Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XX TN, LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NIỀM TIN

LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NIỀM TIN

Mt 15,21-28

Trong nhật ký của mình, Mahatma Gandhi cho biết khi còn theo học ở Nam Phi, ông rất say mê đọc Kinh Thánh, nhất là bài giảng trên núi, đến nỗi ông xác tín rằng Ki-tô giáo chính là câu trả lời cho nạn kỳ thị giai cấp đã hành hạ dân Ấn suốt bao thể kỷ. Thậm chí ông còn muốn trở thành một Ki-tô hữu. Thế nhưng, một ngày kia, khi ông đến nhà thờ dự lễ, ông bị người giữ cổng chặn lại và bảo: “Mời anh bạn đi nhà thờ khác cho, đây là nhà thờ chỉ dành riêng cho người da trắng.” Kể từ đó, ông không bao giờ quay lại nhà thờ nữa. Và ông đã viết: “Tôi yêu Đức Giêsu, yêu giáo lý của Người, nhưng tôi không thích người của Đức Giêsu.” Thật đau lòng!

Sự kỳ thị chủng tộc, giai cấp không chỉ xuất hiện ở thời của Gandhi hay thời của chúng ta, nhưng đã có từ rất lâu đời. Đơn cử thời của Đức Giêsu, người Do thái gọi những dân ngoại bằng một từ và được dịch ra tiếng Việt  là “lũ chó trước mặt Thiên Chúa”. Hôm nay trong bài Tin Mừng chúng ta cũng nghe một câu nói của Đức Giêsu có vẻ cũng rất sốc: “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh của con cái mà ném cho chó con.” Câu nói của Đức Giêsu đặt chúng ta trước hai vấn đề: Phải chăng Đức Giêsu chỉ đến để cứu độ Israel, nghĩa là  ơn cứu độ của Người không có tầm phổ quát. Và phải chăng Đức Giêsu cũng phân biệt chủng tộc, Người không thương xót dân ngoại?

Nhìn vào lịch sử truyền giáo, lịch sử Giáo Hội, và xét đến câu nói của Đức Giêsu chúng ta nhận ra tầm phổ quát của ơn cứu độ có hai giai đoạn. Đầu tiên Đức Kitô được sai đến với con cái Israel trước. Điều này cho thấy Thiên Chúa trung tín với dân của Người mà thực hiện lời hứa với cha ông họ, dành cho Israel một ưu tiên. Nên Đức Giêsu nói : “Phải để con cái ăn no trước đã…”  Hơn nữa, khi nhập thể làm người Đức Giêsu là Thiên Chúa thật, nhưng Người cũng là một con người thật nên Ngài cũng có giới hạn trong không gian và thời gian. Nhưng khi Người sống lại từ cõi chết, khi không gian và thời gian không còn là giới hạn thì tầm phổ quát của ơn cứu độ được biểu lộ rõ hơn, và Người đã ban lệnh truyền: Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ làm cho họ trở thành môn đệ của Thầy, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28, 19-20). Đặc biệt hai thánh tông đồ Phaolô và Barnaba được dành riêng để thực hiện công việc loan truyền Tin Mừng cứu độ cho dân ngoại.

Lệnh truyền của Đức Giêsu được truyền lại qua các thế hệ, và hôm nay, chính lúc này, lệnh truyền hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ được ủy thác cho mỗi người chúng ta. Lệnh truyền mà ĐTC Phanxico diễn tả một cách mới mẻ: Hãy đi ra vùng ngoại vi của cuộc sống … ( EG 20, 31). Vùng ngoại biên nào cho tôi cho anh?  Không nói gì đến những vùng ngoại vi theo địa lý, cuộc sống của chúng ta có muôn vàn vùng ngoại vi vô hình. Đó là thành kiến, đó là những bất công… Thành kiến đóng khung người thân cận, người anh em trong một vài từ, trong một vài tư tưởng của chúng ta. Trong khi đó con người là rất sống động. Nó thay đổi từng ngày từng giờ, vậy mà thànhh kiến lại là cái đóng kín và khó thay đổi. Nên thành kiến cũng đã bóp chết đi thiện chí của bao người…

 Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho muôn người và lòng thương xót của Người trải khắp, nhưng chính con người lại không chịu đi ra vùng ngoại vi để làm triển nở và thi hành lệnh truyền của Ngài. Sở dĩ như thế là vì con người kém lòng tin, đó là thái độ trái ngược với người đàn bà xứ Tia, trong bài Tin Mừng hôm nay.

