Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXVIII năm C, NGOẠI VI – VÙNG ĐẤT CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Kết quả hình ảnh cho biết ơn

NGOẠI VI – VÙNG ĐẤT CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Lc 17,11-19

Đức Phanxicô từng nói với các linh mục và giáo dân Buenos Aires: “Tôi muốn có một Hội Thánh bị bầm dập,  bị tổn thương và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, còn hơn một Hội Thánh bệnh hoạn vì đóng cửa và thanh nhàn bám víu vào sự an toàn riêng của mình” (x. Evangelii Gaudium số 49). Cụ thể hơn, Ngài mời gọi: “Mọi Ki-tô hữu và mọi cộng đoàn sẽ phân biệt đâu là con đường mà Chúa đòi hỏi, nhưng chúng ta đều được mời gọi chấp nhận lời mời gọi này: đi ra ngoài khu vực quen thuộc của mình và can đảm đi đến tất cả những vùng ngoại vi, là những người cần ánh sáng của Tin Mừng (Evangelii Gaudium số 20). Từ những lời của Đức Thánh Cha, chúng ta có thể nói: Ngày hôm nay, con người đang sống trong một “thế giới phẳng”, nhưng thực ra vẫn có rất nhiều vùng ngoại vi.

Vùng ngoại vi

“Trên con đường đi lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galile.” Với người Do thái, Samari chính là vùng ngoại vi. Thật thế, người Do thái không được giao thiệp với người Samari (Ga 4, 9). Trong mắt người Do thái, dân Samari vẫn là một dân dị giáo. Vì năm 722 trước Công Nguyên, vương quốc phía Bắc sụp đổ. Quân đội chiến thắng Át-xi-di đã đưa những người nô lệ về định cư lại trên miền Samari. Những đoàn dân này thuộc mọi chủng tộc từ mọi miền về đây, tạo thành một sự pha trộn về chủng tộc và tôn giáo. Vì thế các hội đoàn ở Giêrusalem vẫn coi họ như những người dị giáo. (x. Noel Quesson, Lời Chúa Cho Mỗi Chúa Nhật, Năm C, trang 409).

Vượt qua những thành kiến về chủng tộc và tôn giáo của những người cùng thời, Đức Giêsu có một quan điểm rất phóng khoáng về những vùng ngoại vi. Ngài đã Phúc Âm hóa vùng đất này, bằng những lời rao giảng, bằng những phép lạ. Chính tâm tình gần gũi, dịu hiền của Đức Giêsu với những vùng ngoại vi đang chất vấn mỗi người chúng ta. Ngày hôm nay, có phải chúng ta đang thanh nhàn bám víu vào sự an toàn riêng của chính mình và đang tránh những vùng “ngoại vi Samari”? Những vùng bị coi là ngoại vi, bị chúc dữ… nhưng đó lại là vùng đất của người có lòng biết ơn.

Vùng đất của lòng biết ơn

“Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người.” Trong tâm thức Kinh Thánh (Lv 13 và 14), người ta gọi “phong hủi” là bệnh chung mọi bệnh tật trên da thịt, bề ngoài rất ghê tởm. Vì thế, những người phong hủi phải chịu sự nghiêm khắc của luật Môsê. “Người mắc bênh phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: Ô uế! Ô uế! (Lv 13,45). Đương nhiên, họ bị cấm đến ở những nơi có dân cư, và hoàn toàn bị đuổi khỏi những nơi thờ phượng. Hơn nữa, Kinh Thánh nhìn bệnh phong hủi như một hình phạt của Thiên Chúa, hình ảnh của chính tội lỗi làm hư hỏng con người (Noel Quesson). Người bị phong hủi như thế là những người ở tột cùng của vùng ngoại vi. Thế mà Đức Giêsu đã đến với họ bằng sự dịu dàng của Thiên Chúa. Và họ đã được Ngài chữa lành.

