Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT THỨ VI TN, NĂM C, PHÚC VÀ KHỐN

PHÚC VÀ KHỐN

           Lc 6,17.20-26           

 M. Bosco, Phước Sơn

Bình thường ai cũng muốn giàu có hơn là nghèo khó, muốn no nê hơn là phải đói, thích vui cười hơn phải buồn sầu khóc lóc, mong được ca tụng hơn bị oán ghét. Thế mà Đức Giêsu gọi những cái con người ham, thích, mong muốn ấy là khốn; còn những cái con người tìm cách xa tránh lại là phúc. Vậy phải chăng Đức Giêsu muốn đảo lộn những giá trị con người tìm kiếm? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng suy nghĩ về cái phúc và cái khốn đầu tiên do giàu và nghèo mang lại.

1. Phúc của người nghèo khó

Thánh Matthêu khi nói về các mối phúc thì nói tới cái nghèo tinh thần, còn thánh Luca thì nói tới cái nghèo thật sự, nghèo về vật chất.

Người ăn mày là người nghèo về vật chất. Người ngửa tay xin là chấp nhận liệt mình vào thành phần bần cùng của xã hội. Cái nghèo làm cho người ta phải chờ mong ít đồng tiền lẻ ở đầu đường phố chợ là cái nghèo làm cho người ta khổ. Thiên Chúa không chủ trương cho người ta nghèo theo kiểu này.

Còn người nghèo mà được hạnh phúc là ở chỗ người đó được Thiên Chúa quan tâm ưu ái. Quả vậy, Đức Giêsu được sai đến trần gian là để đem Tin Mừng  cứu độ cho người nghèo. Người đã trích lời ngôn sứ Isaia để nói về mình: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Người đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Is 6,1-12).

Tin Mừng cứu độ cũng được cụ thể qua dụ ngôn khách được mời trong Lc 14,15-24. Dụ ngôn này mô tả bữa tiệc được chuẩn bị sẵn sàng thì những người khách được mời lại từ chối. Người thì viện lý do mới mua đất  cần đi thăm; người khác mới tậu năm cặp bò phải đi thử; người khác nữa mới cưới vợ không đi dự tiệc cưới được và họ nhất lọat xin kiếu. Cuối cùng thành phần tham dự bữa tiệc là những người nghèo khó, tàn tật, đui mù. Những người này có phúc ở chỗ không bị chi phối bởi những lý do bên ngoài, nhờ đó họ sẵn sàng đón nhận điều được ban là dự tiệc. Bữa tiệc trong dụ ngôn này ám chỉ bữa tiệc Nước Trời. Như vậy, người nghèo là người hạnh phúc vì sẵn sàng đón nhận Nước Trời. Ngược lại, người giàu lo vui hưởng hạnh phúc chóng qua đời này, và không chọn hạnh phúc vĩnh cửu của Nước Trời làm gia nghiệp nên họ bị coi là người khốn.

2. Khốn của người giàu có

Con người sống gắn liền với nhu cầu vật chất. Nhu cầu ăn mặc đối với con người là không thể thiếu. Để “ăn ngon, mặc đẹp” phải có tiền. Kế đến là nhu cầu ở và đi lại. Muốn có nhà ở, muốn có xe đi phải có tiền.

Ngoài nhu cầu ăn mặc, nhà ở, phương tiện đi lại còn cần đến nhu cầu tri thức. Thông thường tri thức căn bản được tiếp thu qua trường lớp. Nếu không có tiền làm sao đến trường được? Ai muốn học cao lên phải có tiền kha khá mới trang trải đầy đủ cho việc học, nhờ đó mới có cơ may vươn lên với đời. Không có bột làm sao quấy nên hồ?

Như thế giàu có là điều kiện để thăng tiến cuộc đời. Vậy mà Đức Giêsu nói “khốn cho  các ngươi những kẻ giàu có.” Lời nói này có thuyết phục không?

Người thanh niên trong Tin Mừng Matthêu chương 19 là người giàu có. Tuy anh nhận thấy Chúa là Đấng tốt lành và anh muốn theo. Nhưng chính của cải của anh đã níu kéo, ràng buộc anh lại, không cho anh trở nên người môn đệ của Chúa. Giàu có mà như thế là khốn.

Trước đây tại Anh Quốc, một đất nước giàu có, người ta làm một cuộc thăm dò ý kiến. Đối tượng được hỏi là 1000 phụ nữ đang có chồng. Câu hỏi được đưa ra là: “Bà cần đức ông chồng của bà hay cần cái tủ lạnh trong nhà bếp của bà hơn?” Kết quả thăm dò thật đáng ngạc nhiên: 87 % trả lời họ cần cái tủ lạnh trong nhà bếp hơn. Hỏi lý do tại sao thì họ trả lời: “Ngoài công dụng để bảo quản thức ăn, tủ lạnh là nơi giữ tiền đáng tín nhiệm. Nếu để ông chồng giữ tiền, ông có thể mượn đỡ đi uống bia!

Đời sống văn minh đưa con người đến chỗ đặt phương tiện sống lên trên con người, ngay cả người thân thiết nhất là vợ là chồng. Nếu không cảnh giác, phương tiện có thể trở thành mục tiêu số một khiến con người theo đuổi, đến nỗi coi con người là thứ yếu, người vợ coi chồng còn thua vật dụng trong nhà! Giàu có mà đem đến tình trạng như thế thì giàu có là một điều khốn.

Sống trong sự thịnh vượng nhiều khi là nguy cơ đánh mất những gì cao quý nhất là vậy. Giàu có có thể là một điều tốt, nhưng không bao giờ giàu có được coi là điều tốt nhất. Người ta vẫn quý sự bình an trong tâm hồn, quý tiếng tốt, quý sức khỏe, quý sự công chính hơn giàu có. Tiền bạc có giới hạn của nó. Nó không thể làm cho người sở hữu nó sống mãi được. Giàu có cũng không mua được tình yêu. Nhiều khi giàu có còn là nguyên nhân gây nên lo lắng bất an. Giàu có mà như thế thì giàu có là khốn.

Đành rằng con người sống ở trần gian cần có tiền làm phương tiện. Tuy nhiên những gì phương tiện mang lại cho con người cũng chỉ là hạnh phúc chóng qua và nhỏ nhoi. Hạnh phúc thật là hạnh phúc vĩnh cửu trong Nước Trời, là chính Chúa. Mỗi người sẽ là phúc hay là khốn là do mình chọn lựa hạnh phúc nào.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...