Mừng: Ga 4,5-42 ; Chúa nhật 3, Mùa Chay, Năm A Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Nước không thể thiếu...

Suy niệm Tin Mừng CN III MC, A: Đức tin tiệm tiến

ĐỨC TIN TIỆM TIẾN (Ga 4,5-42) Tùng Linh, PL Tin mừng hôm nay thánh Gioan tường thuật cho chúng ta một cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu...

Suy niệm Tin Mừng CN II MC, A: Biến đổi để trở nên giống Chúa

BIẾN ĐỔI ĐỂ TRỞ NÊN GIỐNG CHÚA (Mt 17,1-9) Giuse Trần Đức Mạnh, PL Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta việc Chúa biến...