Thật tiếc thay, cả mười người được sạch, nhưng chỉ có một người nhận ra vinh quang Thiên Chúa, để tạ ơn. Anh ta lại là một người Samari – một người ngoại giáo, vùng ngoại vi với người Do thái. Thế nên, không qúa lời khi nói: “Ngoại vi – vùng đất của lòng biết ơn”. Tuy nhiên, khi nói như thế, chúng ta không chỉ dừng lại ở ngữ cảnh này. Nhưng chúng ta được mời gọi hướng đến một lòng biết ơn đụng chạm được.

Lòng biết ơn trước hết chính là nhận ra vinh quang Thiên Chúa và mau mắn trở lại với người. Thật thế, “Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn”. Sấp mình trước mặt Chúa để nhận ra mình là hư không, tất cả mọi thứ đều do bởi Chúa. Đó cũng là ý nghĩa thứ hai của lòng biết ơn Thiên Chúa. Ý nghĩa thứ ba của lòng biết ơn Thiên Chúa: một lòng biết ơn đụng chạm được. Nó có nghĩa là lòng biết ơn không chỉ dừng lại ở lời nói, nhưng thể hiện ra bằng hành động. Vùng ngoại vi chính là vùng đất để thể hiện lòng biết ơn.

Thật thế, cách tốt nhất để thể hiện lòng biết ơn với Thiên Chúa là làm cho ơn của Ngài trào tràn ra cho mọi người. Vùng cần ơn Chúa nhất là vùng ngoại vi. Người cần ơn Chúa hơn hết chính là những người phong hủi của thời đại.

Ngày hôm nay, phong hủi không còn là chứng bệnh ghê tởm nữa, và trong tâm thức của nhiều người không còn kì thị, miệt thị những người phong hủi nữa. Nhưng chúng nhận ra “phong hủi thời đại” – sự hư hỏng của con người, theo hai nghĩa: thể lý và tâm linh.

Thật thế, có những người hủi của thời đại, họ là những người bị cái nghèo, cái đói làm mất phẩm giá. Họ không được sống đúng với phẩm giá của một con người. Thế mà chúng ta thay vì bày tỏ sự gần gũi với họ bằng sự dịu dàng và thân thiện, chúng ta lại kì thị và miệt thị họ. Như một vài bạn trẻ đã từng làm trên các trang mạng xã hội, họ công khai khinh chê những người nhà quê.

Họ còn là những người hủi tâm linh trong thời đại chúng ta, khi tâm hồn họ bị tội lỗi ăn mòn phá hủy, và họ đã ra ghê tởm. Xét cho cùng, họ là những người nghèo nhất, nghèo hơn cả những người nghèo vật chất. Vì họ đã mất đi cái cao quý nhất – phẩm giá con Thiên Chúa. Họ đang ở ngoại vị của ân sủng. Đức Giêsu đã đến với họ với trái tim dịu hiền. Không chỉ chữa lành phong hủi trên thân xác, Chúa còn chữa lành phong hủi trong tâm hồn của người ta. Còn chúng ta, chúng ta đã làm được gì? Đúng hơn chúng ta đã tỏ ra lòng biết ơn Thiên Chúa chưa, hay vẫn chỉ dừng lại ở môi miệng?

Chính những người nghèo, vùng ngoại vi là mảnh đất để chúng ta thể hiện lòng biết ơn Thiên Chúa.

Lạy Chúa, chúng con là những người mang ơn Chúa, không chỉ ơn tạo dựng, nhưng còn được Ngài cứu chữa cả hồn và xác. Xin cho chúng con luôn trở lại cùng Chúa để tôn vinh. Xin cho chúng con đừng ngăn cản nguồn ơn Chúa đến với chúng con, và cho chúng con thể hiện lòng biết ơn Chúa bằng việc ra đi, đến với vùng ngoại vi và trao ban ân sủng của Ngài.

 Ân Tâm – Cộng Đoàn Phước Vĩnh

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...