Người đàn bà có đứa con bị quỷ ám, chạy đến với Đức Giêsu để xin Người cứu chữa. Nhưng Đức Giêsu đã nói: “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh của con cái mà ném cho chó con.” Một câu nói gây sốc cho ai yếu lòng tin. Ở đây không nên hiểu theo nghĩa đen, vì Đức Giêsu không dùng cùng một từ như người Do thái dùng để khinh thị dân ngoại : “lũ cho trước mặt Thiên Chúa.” Nhưng Người dùng một từ khác và được dịch ra tiếng Việt là: “lũ chó con”. Ở đây chúng ta bắt gặp một kiểu nói song song: lũ trẻ con với lũ chó con. Như thế giọng điệu không còn là  khinh thị nữa, nhưng là giọng điệu của lòng thương xót. Lòng thương xót đã đoái nhìn đến những người ngoại. Chính vì thế, trong một câu nói có vẻ gây sốc, nhưng với niềm tin mạnh mẽ và sự nhạy bén của một người mẹ, người đàn bà xứ Tia đã nhận ra lòng thương xót Thiên Chúa đã đoái nhìn đến phận chó con này. Bà đã vui sướng đáp lại: “Nhưng lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn của con trẻ rơi xuống.” Và một phép lạ được thực hiện từ xa, không cần trực tiếp đụng chạm như Đức Giêsu vẫn thường làm.

Đức tin mạnh mẽ đã cho người đàn bà thấy lòng thương xót của Thiên Chúa giữa những đau khổ tột cùng của một người mẹ, thấy được tình thương của Thiên Chúa giữa một thử thách có vẻ như chạm đến giới hạn của sự tự ái.

Điều này nhắn nhủ chúng ta rằng lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn muôn ngàn đời, nhưng con người có đủ niềm tin để thấy được lòng thương xót của Người hay không đó mới là vẫn đề. Con người có nhận ra Thiên Chúa luôn ở đó, luôn là Đấng quan phòng cho từng bước đi của con người hay không, để từ đó đáp lại bằng lòng tín thác vô điều kiện.

Lòng thương xót của Thiên Chúa đoái đến mọi người, nhưng liệu rằng con người có để cho lòng thương xót đó đụng chạm đến hay không? Nếu con người để lòng thương xót của Thiên Chúa đụng chạm đến chắc hẳn họ cũng sẽ là những người làm cho lòng thương xót triển nở bằng một cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Cụ thể họ sẽ không xét đoán, không làm nhục người thân cận, và nếu phải góp ý họ cũng làm với tất cả tình yêu thương để nói lên sự kiện, cố gắng tìm hiểu người thân cận mà không kết án. Họ dành quyền công phán cho Thiên Chúa, vì họ tin chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền đó. Nhưng công lý của Thiên Chúa chính là lòng thương xót, nên Người có trừng phạt hay sửa dạy cũng chỉ là để chữa lành. Chính vì thế với con người chúng ta có thể bi quan về lòng thương xót họ dành cho nhau, nhưng với Thiên Chúa chúng có lý do chắc chắn để cậy trông vào lòng thương xót của Ngài. Lòng thương xót đụng chạm đến cả những con chó con. Nhưng phải là “chó con” đầy lòng tin. Amen.

 

Ân Tâm – Cộng đoàn Phước Vĩnh

                                

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...