Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CN XVI NĂM B,  MỌI NGƯỜI ĐỀU VỘI VÃ

     MỌI NGƯỜI ĐỀU VỘI VÃ

   Mc 6,30-34 

Một điểm chung nơi các nhân vật trong đoạn trích Tin Mừng của ngày lễ hôm nay là vội vã. Các tông đồ vội vã sau một chuyến đi rao giảng Tin Mừng; đám đông dân chúng từ các thành vội vã đón gặp Đức Giêsu và các tông đồ; Đức Giêsu cũng vội vã lánh đi với các tông đồ, rồi ngay sau đó Người không làm điều gì vội vã hơn cho bằng rao giảng Tin Mừng Nước Trời.

Các tông đồ khi nhận mệnh lệnh đi đến các làng mạc giảng dạy, trừ quỷ, các ông đã nhanh chóng ra đi. Chuyến truyền giáo đầu tiên này của các ông khá thành công. “Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,12-13). Trước thành quả của chuyến đi này chắc chắn lòng các ông tràn đầy phấn khởi vì thấy mình làm được những điều ngoạn mục. Trở về gặp Thầy Giêsu, với tinh thần hăng hái như người chiến thắng, các ông vui mừng kể cho Thầy “mọi điều các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy.”

Lòng hứng thú trước thành công trong chuyến truyền giáo đầu tiên như khiến cho các ông vừa vui mừng vừa vội vàng hơn, đến mức như quên cả ăn uống ngủ nghỉ. Vì thế, Đức Giêsu bảo các ông “hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Nếu để cho các ông dừng lại ở những thành công để rồi tiếp tục giảng dạy cho đám đông đang chờ mình thì không những có hại cho sức khỏe của các ông, mà nhất là các ông có thể rơi vào nguy cơ trở thành những người ảo tưởng bởi những thành công của mình.

Thực hành lời nhắc nhở của Đức Giêsu: “Hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” có lẽ cũng là nơi và là một điểm dừng để các ông nhìn lại mình ngõ hầu biết rõ mình hơn và nhìn lại hoạt động của Đấng đã sai mình để thêm lòng tin tưởng vào Người.

Phía đám đông dân chúng từ khắp các thành cũng vội vã đi theo đường bộ để đón gặp Đức Giêsu. Họ đã đến trước nơi Đức Giêsu định đến. Động lực thúc đẩy họ vội vã đón gặp Đức Giêsu chính là họ mong được Đức Giêsu làm phép lạ và chữa bệnh cho họ, tương tự như Người đã từng làm phép lạ và chữa bệnh cho nhiều người mà họ được tận mắt chứng kiến.

Ước muốn của họ chỉ nhắm vào những nhu cầu thực tiễn trước mắt. Ước muốn của họ chỉ dừng lại ở đó. Còn Đức Giêsu, Người chạnh lòng thương mà hướng họ đi xa hơn. Họ mong được đáp ứng những nhu cầu trước mắt và ít giá trị, thì Đức Giêsu ban cho họ ân huệ to lớn hơn bội phần là tình thương của Thiên Chúa. Tình thương ấy được biểu lộ qua chính Người trong tư cách một vị mục tử nhiệt tâm dạy dỗ họ nhiều điều.

Sau những ngày rao giảng, Đức Giêsu cũng vội vã tìm nơi nghỉ ngơi đôi chút, cũng cần được ăn uống bồi dưỡng. Đang khi ấy, Đức Giêsu lại đối diện với đám đông đang vội vã tìm mình, khiến Người phải “chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt.” Sự vội vã lo cho thân xác mình của Đức Giêsu được chuyển tiếp qua việc lo cho đám đông. Nhu cầu của đám đông lúc bấy giờ mới là điều đáng cho Đức Giêsu phải quan tâm nhất. Vì đây chính là sứ vụ của Người. Vả lại sứ vụ này quá cấp thiết. Thánh sử Marcô kín đáo giới thiệu Đức Giêsu với sứ vụ người mục tử chạnh lòng thương bầy chiên không người chăn dắt và hết lòng chăn dắt họ. Người chăn dắt họ bằng cách “dạy dỗ họ nhiều điều.” Thánh sử Luca nói cho biết rõ hơn việc dạy dỗ “nhiều điều” đó là giảng dạy về Nước Thiên Chúa (x. Lc 10,11).

Nếu như đám đông dân chúng vội vã đi tìm những nhu cầu thực dụng cho thân xác và cuộc sống tại thế, thì Đức Giêsu lại ban cho họ nhu cầu thiết thực cho cuộc sống trường tồn là Nước Thiên Chúa. Do đó, gặp đám đông bơ vơ như bầy chiên không người chăn dắt, Đức Giêsu giảng dạy nhiều điều về Nước Thiên Chúa để đưa họ vào Nước ấy. Vì vậy, vượt xa đám đông dân chúng vội vã lo cho mình những như cầu trước mắt, Đức Giêsu mới là người hết sức mình làm điều quan trọng nhất cho đám đông. Đây là sứ vụ khẩn thiết phải thi hành mà không được phép chậm trễ hay thong thả làm sau.

Trong xã hội kinh tế thị trường và xã hội truyền thông ngày nay, mọi sự như “chạy nhanh hơn”. Vô vàn vô số người vội vã chạy theo cuộc sống hiện tại hầu tìm kiếm những nhu cầu thực dụng cho thân xác và cuộc sống trần thế như cơm áo gạo tiền. Người có tinh thần tông đồ khi nhìn vào thực trạng này không cho phép mình cũng vội vã như họ mà quên đi những giá trị to lớn mà Thiên Chúa hứa ban cho là Nước Trời. Đồng thời, cũng không cho phép mình vô tâm để mặc họ chạy đôn chạy đáo với cuộc sống trần thế mà không màng chi đến đời sống mai hậu. Trái lại, cần có một sự cam đảm làm chứng bằng lời nói và việc làm rằng ngoài cuộc sống trần thế này còn có Nước Trời là ân phúc vô vàn tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị và loài người đáng ước mong.

M. Bosco

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...