Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

Suy niệm Tin Mừng CN VIII TN, C: AI MỚI THỰC SỰ CẦN SỬA ĐỔI?

 

 

AI MỚI THỰC SỰ CẦN SỬA ĐỔI?

(Lc 6,39-45)

 

M. Eugenio Nguyên, PL

 

Quảng đại với chính mình nhưng lại bủn xỉn với tha nhân đó vẫn luôn là cơn cám dỗ muôn thuở. Bạn muốn tránh xa được tính xấu này ư, xin hãy đọc thật chậm để suy gẫm bài Tin Mừng hôm nay.

Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong bối cảnh Chúa đang dạy mọi người cách cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Cầu cho Nước Cha được mọi người nhận biết, cầu cho bản thân được đứng vững trong đức tin, và còn hơn thế nữa Chúa dạy ta phải yêu thương và cầu nguyện cho chính kẻ thù của ta nữa. Ai có lòng thương cảm tha nhân sẽ được Thiên Chúa cảm thương.

Dụ ngôn mù dắt mù lại được tiếp nối giáo huấn cọng rơm và cái xà, thiết tưởng chúng nhất thiết phải có mối tương quan nào đó mà Thầy Giêsu muốn nói đến.

Theo chú giải của nhóm CGKPV, đoạn Tin Mừng này hướng về vấn đề giáo huấn trong cộng đoàn Kitô hữu. Người môn đệ là người dẫn đường cho dân, trước hết không thể là người hướng dẫn đui mù. Môn đệ cần thấy đường trước, phải sáng suốt về chính bản thân, cần biết tự kiểm thảo và phê bình.

Ở trong khung cảnh này rõ ràng ở đây người thầy mà Chúa nhắm đến chính là những người dạy về đạo, dẫn đường thiêng liêng. Người đó phải biết tường tận về đạo, thẩm thấu trong đạo và đặc biệt là phải sống đạo. Tại sao Chúa Giêsu lại đòi hỏi nơi những người thầy này khắt khe đến vậy? Thưa vì những người này họ có thể dẫn bao người vào hỏa ngục vì sự thiếu hiểu biết và chểnh mảng của mình. Thay vì công bố Lời của Chúa, ý hướng của Giáo hội thì họ chỉ giải thích theo sự chủ quan và kiến thức thiển cận của mình.

Vì thế, Chúa đưa ra một tiêu chuẩn vàng cho người làm thầy: đừng tự phụ và chớ giả hình.

 

* Đừng tự phụ

 

Người xưa có câu: “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị”, núi cao sẽ có núi cao hơn. Phải chăng khi tôi được giảng dạy rồi, thì tôi không cần phải học hỏi, nghiên cứu thêm gì nữa? Một khi tôi đã có bằng cấp, học vị rồi thì lời của tôi đều là chân lý?

Thầy dạy dù sao cũng chỉ là lý thuyết – giữ đạo, nhưng ‘hãy lấy cọng rơm trong mắt mình ra trước’, cái đó mới là hành đạo. Chúa muốn người thầy này không những phải biết chắc chắn về đạo mà còn phải thực hành đạo nữa. Như lời của ĐGH Phaolô VI: “Con người thời nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy, sở dĩ họ thích thầy dạy vì những vị thầy ấy cũng là những chứng nhân”.

 

* Chớ giả hình

 

Giáo hội đang mong chờ những vị thầy nói được làm được, chứ không cần những ‘nhà kỹ sư thảo bản vẽ trên bàn giấy’!!! Để khỏi rơi vào cảnh dối mình gạt người thì môn đệ phải đến với Thầy Giêsu, nhìn vào Người để thụ giáo, học hỏi với Người, được huấn luyện đào tạo đầy đủ nơi trường của Người và nên giống Người. Như thế, bổn phận của môn đệ là chú tâm lo cải thiện đời sống cá nhân. Môn đệ được mời gọi tự kiểm điểm, tự phê bình, bỏ ra ngoài xu hướng chỉ trích người khác.

Người đui mù ở đây chính là những người cũng giảng về đạo nhưng chỉ nói như một con vẹt, không hề có một chút cảm nghiệm gì về Thiên Chúa thì làm sao có thể giảng về Chúa được? Những ‘bậc thầy’ như thế liệu có làm rạng Danh Chúa không, hay sẽ tìm vinh danh mình? Những bậc lãnh đạo người Do Thái lúc bấy giờ liệu họ có đang làm cho Danh Chúa được cả sáng không hay họ đang đánh bóng, dát vàng lên những mớ lề luật chết và tập tục tiền nhân của họ để lại? những ai sống và giảng dạy mà làm cho chúng ta xa Chúa thì hãy nên tránh cho xa, kẻo có ngày ‘cả hai sẽ lăn cù xuống hố’ hỏa ngục!

Giúp đỡ người khác bằng những lời khuyên khôn ngoan là điều rất đáng quí và trân trọng, nhưng trong lúc ấy cũng chính là cơ hội để ta quan sát và sửa chữa khuyết điểm của bản thân, vì lời nói gió bay gương lành mới lôi cuốn…

Chúa chỉ lên án những kẻ thích lên án người khác nhưng Người luôn ủng hộ chúng ta sử lỗi cho nhau (x. Mt 18,15-17), vì chẳng ai là người không có khuyết điểm cả.

Lời khuyên bảo giúp tội nhân quay đầu trở lại nhất thiết ở trong đó phải có lòng khiêm nhường và chân thành. Vì người có lòng tốt tất nhiên sẽ giúp người nghe ấm lòng, dễ đón nhận “không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu” (c. 43); còn kẻ tự phụ, coi ai cũng như củ khoai thì cho dù mình có nói đúng đến đâu chắc gì có ai thèm nghe: “Miệng người ngay làm người nghe hả dạ, miệng đứa ác nói toàn chuyện dối gian” (Cn 10,32).

Lạy Chúa, xin cho con được thực sự đánh động bởi Lời nhắc nhở của Ngài hôm nay, trước khi làm thầy người khác thì hãy làm thầy của chính mình; trước khi mạnh miệng tố giác kẻ khác thì hãy đấm ngực mình trước?

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...