Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XX ,TN C, TRỞ NÊN NGƯỜI TÔI TRUNG NHƯ CHÚA GIÊSU

 

TRỞ NÊN NGƯỜI TÔI TRUNG NHƯ CHÚA GIÊSU

Lc 12,49-53

 Quý độc giả kính mến, hôm nay Chúa Nhật XX thường niên năm C, thánh sử Luca thuật lại Lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó Người sẽ chịu để cứu chuộc nhân loại. Qua đó, Chúa có ý mời gọi những ai muốn theo Chúa phải chung số phận với Chúa, hầu trở nên người tôi trung như Chúa Giêsu.

Trước hết, chúng ta cùng nhau lược lại đôi nét về người tôi trung: người tôi trung chính là người tôi tớ trung thành. Một khi được gọi là trung thành thì chắc chắn người ấy có đủ các phẩm chất đạo đức tốt: nào là người biết lắng nghe, biết vâng lời, sống thật thà, hiền lành, ngoan ngoãn, vui tươi, nhẫn nhục, vị tha, bác ái, … Người ấy có sẵn tinh thần trách nhiệm, nhất là có lòng đạo đức và sống thánh thiện, đặc biệt người ấy luôn kiên trì chịu mọi cực khổ để phục vụ Chúa và tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng.

Quả thật, Chính Chúa Giêsu là người tôi trung đích thực. Bởi vì Người đã vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người. Người chăm chỉ lao động và cầu nguyện, can đản đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Cuối cùng, Người đã vui lòng chịu khổ nạn cho đến chết trên thập giá để cho muôn người được sống đời đời. Hình ảnh Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan chương 13 từ câu 4 đến 12 đã làm cho chúng ta thật sự cảm động và khâm phục, vì “trong bữa ăn cuối cùng, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng đúng như y phục của người tôi tớ phục vụ chuyên nghiệp rồi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Chúa Giêsu mặc áo vào, rồi về chỗ”. Ở đây, thánh sử Gioan không nói về việc Chúa Giêsu không cởi dây thắt lưng ra là có ý để cho chúng ta hiểu rằng: Chúa vẫn mang nguyên y phục của người tôi tớ phục vụ để tiếp tục phục vụ mọi người cho đến chết. Đây chính là chi tiết minh chứng Người chính là tôi tớ trung thành đích thực. Bởi đó, chân dung thật của Người chính là người tôi trung mà tiên tri Isaia trong sách của ngài ở chương 53 từ câu 1 đến 12 đã tiên báo tóm tắt thế này: Người tôi trung tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên. Người là kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh dễ, không ai đếm xỉa tới. Chính Người gánh chịu những đau khổ của chúng ta, chính Người bị đâm vì chúng ta phạm tội, phải nhục nhã ê chề. Người chịu sửa trị để chúng ta được bình an, mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Bị ngược đãi Người vẫn cam lòng chịu nhục, chẳng bao giờ mở miệng câu ca như con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt, như cừu non câm nín khi bị người ta xén lông. Người bị buộc tội, bị đánh phạt, bị liệt vào hạng tội nhân và Người vui lòng chấp nhận hiến thân chịu chết. Tuy nhiên, nhờ bao nhiêu nỗi thống khổ đã chịu, nhờ gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại mà Người sẽ làm cho muôn người được nên công chính.

