Thứ tư, 22 Tháng Một, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CN III PS NĂM B, SỢ SỆT VÀ CAN ĐẢM

    SỢ SỆT VÀ CAN ĐẢM

     Lc 24,35-48; Cv 3,13-15.15.17-19

Phêrô là người có tính bộc trực nên ông thường mau miệng lên tiếng hơn các tông đồ khác. Ông nhiều lần tỏ ra can đảm, nhưng cũng không ít lần biểu lộ tư cách sợ sệt. Sự can đảm thật của Phêrô được thấy cụ thể sau khi ông tin chắc Thầy mình đã phục sinh và sau khi ông được lãnh nhận Chúa Thánh Thần.

Phêrô vốn là người bộc trực, thấy sao nói vậy, đụng đâu nói đó, gặp chuyện là nói ngay; ông không che dấu cũng không kìm hãm lời nói của mình được. Cho nên, lời nói và hành động của ông bộc lộ rõ ông là một con người rất thật. Sự sợ sệt và can đảm của Phêrô được Tin Mừng thuật lại qua một vài sự kiện được nghe trong phụng vụ Tuần Thánh và mùa Phục Sinh:

Khi Đức Giêsu bị bắt và bị điệu đến thượng tế Caipha, Tin Mừng kể rằng: Phêrô theo Người xa xa đến tận dinh thượng tế, nhưng không dám vào trong mà ngồi chung với những người đi xem xử án với thái độ lén lút không dám tỏ ra mình là người môn đệ Đức Giêsu (x. Mt 26,58). Khi một người tớ gái của thượng tế gặp Phêrô và nói: “Cả bác nữa, bác cũng ở đó với cái ông người Nagiarét, ông Giêsu đó chứ gì!” Phêrô phớt lờ và chối: “Tôi chẳng biết, chẳng hiểu cô muốn nói gì!” Rồi ông bỏ đi nơi khác. Một lát sau người đầy tớ ấy lại thấy Phêrô và cô ta nói với những người đứng ở đó: “Bác này cũng thuộc bọn chúng đấy.” Phêrô cũng chối. Một lát sau nữa, những người đứng với Phêrô lại nói: “Đúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác là người Galilê!” Phêrô muốn chấm dứt sự phát giác của họ về mình nên đã thề độc: “Tôi thề là tôi không biết người các ông nói đó!” (x. Mc 66-71). Thấy Đức Giêsu bị bắt và bị xử án, Phêrô run sợ nên mới chối Thầy mình đến ba lần như thế!

Đến lúc Đức Giêsu vác thánh giá lên đồi Gôngôtha và bị đóng đinh, các tông đồ chạy trốn hết, Phêrô cũng không dám ra mặt, chỉ trừ có Gioan, nhưng ông chỉ đi đàng xa.

Sau khi Thầy mình chết, Phêrô vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ, đâm ra bán tín bán nghi. Ông nghe bà Maria Magđala, bà Gioanna và bà Maria mẹ ông Giacôbê kể lại sự kiện ngôi mộ trống, Phêrô và các tông đồ khác cho là chuyện lẫn thẩn, nên nghi ngờ (x. Lc 24,10-11).

Chứng kiến Thầy mình chết rồi, Phêrô và các tông đồ khác sợ người Do Thái làm khó làm dễ các ông. Các ông sợ rằng họ đã giết Thầy mình, thì họ cũng sẽ không để mình yên thân đâu. Do đó, khi hội họp, cầu nguyện với nhau, các ông phải vào phòng đóng kín cửa lại (Ga 20,19).

Tại vườn Cây Dầu, Đức Giêsu buồn sầu báo rằng: “đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy”, Phêrô nhanh miệng đáp ngay: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26-33). Phêrô có vẻ là người trung thành là người can đảm, nhưng đó chỉ là thứ can đảm của kẻ bộc trực và hời hợt.

Cũng tại vườn Cây Dầu, khi Đức Giêsu bị bắt, Phêrô chứng tỏ khí thế anh hùng của mình bằng cách rút gươm chém đứt tai một người đầy tớ của thượng tế (Ga 18,26) nhằm bảo vệ thầy mình. Cái tính can đảm ấy cũng chỉ là can đảm của người hung hăng.

Sự can đảm đáng nể phục của Phêrô là can đảm của người tin chắc Thầy mình đã phục sinh và của người được Chúa Thánh Thần ngự trong mình. Chỉ có sau sự kiện Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ, Phêrô mới có được sự can đảm phi thường.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Công Vụ Tông Đồ kể lại chuyện Phêrô can đảm rao giảng cho người Do Thái. Người Do Thái bị coi là đối tượng giết Đức Giêsu. Phêrô đã một phen sợ người Do Thái. Sau cái chết của Thầy mình, Tin Mừng kể lại rằng: “Các ông vào phòng đóng cửa vì sợ người Do Thái.” Vậy mà sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Phêrô đứng lên dõng dạc rao giảng cho người Do Thái về Đức Giêsu, Đấng mà người Do Thái đã giết và cũng là Đấng mà Phêrô cũng đã từng chối đến ba lần.

Sự can đảm đáng nói của Phêrô là sự can đảm của người nhận được ơn Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu Phục Sinh đã sai Chúa Thánh Thần của Người ngự xuống trên các tông đồ và các ông mạnh dạn đi rao giảng Tin Mừng. Thế thì tự hỏi: chúng ta là những người sợ sệt hay can đảm trong việc rao giảng Tin Mừng? Sự sợ sệt nhút nhát hay can đảm mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng không thuộc lãnh vực cá tính mà tùy thuộc vào mức độ ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta lãnh nhận được. Đã rõ muốn làm chứng cho Chúa Phục Sinh, muốn rao giảng Tin Mừng cần phải có ơn của Chúa. Ơn của Chúa thì như mưa như nắng. Chúng ta nhận nhiều hay nhận ít là do lòng chúng ta mở rộng ra hay đóng kín lại.

M.Bosco

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...