Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII TN A, Tìm kiếm trong vui tươi

Tìm kiếm trong vui tươi

Mt 13,44-52

Trong kí ức của dân tộc Việt Nam, luôn có những cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, cũng như nội chiến. Trong những cuộc chiến đó, người ta luôn thấy những cuộc tản cư, di cư và cả vượt biên. Không ít người giàu khi di chuyển đã không thể mang theo gia tài của mình, nên đành chôn giấu lại trong vườn, trong nhà hay cả ngoài ruộng. Nhiều khó báu vẫn còn nằm lại trong lòng đất khi gia chủ không nhớ hoặc chết đi, hay không hồi hương. Từ đó, có những người may mắn tìm được và vui mừng hớn hở. Những chuyện như thế cũng đã xảy ra với dân tộc Palsetin, thời Đức Giêsu sinh sống. Từ những chuyện đời thường đó, Đức Giêsu đã mượn để nói về Nước Trời.

“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn trong ruộng”. “Nước Trời giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Kho báu chôn trong ruộng thể hiện một sự ẩn dấu. Hình ảnh thương gia đi tìm viên ngọc quý cũng cho thấy, viên ngọc còn ở đâu đó trong thế gian. Cả hai hình ảnh đều nói lên tình trạng ẩn dấu của Nước Trời, như những dụ ngôn Hạt Cải, hay Nắm Men chúng ta đã từng nghe. Vậy làm sao để khám phá Nước Trời?

Dụ ngôn về kho báu nói về một người nông dân, một người làm công gặp được. Từ “gặp được” nói lên sự may mắn của người tìm thấy. Nhưng trong dụ ngôn viên ngọc quý lại là một hành động đi tìm. Ngôn từ trong hai dụ ngôn nói về hai cách thế khám phá Nước Trời mà các tác giả tu đức hay nói tới. Đó là khám phá theo cách “lạ” và cách “thường”. Như cha Biển Đức Thuận [1] từng nói về việc tìm gặp Chúa theo cách thường và cách lạ. Cha nói, sự nguyện gẫm cách thường là nguyện gẫm theo tiến trình, có lộ trình, đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên trì (việc đi tìm). Còn sự nguyện gẫm cách lạ, nếu như sự nguyện gẫm cách thường là chúng ta đi tìm Chúa, còn nguyện gẫm cách lạ là Chúa đến tìm ta (Ơn Chúa ban). (x Di Ngôn Cha Biển Đức Thuận – Đấng Sáng Lập Dòng Xi- tô Thánh Gia Việt Nam, số 120). Đó là hai cách chúng ta thường gặp để khám phá Nước Trời hay tìm gặp Thiên Chúa. Nhưng gặp được rồi chúng ta phải làm gì?

Cách thế gặp kho báu, viên ngọc khác nhau nhưng ở người làm công (tạm gọi như thế) và thương gia đều có chúng mẫu số là đi bán hết tất cả những gì mình để chiếm cho được khó báu, mua cho được viên ngọc đẹp. Cả hai người đều làm một việc, bất kể người thân cận nào trông thấy mà không thắc mắc. Giá thửa ruộng cao đến độ làm anh phá sản, dĩ nhiên là một gia sản chẳng đáng bao nhiêu. Điều đó cũng xảy ra với thương gia, nhưng quan trọng là cả hai người đều bán hết không trừ một tí gì. Đó là điều chúng ta cũng phải làm khi khám phá Nước Trời: Nước Trời là một kho báu, là một viên ngọc đẹp đòi chúng ta phải từ bỏ tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống mình để mua cho được.

“Nước Trời lại còn giống như chiếc lưới”. Như những dụ ngôn trước, Nước Trời không phải như chiếc lưới (phương tiện), cũng chẳng phải là cá bắt được, hay những ngư phủ, mà là toàn thể công việc được miêu tả.

Chiếc lưới được thả xuống biển, nhưng không hề nói là một ngư phủ hay người ta. Điều này ngụ ý nói chính Thiên Chúa là tác giả của hành động này. Trong ngôn ngữ Do Thái, nước là hình ảnh của sự bao dung, nơi bao bọc tất cả mọi thứ – cá tốt cũng như cá xấu. Đồng thời chiếc lưới thả xuống cũng quét sạch mọi thứ – cá tốt lẫn cá xấu. Dụ ngôn chiếc lưới kết thúc cho toàn bộ bài giảng về dụ ngôn, như là lời sau cùng, lời kết thỏa đáng cho những dụ ngôn trước.

