Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XIX NĂM A, ĐỪNG RỜI MẮT KHỎI CÙNG ĐÍCH

ĐỪNG RỜI MẮT KHỎI CÙNG ĐÍCH

 Mt 14 22-33

Mark Link S.J kể một câu chuyện như sau:

Vào lúc mới có thuyền buồm, một cậu bé nọ xin đi biển để học làm thủy thủ. Một hôm biển có bão, người ta bảo cậu leo lên trên cây cột buồm. Leo được nửa phần đầu thì dễ dàng vì cậu cứ đưa mắt gắn chặt vào bầu trời. Nhưng đến lưng chừng cậu lại phạm một sai lầm. Cậu nhìn xuống mặt biển trong cơn bão thế là cậu bị chóng mặt và sắp sửa ngã xuống.

Thấy thế, một thuỷ thủ già liền la to lên với cậu:“Này nhóc, ngước nhìn lên lại bầu trời đi!” Cậu bé nghe theo lời chỉ dẫn và cuối cùng đã leo lên được an toàn.[1]

Chúng ta có thể tạm bình luận một chút về câu chuyện như sau: Nếu không rời mắt khỏi đích đến, chúng ta sẽ không thất bại. Điều đó cũng rất đúng với:

Đức Giêsu – một người luôn nhắm về đích

“Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giêsu liền băt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng” (Mt 14,22).

Tại sao Đức Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền, đi trước? Tại sao Đức Giêsu giờ đây giải tán đám đông sau khi đã nói rằng đám đông không cần đi đâu cả (tức vào làng mạc mua thức ăn)? Những chi tiết này không phải không quan trọng. Có một ý nghĩa được Mat-thêu và Mác-cô thuật lại, nhưng chỉ có Gioan đem lại cho chúng ta một lời giải thích: sau khi được ăn no nê, dân chúng muốn bắt Đức Giêsu đem đi tôn làm vua (x. Ga 6,15). Đức Giêsu cũng biết rất rõ các môn đệ của Người cũng gắn bó với quan điểm về một Đấng Messia trần thế. Họ dễ dàng buông mình theo sự say sưa muốn biểu dương ấy.[2]

Trong khi đó sứ mạng Messia của Đức Giêsu không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc, như cám dỗ của ma quỷ là làm chủ các nước thế gian (x Mt 4, 8-10), nhưng là Đấng Messia của người nghèo, sống nghèo, chết nghèo những sẽ phục sinh vinh hiển. Sứ mạng của Người cũng không phải chỉ đến ban cho con người cơm bánh vật chất, nhưng là cho họ của ăn mang lại sự sống đời đời. Người cũng không đến vì một nhóm người nhỏ bé trong Israel, nhưng là để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối ( x. Ga 11, 51-52). Đức Giêsu luôn ngắm về cùng đích đó.

Chính vì thế, Đức Giêsu đã bắt các môn đệ (những người dễ bị cuốn theo xu thế muốn biểu dương Đức Giêsu làm vua) xuống thuyền qua bờ bên kia, trong khi Người ở lại giải tán đám đông (những người mà sự bốc đồng muốn tôn Đức Giêsu làm vua đang dâng cao). Giải tán những người đang muốn lái sứ mạng của Người qua một lối khác, để Người lên núi cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa cùng đích của Người. Thầy phát xuất từ Chúa Cha và sẽ về cùng Chúa Cha (x Ga 16, 28). Trong Tin Mừng, chúng ta vẫn thường thấy một Đức Giêsu luôn dành thời giờ để cầu nguyện. Việc cầu nguyện của Người hẳn thật là việc gặp gỡ cùng đích và để được sáng rõ về đích điểm nhắm tới và con đường Người đi. Còn chúng ta thì sao? Đích điểm, cùng đích của chúng ta là đâu?

Chúng ta phải xác tín với nhau rằng đích điểm và cùng đích của chúng ta là Thiên Chúa và chỉ là Thiên Chúa. Nhưng giữa sóng gió cuộc đời, bao lo toan vất vả chúng ta có nhìn thấy và chăm chăm nhìn vào cùng đích không? Khi gặp những khó khăn cám dỗ liệu rằng chúng ta có dành thời gian để gặp gỡ và thỉnh ý Thiên Chúa –cùng đích của chúng ta, như Đức Giêsu không? Có lẽ câu chuyện của Thánh Phêrô và các môn đệ trên biển cũng nói rất rõ về chúng ta hôm nay.

Những con người dễ xa rời cùng đích

“Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió” (Mt 14, 24).

Trong Tin Mừng Mat-thêu, “con thuyền” là biểu tượng của Hội Thánh (x. Mt 8,23-27). Biểu tượng này càng được xác nhận khi tác giả viết rằng con thuyền bị “tra tấn (hành hạ)” (basanizo) bởi các con sóng (chứ không nói như Mc 6,48: “các ông phải vất vả chèo chống”). Kiểu nói này cho rằng tác giả nghĩ đến các đau khổ Hội Thánh sẽ phải trải qua khi thi hành sứ mạng.

Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, “biển” là nơi có các sức mạnh tà thần cư ngụ và hoạt động (x. G 7,12; Is 27,1; 51,9; Đn 7…). Nói rằng “đang ở trên biển” có nghĩa là đang ở trong tình trạng bị các sức mạnh của bóng tối đe dọa. Vậy “biển” ở đây là một trở ngại ngăn cách các môn đệ với Đức Giê su.[3]

Trong cảnh hỗn mang giữa biển trong đêm tối như thế, bỗng có một bóng người xuất hiện đi trên mặt biển mà đến có lẽ tăng phần sợ hãi hơn. Qủa thực, khi Đức Giêsu đi trên mặt biển mà đến, các môn đệ đã la lên: “Ma Đấy!”.  Vì mệt nhọc do chèo chống suốt đêm, vì hoang mang giữa sóng gió mà các ông không thể nhận ra Thầy hay sao?