Thật sự, suốt thời gian xuống thế làm người, Chúa Giêsu luôn hăng say tích cực lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa Cha ở mọi lúc mọi nơi y như Người tuyên bố trong Tin Mừng Gioan chương 4 câu 34: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người”. Chính vì thế, Chúa Giêsu hằng ao ước và chờ mong giờ mà Người được thực hiện thánh ý Chúa Cha. Đó là chịu một “phép rửa” nghĩa là cam chịu cuộc khổ nạn và phục sinh để mang ơn cứu độ cho nhân loại như trong Tin Mừng hôm nay chính Chúa đã công khai thốt lên: “Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !” (Lc 12,50). Bởi đó, khi đến giờ đã định, và mặc dù Phêrô đã cố ngăn cản nhưng Người vẫn nhất quyết đi lên Giêrusalem (Lc 9,51). Nghĩa là Người tiến tới sự chết; đồng thời, Người tìm tới Nước Trời, tìm về với Chúa Cha. Đó là chỗ cao nhất và là đỉnh cao của sứ mạng người tôi tớ trung thành luôn vâng lời Chúa Cha mọi đàng để dấn thân phục vụ mọi người hết mình đến cùng. Đó cũng là đỉnh cao của thân phận làm con luôn vâng phục ý Chúa Cha. Bởi Người vốn ý thức rằng: chết để phục vụ muôn người như trong bữa tiệc ly Người đã tuyên bố trước mặt các môn đệ: “Đây là máu Thầy, máu Giao ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,24). Phải nói được rằng, cái chết của Chúa Giêsu mang một ý nghĩa cánh chung. Bởi vì Nước Trời và số phận của tất cả mọi người đều tuỳ thuộc vào quyết định của Người tự nguyện đón nhận cái chết ô nhục đầy đắng cay chưa từng có ấy. Đó là cái chết đẹp nhất và cao cả nhất của cuộc mạc khải rạng rỡ nhất về tình yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với loài người chúng ta. Do đó, ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến đượm tính xã hội. Vì chính trong và nhờ cuộc khổ nạn của Người mà loài người được cứu thoát khỏi tội lỗi để được hiệp thông với Thiên Chúa quyền năng và hằng hữu. Nhờ thế mà người kitô hữu được lãnh nhận ân sủng qua Lời Chúa và các bí tích nhờ sự hiệp thông của Chúa Cha và hoạt động thường trực của Chúa Giêsu trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Lẽ dĩ nhiên, ai muốn có được sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa thì tiên vàn người ấy phải hiệp thông với toàn thân con người của Đấng Cứu Độ. Nghĩa là hiệp thông với nhiệm thể Chúa Kitô mà trong đó Chúa Giêsu là đầu mà đã phải chịu bao đau khổ cực hình thì chúng la là chi thể trong thân thể mầu nhiệm ấy lẽ nào lại đứng ngoài cuộc sao được. Vậy thì yếu tố cần và đủ ở đây là chúng ta không chỉ hiệp thông với Chúa và với anh chị em đồng loại trong ân sủng, trong danh dự và niềm vui mà còn phải hiệp thông trong đau khổ như lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Côrintô chương 12, từ câu 26 đến 27 đã khẳng định: “Nếu một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy, anh em là thân thể Đức Kitô và mỗi người là một bộ phận”. Một khi đã sống tình hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô thì sự đau khổ của mỗi người là sự chia sẻ vào sự đau khổ có giá trị cứu độ của Chúa Kitô. Vì khi chấp nhận đau khổ vì phục vụ Tin Mừng thì người kitô hữu được bổ túc ngay trong thân xác mình những gì còn thiếu trong những thử thách của Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn “cho nhiệm thể của Người là Hội thánh” (Gl 1,24). Bởi thế, người Kitô hữu đích thực sẽ không trốn chạy trước những đau khổ nhưng tìm thấy được trong chúng một phương tiện thực sự để kết hợp với thập giá Chúa Kitô. Ai xác tín được như thế thì luôn vui lòng chấp nhận mọi đau khổ dưới mọi hình thức ở mọi nơi và mọi lúc suốt cả cuộc đời để được hiệp cùng Chúa Giêsu khổ nạn kết thành của lễ dâng lên Chúa Cha hầu lãnh lấy ơn cứu độ cho bản thân và tha nhân. Ai cố gắng vác thập giá đời mình mà theo Chúa đến cùng như thế, ấy là kẻ đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và người ấy sẽ được coi là người tôi tớ trung thành giống như thầy chí thánh của mình là Chúa Giêsu Kitô. Có thế, nhạc sĩ Ân Đức mới mạnh dạn viết ra tác phẩm: Đường Con Theo Chúa để nói lên tinh thần kiên trung, sẵn lòng chấp nhận mọi gian nan khốn khó để theo Chúa đến cùng. Tâm tình ấy sẽ được thể hiện qua những ca từ xác tín sau đây: Đường con theo Chúa chẳng thiếu gian khó dặm trường, chẳng thiếu mưa gió mịt mùng, không thiếu những ngày quạnh vắng cô đơn. Những ngày đời con tăm tối u buồn, Ngài vẫn gọi con theo, vượt qua ngàn cheo leo, con bước theo Ngài đường thập giá xa vời, vẫn luôn trông cậy vào Chúa mà thôi. Xin dâng đời con muốn thuộc về Chúa. Xin cho tình con không hề hoen úa. Ước chi con hằng mến yêu không ngừng. Giúp con vuông tròn một niềm hiếu trung. Nhờ xác tín và sống trọn tình hiếu trung với Chúa như thế, nên Giáo hội thường hát lên câu tiền xướng 3 trong giờ thần vụ kinh đêm phần chung các thánh mục tử như sau: Hỡi tôi trung tài giỏi, hãy vào chung hưởng phước lạc với chủ ngươi. Vì rằng, cũng như lời thánh thi kinh đêm đã khẳng định: nay Chúa thương ban phúc lộc vô giá, cõi thiên đường xứng một đời tôi trung, đoàn môn sinh theo gót vị tôn sư, hầu chung hưởng nguồn phúc vinh đời đời.        

Hơn ai hết, là những thành viên trong Hội Dòng Xitô Thánh Gia, mỗi người đã được Chúa mời gọi vào sống đời chiêm niệm theo tu luật cha thánh Biển Đức là không lấy gì làm hơn việc lắng nghe và thực hành thánh ý Thiên Chúa. Vì vậy, suốt ngày lẫn đêm, người đan sĩ tách biệt khỏi thế gian ồn ào để chỉ ở nơi thanh vắng mà phụng sự Chúa hầu mưu ích phần rỗi linh hồn cho bản thân và tha nhân. Điều đó chứng tỏ rằng, chúng ta vẫn hằng quyết tâm trung thành với Chúa đến cùng để trở thành người tôi trung như Chúa Giêsu. Vậy thì, từng người cần phải noi gương tôi trung nơi Thầy chí thánh của mình để rồi chăm chỉ lắng nghe và thực hành mọi điều Chúa truyền dạy và luôn sẵn sàng phục vụ Chúa và tha nhân bằng cầu nguyện, lao động và khổ chế hy sinh cho đến chết, dẫu có gặp phải muôn vàn khổ đau. Có như thế thì mới hy vọng được xếp vào hàng những người tôi trung như Chúa Giêsu vậy.

 

Chim Én Nhỏ, Thiên Phước

 

 

                                                                                              

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...