Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN Lễ Lá, C: CHIÊM NGẮM MẦU NHIỆM KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU

 

 

CHIÊM NGẮM MẦU NHIỆM KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU

(Lc 22,14-23,56)

 

Hữu Quỳnh, PL

 

Hàng năm Giáo hội dành 40 ngày chay thánh để sống với Đức Kitô 40 ngày trong sa mạc, và tưởng nhớ lại cuộc hành trình 40 năm của dân Israel tiến về Đất hứa, đồng thời giúp chúng ta sám hối, canh tân đời sống đức tin. Đức thánh cha Phanxicô nói lên ý nghĩa của Mùa Chay qua sứ điệp: “Mùa Chay là thời gian thuận lợi để canh tân cá nhân và cộng đoàn, mùa dẫn đưa chúng ta đến mầu nhiệm vượt qua về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô” (SĐMC 2022). Hôm nay, bước vào tuần lễ quan trọng nhất của năm phụng vụ Công Giáo, đó là Tuần Thánh, tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giêsu. Tuần Thánh bắt đầu Chúa Nhật Lễ Lá, đánh dấu việc Đức Giêsu đi vào thành thánh Giêrusalem và được dân chúng tung hô như là vị Cứu Tinh của toàn dân.

Chúa Giêssu cưỡi trên lưng con lừa con để tiến vào thành Giêrusalem giữa tiếng tung hô vang dội, phất cao cành lá trên tay: “Hoan hô Con Vua Đavit”. Hình ảnh Chúa Giêsu cưỡi trên lưng lừa con khiến chúng ta nhớ lại lời sấm ngôn nói về Đấng Mêsia được ghi lại trong sách ngôn sứ Dacaria: “Này thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỉ. Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò, vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi. Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa vẫn còn theo mẹ” (Dc 9,9). Tiếng tung hô của dân chúng gợi lên hình ảnh lễ đăng quang của vua Salomon: “Hãy đưa các bề tôi của Chúa Thượng đi theo các ngươi để Salomon, con ta, cỡi con la cái của ta rồi đưa nó xuống Ghikhô, ở đấy tư tế Sađốc và ngôn sứ Natan sẽ xức dầu phong nó làm vua Israel. Các ngài sẽ rúc tù và và tung hô vua Salomon muôn năm” (1V 33-34).

Hẳn thât, cuộc tiến vào thành Giêrusalem của Chúa Giêsu minh định rằng Người là Đấng Mêsia và là vua của dân Israel. Tuy nhiên, Người là vua nhưng không xây dựng vương quốc ở trần gian, hay thiết lập một thể chế để cai trị, hoặc giải phóng dân tộc Do thái khỏi ách đô hộ ngoại bang Rôma, đem lại cơm no, áo ấm như lòng họ mong đợi. Bởi “vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian” (Ga 18,36). Trái lại, phẩm trật vương đế của Ngài là vua của tình yêu mang lại ơn tha thứ, vua của lòng thương xót đem lại sự an bình an, vua của sự khiêm nhường tự hiến phục vụ: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mc 10,45). Cụm từ “phục vụ, cứu chuộc cho muôn người” ám chỉ đến người Tôi Trung Đau Khổ mà ngôn sứ Isaia đã tiên báo: “Sáng sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui.  Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi” (Is 50,4-7).Bị ngược đãi, người cam chịu, chẳng hề mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt; như cừu câm nín bị xén lông, người chẳng hề mở miệng…” (Is 53, 7- 9).

