Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V PS – C, ALLELUIA. CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI. ALLELUIA

ALLELUIA. CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI. ALLELUIA

Cv 14,20b-26; Kh 21:1-5a; Ga 13,31-33a.34-35

 

I. Chúa Giêsu sống lại là khởi điểm cho một giai đoạn mới trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa ban cho nhân loại.  Sự chết và sống lại của Người cùng với sức sống của Chúa Thánh Thần đã khai sinh và nuôi dưỡng Hội Thánh lớn lên, như hạt giống đã được gieo vào lòng đất, giờ đây bắt đầu trổ sinh nhiều bông hạt khác (x. Ga 12,24).  Hội Thánh ‘bắt đầu trổ sinh nhiều bông hạt khác’ là lúc Hội Thánh bắt đầu lớn lên theo cách thế mà Người nói với các môn đệ Người trong lời từ biệt đang khi cùng các ông dùng bữa Tiệc Ly. 

 

Như cụ Phan Bội Châu viết “Con chim sắp chết hót tiếng bi thương, con người sắp chết nói lời tâm huyết” (x. Lưu cầu huyết lệ tâm thư), nên cũng nói được, Tin Mừng hôm nay là lời trăn trối của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ trước khi Người bước vào cuộc Thương Khó: “Thầy ban cho chúng con một điều răn mới là chúng con hãy yêu thương nhau; chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con” (x. Ga 13,34). 

 

II. Bài Tin Mừng gồm hai phần: lời giải thích của Chúa Giêsu về cuộc Vượt Qua của Người (x. Ga 13,31-32);  Điều Răn Mới của Chúa Giêsu ban cho Hội Thánh (x. Ga 13, 33 a. 34-35).

 

Sau cuộc ‘khải hoàn’ vào Giêrusalem (x. Mt 21,1-11), nhìn bề ngoài, Chúa Giêsu như đang đi vào một cuộc thất bại thê thảm, nhưng lại là lúc: “Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người” (x. Ga 13,31). Vì yêu mến và để cứu độ thế gian, Chúa Giêsu đón nhận cái chết (x. Pl 2,6-11). Cái chết của Người, là bằng chứng lớn nhất của tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). “Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” (Ga 13,32). Tình yêu mà Chúa Giêsu bộc lộ trong cuộc thương khó của Người được thi thố đến mức tận cùng qua hình ảnh máu và nước chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người (x. Ga 19, 34), chính là Người sống thân phận hạt lúa bị mục nát trong lòng đất, và lại là lúc “đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,23-24).

 

Trong tư cách của Đấng được Thiên Chúa tôn vinh, Chúa Giêsu nói những lời từ biệt các môn đệ: “Hỡi chúng con là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với chúng con một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho chúng con một điều răn mới là chúng con hãy yêu thương nhau; chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con. Mọi người sẽ nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy ở điểm này: là chúng con có lòng yêu thương nhau” (x. Ga 13, 33-35). Khi nói “điều răn mới”, Chúa Giêsu có ý đặt điều răn này đối lập với Lề Luật Môsê. Luật Môsê được thay thế bằng lệnh truyền đầy tràn ân sủng và sự thật của Chúa Giêsu (x. Ga 1,14-17). Trong Điều Răn Mới, Chúa Giêsu không hề đòi hỏi các đồ đệ phải làm gì cho chính Người hoặc cho Thiên Chúa, mà chỉ đòi hỏi các môn đệ yêu thương nhau. Khuôn mẫu và tiêu chuẩn của tình yêu mà các môn đệ phải theo là chính Chúa Giêsu: “chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con” (Ga 13,34b). Bây giờ, Người xác định rằng các hành động của Người chính là khuôn mẫu cho cách sống của các môn đệ. Gọi là Điều Răn Mới, vì khi Thiên Chúa chọn dân Israel làm “dân riêng” của Người, Người đã ký kết với họ một giao ước qua trung gian ông Môsê, theo đó,  họ phải trung thành với lề luật của Người. Trong lề luật đó, có hai điều khoản căn bản, đó là : “phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : phải yêu mến tha nhân như chính mình” (Lv 19,18; x. Mt 22,37-39 ; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28)Những lời tâm huyết Chúa Giêsu trối lại cho các môn đệ lúc này cũng là yêu thương, nhưng trở nên điều răn mới ở chỗ: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34).

