Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT THỨ I MÙA VỌNG, TỈNH THỨC ĐI VÀO THẾ GIỚI VĨNH CỬU

 

TỈNH THỨC ĐI VÀO THẾ GIỚI VĨNH CỬU                              

Lc 21,25-28.34-36

 

Hôm nay bắt đầu bước vào Chúa nhật I Mùa Vọng, cũng là khởi đầu của năm phụng vụ mới. Trong những ngày đầu của Mùa Vọng, Phụng vụ Lời Chúa hướng lòng chúng ta mong đợi Chúa đến lại trong ngày quang lâm. Trong ý nghĩa đó, các bài đọc của Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm C hôm nay không loan báo gì về ngày con Chúa Giáng trần mà lại loan báo Chúa đến trong ngày phán xét. Vì thế,  Mùa Vọng là mùa mà Giáo Hội mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn chờ đợi ngày Chúa đến lần thứ hai. Chúa đã đến lần thứ nhất hơn 2000 năm rồi. Chúng ta mong Chúa đến từng ngày trong cuộc sống của chúng ta, bằng sự sẵn sàng qua thái độ tỉnh thức và cầu nguyện. Đây chính là nội dung lời mời gọi của Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C.

1. Thế giới này sẽ qua đi

Bài Tin Mừng hôm nay nói tới hai thế giới: thế giới hiện tại và thế giới tương lai. Chúng ta đã hiểu rằng thế giới hiện tại sẽ qua đi. Vạn vật có khởi đầu và có kết thúc. Con người có sinh thì cũng có tử. Và với niềm tin chúng ta xác tín con người có chết đi thì cũng có ngày được sống lại.

Nhưng đâu là dấu hiệu loan báo ngày Chúa đến? Chúa đã báo trước trong Tin Mừng theo thánh Marco rằng: “Trong ngày đó sau cơn gian nan lớn lao, thì mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, và quyền lực trên trời sẽ bị rung chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Mc 13, 24-25). Thế giới hiện tại qua đi, nhường bước lại cho thế giới vĩnh cửu.

Chúa làm chủ lịch sử. Sở dĩ chúng ta thấy rằng thế giới cũ tan biến đi theo thời gian, vì Chúa đã định cho nó một thời hạn nhất định nào đó rồi. Và khi thế giới cũ đến ngày cùng tận, Thiên Chúa đầy quyền năng ngự giữa mây trời mà ngự xuống, để khai trương một thế giới mới. Chúa nói thêm: “Khi những biến cố đó xảy đến, tất cả anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,27-28). Làm sao chúng ta có thể ngẩng đầu lên nếu không tỉnh thức và cầu nguyện để chỉ hướng tâm hồn về một thế giới mới, nơi Đức Kitô ngự trị?

2. Tỉnh thức và cầu nguyện, con đường đưa vào thế giới vĩnh cửu

 Tỉnh thức: Sống trong một xã hội tục hóa hôm nay, có biết bao nhiêu cám dỗ đưa con người đi vào con đường lầm lạc làm cho họ mất định hướng và không thể vươn lên được. Vì thế, Chúa mới khuyên dạy chúng ta rằng “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21, 34). Chúa cũng nói: “Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào giờ nào Con Người sẽ đến”(Mt 24,42 ). Những lời này Chúa đang muốn nói với mỗi người chúng ta rằng đừng đam mê và hưởng thụ ở đời này mà quên tỉnh thức.

Tỉnh thức là không “lo lắng sự đời”, là không mê mẩn danh, lợi, thú, đó là những thứ không làm cho mình vươn cao lên được. Dường như hơn bao giờ hết, con người hôm nay thích sống hưởng thụ, thích được ăn trên ngồi trốc, thích được người ta ca tụng, thích mình hơn người khác để tự hào, mà quên đi phần thưởng Chúa hứa ban ở đời sau. Vì thế, là người Kitô hữu, cách riêng người sống đời thánh hiến, chúng ta cần có một đời sống tỉnh thức. Tỉnh thức là chuẩn bị cho mình một cuộc sống đời sau, hướng tâm hồn mình lên cùng Chúa. Tỉnh thức là đang sống ở đời này mà tâm hồn hướng về một thế giới vĩnh cửu, nơi đó có hạnh phúc đích thực mà không ai có thể lấy đi được.

Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta, ngài nói: “Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm”(1Tx 5,1-2) và Ngài còn nói thêm: “Anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em….” (1Tx 5,4-5). Sống những lời khuyên ấy cũng chính là tỉnh thức để được đi vào thế giới vĩnh cửu.

Cầu nguyện: Trong đời sống của người Kitô hữu, cách riêng người tu sĩ, chúng ta cần có một tâm tình hiệp nhất như Chúa nói :“Thầy bảo thật anh em nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin điều gì thì Cha Thầy Đấng ngự trên trời sẽ ban cho anh em” (Mt 18,19). Và trong khi chịu cám dỗ trong vườn Cây Dầu Chúa nói với các môn đệ rằng:“Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa trước cám dỗ” (Lc 22, 40). Ngài còn thêm “Tinh thần thì hăng hái nhưng thể xác lại nặng nề”. Cầu nguyện chính là hồn sống của chúng ta. Vì cầu nguyện là sự tách biệt chúng ta ra khỏi sự ràng buộc của thế giới vật chất để vươn tới thế giới tâm linh. Cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta ra khỏi phàm trần xác thịt thế gian. Vì chỉ có ơn Chúa mới giúp ta thoát khỏi vòng giam hãm vật chất, hay những đam mê làm cho con người không thể vươn xa hơn trong đời sống thiêng liêng được.

Vì thế, tỉnh thức và cầu nguyện là hai điểm đan xen với nhau, giúp cho cuộc sống của con người ý nghĩa hơn. Có tỉnh thức cầu nguyện chúng ta mới khao khát đến với Chúa. Có tình thức cầu nguyện, khi Chúa đến chúng ta mới có cơ hội đứng thẳng và ngẩng đầu lên được. Có tỉnh thức cầu nguyện chúng ta mới thường xuyên gặp Chúa ngay trong đời sống thường ngày. Vì tỉnh thức và cầu nguyện là phương thế giúp chúng ta tiến sâu hơn trong tình yêu của Chúa và trong tương quan với anh chị em.

Tóm lại: Mùa Vọng là mùa thuận tiện nhất, giúp chúng ta hiểu được giá trị của sự mong đợi. Nếu trong đời thường chúng ta mong đợi một ai đó đến thăm, chúng ta cần phải dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, quần áo thẳng thắn chỉnh tề; thì huống chi chúng ta trông đợi ngày Con Chúa đến, chúng ta càng phải chuẩn bị cho mình một tâm hồn trong sáng, một thái độ sẵn sàng, một tình yêu say mến dường nào. Có như vậy, bất cứ lúc nào Chúa đến viếng thăm, chúng ta cũng sẵn sàng cầm đèn cháy sáng trong tay đi theo Chúa vào dự tiệc cưới của Con Chiên trên trời.

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con bước vào một một năm phụng vu mới với Mùa Vọng, để chúng con thực hành việc mong đợi và tìm gặp Chúa. Xin cho chúng con từng ngày biết tránh xa những gì phù phiếm; trái lại, biết tỉnh thức tâm hồn và kiên tâm trong cầu nguyện, để Chúa đến xét xứ lúc nào tầm hồn chúng con cũng sẵn sàng. Xin Chúa cùng đồng hành và giúp chúng con . Amem

 M. Phaolo Thánh Giá, Đan Viện Phước Hải

 

 

 

 

 

                                     

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...