Trong cuộc sống, khi được bình an vô sự chúng ta rất dễ để nhận ra Thiên Chúa hiện diện và cảm tạ Người. Nhưng những lúc khó khăn ập đến, khi đau thương ê chề, khi cuộc sống bộn bề tan nát, chúng ta khó có thể nhận ra khuôn mặt Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng ta rất dễ xa rời đích điểm, cùng đích của mình là Thiên Chúa để tìm những cái chóng qua như dân chúng và các môn đệ vẫn tìm kiếm một Đấng Messia  theo cách họ nghĩ.

Ngay cả khi, giữa những đau khổ, sóng gió cuộc đời xô đẩy, được Thiên Chúa đến gần, chúng ta cũng sợ hãi và la lên như các môn đệ xưa: “Ma đấy!” Nhưng một lần nữa chúng ta lại thấy, Thiên Chúa luôn đi bước trước và ngỏ lời với con người: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”

Trước tiên đây là một lời điều chỉnh, với ý nghĩa: “chính là Thầy, chứ không phải là ma như anh em tưởng. Nhưng công thức này cũng là danh xưng mà Thiên Chúa đã dừng để tự giới thiệu với Môsê (x. Xh 3, 13 – 15). Mat-thêu đã kín đáo gợi ý là có một sự song đối giữa Đức Giêsu và Đức Chúa [4] Cùng với điều này là hình ảnh Đưc Giêsu đi trên biển mà đến với các môn đệ. Nếu biển là hiện thân cho sức mạnh của ác thần, thì hình ảnh Đức Giêsu đi trên biển mặc khải về thận phận của Người. Đức Giêsu là Thiên Chúa, Người có quyền trên ác thần và chiến thắng nó. Nhận ra được điều này lẽ nào chúng ta không nói như Thánh Phêrô: “Thưa Ngài, nếu quả thật là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.”

Đức Giêsu đã nói” Cứ đến!” Phêrô đã đi trên mặt biển mà đến với Đức Giêsu. Nhưng khi thấy sóng to gió lớn thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm… (Mt 14, 28 -30). Đó chẳng phải là hình ảnh của đức tin hay sao? Tin là nhìn vào một đích điểm để đến, là chấp nhận sự chông chênh khi ra khỏi nơi an toàn của mình, để đến đích điểm của niềm tin.

Cũng trong phân cảnh này, chúng ta nhận thấy một ý nghĩa khác. Mat-thêu thuật lại: Nhưng khi thấy sóng to gió lớn thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm… Một khi chúng ta rời mắt khỏi đích điểm, cùng đích của mình, để nhìn vào những nỗi sợ hãi, khó khăn chắc chắn sẽ bị chìm.

Trong cuộc sống, sóng gió cuộc đời là điều chúng ta không thể tránh khỏi, và con người cũng rất yếu đuối dễ bỏ đích điểm, cùng đích của mình để chăm chăm vào nỗi sợ của mình. Nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề. Ngược lại nó càng làm cho chúng ta sợ hãi và thất bại hơn. Vậy chúng ta phải làm gì?

Quay về đích điểm, cùng đích của mình và cầu nguyện

Khi sắp bị chìm, thánh Phêrô đã quay về phía Đức Giêsu và cầu xin: “Thưa Ngài, xin cứu con với” (Mt 14, 30). Trong khi sóng gió cuộc đời nổi lên làm chúng ta sợ hãi xa rời cùng đích của mình, sẽ không còn cách nào khác ngoài cách “quay về và cầu nguyện.” Vì điều đáng sợ không phải chúng ta đã xa rời cùng đích của mình, nhưng là chúng ta không có khả năng quay lại và hướng về cùng đích của mình. Một khi trở lại và cầu xin chắc chắn chúng ta sẽ được một bàn tay đưa ra nắm lấy và kéo chúng ta lên. Như Đức Giêsu đã kéo Phêrô – vị giáo hoàng tiên khởi của chúng ta.

Cuộc sống luôn đầy những cám dỗ khiến chúng ta xa lìa cùng đích của mình, vì thế chúng ta cần nhìn lên Đức Giê su – mẫu gương chiến thắng những cám dỗ và luôn nhìn về cùng đích của mình để noi theo.

Dẫu biết thế, nhưng con người  cũng rất yếu đuối dễ bị những lo lắng và nỗi sợ hãi làm chúng ta xa xa rời đích điểm của mình. Nhưng Thiên Chúa vẫn luôn đưa cánh ra để nắm lấy mỗi khi chúng ta cầu xin Ngài. Một khi xa lìa hay những sợ hãi làm mờ cùng đích, liệu bạn có đủ niềm tin và can đảm để quay về và kêu xin không? 

Ân Tâm – Cộng đoàn Phước Vĩnh

 

[1] Mark Link S.J, Giảng Lời Chúa, Chúa Nhật Năm A, trang 242.

[2] X. Chú giải của Noel Quesson, Chúa nhật XIX thường niên A.

[3] Chú giải của Lm Vũ Phan Long Ofm –http://www.giaophanbaria.org/…tin-mung-chua-nhatxixtn-nam-c-lm-fx-vuphan-long-ofm….

[4] X. Chú giải của Lm Vũ Phan Long Ofm – http://www.giaophanbaria.org/…tin-mung-chua-nhatxixtn-nam-c-lm-fx-vuphan-long-ofm….

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...