Hình ảnh “người tôi tớ đau khổ” trong Isaia là biểu tượng của dân Israel, nhưng nay thể hiện nơi Đức Giêsu. Ngài là Đấng vô tội, nhưng phải gánh lấy tội trần gian, thí mạng cho loài người để họ được chữa lành và được tha các tội lỗi: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Nhờ Người mang những vết thương của anh em mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24). Chúa Kitô là ánh sáng cho muôn dân. Ngài đem lại ơn cứu độ cho nhiều người bằng cách thí mạng sống của mình để đền tội cho tất cả mọi người. Người mang thân phận của người tôi trung đau khổ, từ bỏ địa vị Thiên Chúa để làm người, vâng phục chịu chết trên cây thập giá để trao ban cho con người cuộc sống hạnh phúc thần thiêng. Thập giá Đức Kitô tẩy rửa lòng tin của chúng ta thoát khỏi tà thần, xoá bỏ tỗi lỗi để nâng con người lên cùng Thiên Chúa. Nếu như xưa kia dân Israel đi trong sa mạc, ai bị rắn cắn nhìn con rắn đồng thì được sống, thì nay ai nhìn lên cây thập giá của Đức Kitô và tin vào Ngài thì được cứu độ: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,14-15). Thánh sử Gioan đã nổi kết giữa niềm tin và sự sống đời đời. Sự sống đời đời không phải do công của con người “nhìn lên”, hay do công trạng của vật họ nhìn, nhưng chính là do ân sủng Thiên Chúa ban một cách nhưng không. Điều này, chúng ta đã nhận thấy trong sách Khôn Ngoan: “Bất cứ ai ngước trông lên đều được cứu, không phải do bởi vật họ nhìn, nhưng là do chính Ngài, Đấng cứu độ muôn người hết thảy” (Kn 16,6-7). Hẳn thật, cây thập giá chính là mầu nhiệm tình yêu. Chính vì tình yêu, Ngài đã biến cây thập giá, vốn vẫn được coi là một nhục hình, lại trở nên phương tiện để cứu độ con người. Con Thiên Chúa đã đón nhận thập giá để chuộc lại lỗi lầm của con người, để trở nên linh dược chữa lành. Từ đây, thánh giá không còn là một nhục hình nữa, nhưng là một biểu tượng của tình yêu. 

Bước vào tuần thánh, chúng ta tưởng niệm hành trình của Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem lên đồi Golgotha, tử nạn và phục sinh. Ngài là Con Chiên vô tội đã gánh lấy tội lỗi thế gian, Thánh Anphongsô nói rằng: “Tuần Thánh là tuần của tình yêu, chúng ta hãy đem hết tình để sống những ngày Thánh này. Chúng ta hãy trở về với Chúa. Chúa đang chờ ta và tha thứ cho chúng ta”. Ngài đã sống mầu nhiệm tự hủy để nâng con người lên: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trụi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống của mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời” (Ga 12,23-25). Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh hạt lúa vùi trong đất chết đi và mang lại hoa trái như biểu tượng của mầu nhiệm chết và phục sinh của Người (x. Ga 12, 24), trong khi thánh Phaolô dùng cùng một hình ảnh để nói về sự phục sinh thân xác của chúng ta: “Gieo xuống trong hư hoại, sống lại trong bất hoại; gieo xuống trong ô nhục, sống lại trong vinh quang; gieo xuống trong yếu đuối, sống lại trong quyền năng; gieo xuống là xác khí huyết, sống lại là xác thần thiêng!” (1Cr 15, 42-44). Niềm hy vọng phục sinh là nguồn ánh sáng huy hoàng mà Đức Kitô phục sinh mang lại cho thế giới (SĐMC 2022).

Chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu là dịp để mỗi người chúng ta đồng hành và chia sẻ những đớn đau mà Chúa phải trải qua trên đường Thập giá, cũng là dịp để chúng ta nhận ra tình yêu, lòng bao dung và sự tha thứ của Chúa dành cho con người. Chúng ta cũng được mời gọi bước theo Thầy Chí Thánh trong vâng phục và yêu thương để rao giảng và làm chứng cho thế giới này biết thế nào là tình yêu đích thực, tình yêu tự hiến mà Thiên Chúa ưu ái dành cho nhân loại. Bởi vậy, Đức thánh cha Phanxicô nói rằng: “Mùa Chay mời gọi chúng ta hoán cải, thay đổi tâm thức, sao cho chúng ta thấy được vẻ chân thật và tuyệt mỹ của cuộc đời không hệ tại ở việc sở hữu nhưng là việc cho đi, không phải là tích lũy nhưng là gieo vãi và chia sẻ điều tốt” (SĐMC 2022).

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...