Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXI TN – Năm C, GIA-KÊU KHÁT KHAO ĐƯỢC THA THỨ

GIA-KÊU KHÁT KHAO ĐƯỢC THA THỨ

 Lc 19, 1-10 

M. Gregorio – An Phước

      Gia-kêu là ai dưới ngòi bút của thánh sử Luca? Dĩ nhiên, ông ta không phải là một nhân vật huyền thoại, cũng không phải một nhân vật mượn trong truyện dụ ngôn, nhằm mục đích để giáo huấn con người về một điều gì đó…nhưng là một nhân vật có thật trong lịch sử.

      Gia-kêu là một người Do Thái, nhưng lại làm nhân viên thu thuế cho ngoại bang Roma ở Giê-ri-khô. Làm công việc này, ông bị xem là hạng người tội lỗi với những lý do:

– Thứ nhất: Là người làm tay sai cho ngoại bang, bắt dân của mình phải nộp đủ, nộp đúng thời hạn tiền thuế và gây khó dễ với những người gặp khó khăn.

– Thứ hai: Là người có chức quyền nên dễ dàng gian lận, bớt xén tiền thuế của dân. Vì thế, theo tập tục và truyền thống của Do Thái giáo:  người “công chính” thì không được tiếp xúc, thân cận với hạng người này.

Tuy là người giàu có, đầy đủ về các phương tiện vật chất, nhưng Gia-kêu vẫn còn có một khát vọng hướng về Chúa. Chính vì thế, khi cảm nhận và xác tín rằng: Giêsu- Nazaret không đơn thuần là một con người, nhưng là một Đấng Messia, thì Gia-kêu đã vượt qua cái nhìn kỳ thị, kinh miệt và rẻ rúng của những người đồng hương, cũng như bao nỗi mặc cảm về thân phận tội lỗi của mình, để mong đến gặp Chúa.

Với mơ ước làm sao nhìn cho bằng được “dung mạo” của Chúa Giêsu, Gia-kêu phải chạy và trèo lên một cây sung. Hành động Chạy và trèo lên cây” là những hành động chỉ phù hợp với các trẻ em, chứ không phù hợp với tư cách một người giàu sang, có địa vị như Gia-kêu, nhưng Gia-kêu chấp nhận trở thành lố bịch như thế, để được thấy Đức Giêsu.

Nhưng thật lạ lùng, giữa một biển người đông đảo theo Chúa, với biết bao điều quan trọng cần phải quan tâm chú ý, nhưng Chúa Giêsu lại để tâm đến một Gia-kêu thấp bé đang ở trên một cây sung.

Hành động của Gia-kêu trèo lên cành sung để nhìn Chúa Giêsu không phải là hành động của một con người thích tò mò, hay hành động của một con người với mục đích tà ý. Nhưng là hành động của một con người với sự khiêm hạ, của một con người với đức tin mạnh mẽ, và của một con người từ sâu thẳm của con tim đang khát khao một điều gì đó, mà của cải vật chất không thể phủ lấp được.

Thấy thế, Chúa Giêsu nhìn lên và gọi Gia-kêu. Hành động “nhìn lên” gọi Gia-kêu là hành động của lòng thương xót, hành động của sự cảm thông, mà chỉ có Thiên Chúa mới thấu hiểu được nổi lòng của con người, và biết được con người đang cần gì và khao khát điều gì.

“Này ông Gia-kêu, xuống mau đi, hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lc 19, 5). Qua đó cho thấy, Thiên Chúa tự ý đến với con người, gần gũi con người và ngỏ lời với con người, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, và trở nên con cái Thiên Chúa, hầu được hưởng sự sống đời đời. “Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Ðấng Cha đã sai đến, là Ðức Giêsu Kitô” (Ga 17,3).

Lời hứa đem phân nữa tài sản của mình bố thí cho người nghèo, và đền gấp bốn cho những ai mà Gia-kêu đã từng làm thiệt hại cho họ, là diễn tả “niềm khát khao được ơn tha thứ”, khát khao được ơn trở lại của Gia-kêu. Cho nên, Gia-kêu đã được như ý qua sự nhậm lời của Chúa Giêsu: “Hôm nay ơn cứu độ đến cho nhà này” (Lc 19, 9). Thực vậy, ơn cứu rỗi được trao ban cho con người, Thiên Chúa không cần điều kiện, hay đòi hỏi một sự đánh đổi nào ở nơi con người, nhưng Ngài chỉ cần con người đến với Ngài trong niềm cậy trông và lòng hoán cải, thì con người sẽ nhận được ơn tha thứ.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, mỗi người chúng ta nhiều khi chưa thực sự sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì là xấu xa tội lỗi của chính mình, và chúng ta cũng chưa đền bù cho cân xứng với những gì chúng ta đã làm thiệt hại cho Chúa và cho tha nhân. Lắm lúc chúng ta còn giống như người Do Thái ngày xưa, hay nhỏ nhen, ích kỷ, ghen tị và lên án kẻ khác: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ” (Lc 19, 7). Cho nên rất khó để chúng ta cảm nghiệm được Chúa đang đưa mắt nhìn chúng ta, và cũng rất khó để chúng ta nhìn nhau với cái nhìn của Chúa, để chúng ta xoá đi cái nhìn thành kiến đối với người khác.

Xin cho chúng ta được trở nên giống Chúa Giêsu, biết đón nhận những yếu kém của mọi người, và dành cho nhau sự quan tâm, biết làm cho ơn cứu độ của Chúa đến trong nhà chúng ta và trong cộng đoàn chúng ta. Như Gia-kêu được biến đổi hoàn toàn, nhờ vào sự đón tiếp nồng hậu của ông dành cho Chúa, thì mọi người xung quanh cũng có thể biến đổi qua gương sáng và đời sống đạo đức của chúng ta. 

Hành động “nhìn lên” gọi Gia-kêu là hành động của lòng thương xót, hành động của sự cảm thông, mà chỉ có Thiên Chúa mới thấu hiểu được nổi lòng của con người, và biết được con người đang cần gì và khao khát điều gì.

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...