Trong dụ ngôn, hạt cải, nắm men, đặc biệt là dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng đều nói lên lòng thương xót, bao dung của Thiên Chúa, như nước bao bọc hết mọi người tốt xấu. Bên cạnh đó cũng có những đầy tớ nhiệt thành muốn được Thiên Chúa xét xử. Hôm nay đây, dụ ngôn chiếc lưới là câu trả lời thỏa đáng. Việc Nước Trời đến cách sung mãn không chịu được cảnh vàng thau lẫn lộn, như trước nữa, và đòi hỏi phải triệt để loại bỏ kẻ xấu ra khỏi nước đó. Trong khi đoạn kết của dụ ngôn Cỏ Lùng kết thúc bằng hình ảnh “người công chính sẽ chiếu sáng như mặt trời trong nước của Cha họ, thì dụ ngôn chiếc lưới lại kết thúc cách nghiêm khắc – kẻ xấu bị tách ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi bị quăng vào lò lửa, nơi đó chúng sẽ phải khóc lóc, nghiên răng. Hình ảnh này là lời cảnh tỉnh cho tất cả nhưng ai đang sống buông thả, có khi là “lợi dụng” lòng thương xót của Thiên Chúa.

Tất cả những dụ ngôn về Nước Trời mở ra cho chúng ta những cách thế, thái độ để khám phá để đón nhận, cũng như cậy trông vào lòng thương xót, nhưng không ỷ lại.

Trước hết, Nước Trời là một ân huệ Thiên Chúa ban cho con người, con người được đón nhận cách nhưng không, nhưng cũng luôn mời gọi con người không ngừng tìm kiếm và phải đánh đổi. Vì Nước Trời quý trọng hơn tất cả mọi thứ khác trên đời, kể cả mạng sống, nên chúng ta phải từ bỏ tất cả để chiếm cho được nước ấy. Từ bỏ không có nghĩa là loại trừ, nhưng là mặc cho nó một ý nghĩa, hướng đến một chiều hướng mới. Tất cả mọi thứ trong nếp sống là ăn, uống, yêu đương không bị loại bỏ nhưng được biến đổi, được canh tân và được đưa vào thiên giới, nhờ tâm hồn đã khám phá được Nước Trời. Người đã khám phá được Nước Trời sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để nhận từ Thiên Chúa hiện tại và tương lại. Nhưng nhận lãnh bằng thái độ nào?

Đó là thái độ của người khám phá được kho tàng, tìm được ngọc quý – thái độ vui mừng. Đã hẳn người đi tìm Nước Trời phải là những người đi trong niềm vui và hân hoan, vì không có nước trời cho người mang khuôn mặt đưa đám. Hay như thánh Phanxico Salesio từng nói: Một ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn. Nhưng niềm vui cũng là hệ quả của việc khám phá ra Nước Trời. Ai có Chúa và chỉ lấy Ngài làm đủ thì không bao giờ phải buồn.

Thế mà cuộc sống vẫn đầy đau khổ và nỗi đau. Dù cuộc sống đầy những nỗi đau, lắm lúc làm lành vẫn gặp điều dữ, nhưng đó là tình trạng vang thau lẫn lộn khi thời của Nước Trời chưa đến. Xấu – tốt, lành – dữ chỉ sáng tỏ trong ngày sau hết. Tuy nhiên, người có niềm vui Nước Trời vẫn luôn tìm thấy hạnh phúc trong những đau khổ.

Lạy Chúa, Nước Trời vẫn luôn mời gọi chúng con đi tìm, nhưng nào ích chi nếu Chúa không cho gặp. Xin Chúa rủ lòng thương ban ơn cho con kiên nhẫn kiếm tìm và cho con gặp được nước đó. Từ đó con có động lực để từ bỏ mọi thứ và thuộc trọn về Nước Trời.

Xin cho chúng con luôn cậy trông vào lòng thương xót của Chúa, nhưng đừng bào giờ ỷ lại để buông thả, phóng túng. Lạy Chúa, xin phù trợ chúng con.

Ân Tâm – Cộng Đoàn Phước Vĩnh

 

 

 

[1] Cha Biển Đức Thuận, Đấng sáng lập hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...