Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CN IV B, THẨM QUYỀN VÀ UY QUYỀN

 THẨM QUYỀN VÀ UY QUYỀN

Mc 1,21-28; Đnl 18,15-20 

Để được giảng dạy, người dạy cần có thẩm quyền. Thẩm quyền ấy được xác định qua bằng cấp, qua chứng nhận được phép. Ví dụ để một người được quyền dạy tại một trường tiểu học, người ấy phải là người đã tốt ngiệp ít nhất là từ một trường trung cấp sư phạm. Còn việc giảng dạy có uy quyền hay không không đương nhiên đi đôi với người có thẩm quyền giảng dạy. Khác hơn bao người, Đức Giêsu trong câu chuyện Tin Mừng được dân thành Ca-phac-na-um đánh giá là Người giảng dạy có uy quyền, chứ không như các kinh sư.

Các kinh sư có thẩm quyền giảng dạy. Họ thuộc thành phần được học hỏi Kinh Thánh, cách riêng là về lề luật Môsê. Các thầy của họ là những kinh sư nổi tiếng. Các kinh sư có thẩm quyền truyền đạt và giải thích Kinh Thánh. Họ như những thầy giáo có bằng chứng nhận đã qua một trường lớp đào tạo và có thẩm quyền đứng lớp. Họ có thẩm quyền nhưng họ không có uy tín, nhất là không có uy quyền trước mắt quần chúng. Bởi lẽ, giáo huấn họ dạy dựa trên những truyền thống của các bậc thầy của họ và lời Kinh Thánh họ giảng dạy vẫn còn là cái gì bên ngoài họ. Nhất là họ đi quá xa khi đặt thêm nhiều khoản luật mà tự Kinh Thánh không có ý như thế. Vả lại họ còn giải thích Kinh Thánh theo chủ quan riêng của họ. Nghĩa là họ không có trung thành với Lời Chúa.

Ngày xưa Môsê cũng có thẩm quyền giảng dạy. Ông nhận được quyền lãnh đạo dân Israel từ Thiên Chúa, trong đó có giảng dạy. Lời ông giảng dạy cũng có uy quyền. Vì ông truyền đạt lệnh truyền từ Thiên Chúa. Ông đã lên núi ăn chay suốt 40 ngày để cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa và nhận lệnh tuyền của Chúa rồi truyền đạt lại cho dân. Hình ảnh ông mang hai bia đá có khắc 10 điều răn của Chúa từ trên núi xuống với khuôn mặt chói sáng là dấu hiệu cho dân Israel nhận ra ông đã được gặp gỡ Thiên Chúa. Lúc đó ông là người của Thiên Chúa nên lời ông giảng dạy trở nên có uy quyền.  

Có điều là Môsê không sống mãi được với dân Israel để mà truyền đạt ý Chúa cho họ. Một ngày kia biết mình sắp ra đi, ông nói với dân Israel rằng: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.” Môsê là một ngôn sứ vừa có thẩm quyền giảng dạy, vừa giảng dạy một cách có uy quyền. Ông là hình bóng của Môsê Mới là Đức Giêsu. Lời loan báo của ông đã được hiện thực qua Đức Giêsu.

Đức Giêsu xuất hiện với tư cách một ngôn sứ và Người giảng dạy một cách có uy quyền, chứ không như các kinh sư. Đức Giêsu giảng dạy về lời của Thiên Chúa không phải như người học thuộc một bài giáo lý, nhớ bài giáo lý ấy rồi nói lại, nhưng lời Người dạy phát xuất từ chính Người và Người là Thiên Chúa và là chân lý. Thánh Gioan nói Người là Ngôi Lời sự sống (1 Ga 1,1) hay Ngôi Lời ấy chính là Thiên Chúa (Ga 1,1). Là Thiên Chúa, Người sáng tạo vũ trụ này từ hư vô, chỉ bằng lời và bằng ý muốn của Người. Thán phục trước quyền năng sáng tạo này mà tác giả thánh vịnh 32 đã thốt lên: “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú.”

Lời Chúa phán hay lời Người giảng dạy không phải là cái gì ngoài Người mà chính là lời của Người. Chúa có uy quyền sáng tạo từ hư không trở nên có còn được thì huống hồ là “tái tạo” những cái đang có cho trở nên “tốt” hơn. Vì thế, thật là một điều không khó khi Người dùng lời của Người làm cho người chết sống lại như trường hợp Người nói với Ladarô, người đã chết bốn ngày: “Anh Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” (Ga 11,43), lập tức Ladarô chỗi dậy ra khỏi mồ. Hay lời uy quyền trên người bệnh phong hủi: “Tôi muốn anh sạch đi” (Mc 1,41) là người bệnh được sạch. Hay lời được chứng thực qua việc xua đuổi thần ô uế: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế buộc phải vâng theo mà xuất khỏi người ấy. Hiệu quả của lời giảng dạy có uy quyền như bài Tin Mừng nói là: “Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê.”

Khi nói đến thẩm quyền và uy quyền giảng dạy, chúng ta nghĩ tới sứ vụ ngôn sứ của người Kitô hữu chúng ta. Là Kitô hữu, chúng ta được chia sẻ sứ vụ ngôn sứ của Đức Giêsu khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Với sứ vụ này, chúng ta có thẩm quyền giảng dạy về Đức Giêsu và về giáo lý của Người. Thẩm quyền đây cũng là một bổn phận phải thi hành tùy theo bậc sống của từng người.

Vì được chia sẻ sứ vụ ngôn sứ hay giảng dạy của Đức Giêsu, nên lời giảng dạy của chúng ta cũng được chia sẻ uy quyền của Đức Giêsu. Tuy nhiên, mức độ uy quyền của lời giảng dạy của chúng ta còn tùy thuộc vào mức độ chúng ta trung thành và liên kết với Đức Giêsu. Nếu chúng ta chăm chú lắng nghe Lời Chúa, thường xuyên gặp gỡ Chúa qua cầu nguyện thì con người chúng ta không những được thấm nhuần Lời Chúa mà còn là hiện thân của Chúa. Lúc bấy giờ có thể nói được như thánh Phaolô “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Và lúc đó chúng ta cũng có thể nói được rằng: tôi giảng dạy không phải là tôi, mà Đức Kitô dùng miệng lưỡi tôi để giảng dạy. Vì vậy mà lời tôi giảng dạy có uy quyền như chính lời của Đức Giêsu vậy.

M. Bosco

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...