 

Chúa Giêsu là tiêu chuẩn tối hậu của tình yêu thương. Tình yêu thương bản thân (Éros) hay tình yêu thương kẻ khác (Agapè). Éros: Yêu mình… đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến huỷ hoại họ; Agapé: Yêu tha nhân… đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác. Chúa Giêsu muốn chúng ta “yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương” chúng ta. Yêu như Chúa Giêsu! Đó là quỳ gối xuống rửa chân cho anh em mình, một cử chỉ phục vụ thấp hèn nhất (x. Ga 13,14), và thái độ của Người đối với ông Giuđa (x. Ga 13,21-32). Đó là “hiến mạng sống cho kẻ mình yêu thương” (x. Ga 10,11-15,13). Hai hành động Chúa Giêsu vừa làm, là điểm quy chiếu giúp giải thích thế nào là yêu thương nhau “như Thầy Giêsu”.

 

Tình yêu thương giữa các môn đệ với nhau phải là một việc thấy được và được mọi người nhận biết. Vì thế, tình yêu ấy cần phải được diễn tả bằng những hành động cụ thể rõ ràng, như Chúa Giêsu đã thực hiện. Và đây sẽ là một dấu hiệu đánh dấu dung mạo và phản ánh căn tính của cộng đoàn. Sự kiện “chúng con là môn đệ của Thầy”, không phải là một điều lý thuyết, mà là một thực tại cụ thể được diễn tả trong thực tế của cuộc sống đầy tràn yêu thương. Cộng đoàn các môn đệ của Chúa Giêsu sẽ không “đánh bóng mình” bằng những lý thuyết khôn ngoan độc đáo, hoặc bằng những lời giảng dạy hoa mỹ, bằng những tổ chức các sự kiện hoành tráng… Yêu thương là dấu chỉ nói lên căn tính người môn đệ Chúa, nhưng đồng thời cũng nói lên sự hiện diện đích thực của Hội Thánh.  Hội Thánh là sự tụ họp các môn đệ Chúa Giêsu.  Nhưng nếu các môn đệ ấy không sống yêu thương thì họ đâu còn là môn đệ Chúa và như vậy Hội Thánh cũng không thể được người ta nhận biết nữa.  Chúa Giêsu căn dặn môn đệ:  “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy:  là chúng con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).  Theo lời ấy, cộng đoàn tín hữu đầu tiên đã sống tình yêu thương, “hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.  Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu” (Cv 2,44-45).  Kết quả do việc họ sống dấu chỉ làm môn đệ Chúa là “họ được toàn dân thương mến.  Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,47).  

 

III. Sống yêu thương để giúp những người chưa biết Chúa nhận ra được căn tính của Hội Thánh, đó là một cách truyền giáo thích hợp cho mọi Ki-tô hữu và mang lại kết quả to lớn nhất.  Bí quyết là “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (x. Cv 14,20b-26 / BĐ I). Và chúng ta sẽ “thấy trời mới đất mới” (Kh 21,1-5a). Phụng Vụ Thánh Lễ mỗi ngày đem lại cho chúng ta nguồn sinh lực để chu toàn sứ vụ chứng nhân cho Chúa Giêsu trong bổn phận thường ngày : Phụng Vụ Lời Chúa là những nhật lệnh hướng dẫn đời sống chúng ta trong hoàn cảnh hiện sinh; Phụng Vụ Thánh Thể là lương thực nuôi dưỡng cuộc đời. 

M. FranÇois De Sales An Phước

 

 

          

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...