Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin mừng CN XVI TN, A: KIÊN NHẪN VÀ VỊ THA

 

 

KIÊN NHẪN VÀ VỊ THA

(Mt 13,24-30)

 

 

Lam Châu, PL

 

Trong cuộc sống của con người luôn tồn tại hai thực tại đối lập: thiện và ác. Thiện và ác cùng lúc hiện diện trong xã hội, trong Giáo hội, trong cộng đoàn và trong chính nội tâm của mỗi người.

Thánh Phaolô đã từng bộc bạch: „Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm“ (Rm 7,19).

Như thế, con người chịu sự tác động giữa sự pha trộn „tốt“ và „xấu“, giữa „ân sủng“ và „tội lỗi“.

Trong bài Tin mừng hôm nay (Mt 13,24-30), tuy ông chủ gieo giống lúa tốt, nhưng đồng thời cỏ lùng cũng xuất hiện. Những đầy tớ trình bày với ông chủ, tức khắc, ông chủ cho biết: „Kẻ thù đã làm điều đó“. Họ xin ông chủ đi lượm cỏ lùng, ông đã can ngăn: „Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt“. Thái độ nhanh nhảu của các đầy tớ này nhắc nhớ đến Gioan và Giacôbê cũng đã từng muốn đem lửa từ trời xuống thiêu đốt những người Samari, vì họ không đón tiếp các ông (x. Lc 9,54).

Trong khi Đức Giêsu thể hiện thái độ bình thản: „Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt“. Điều này, theo kỹ thuật canh tác của nhà nông, có gì đó không logic. Dẫu biết rằng, đối với Thiên Chúa không gì là không thể, bởi vì đường lối và tư tưởng của Ngài vượt xa con người bội phần (x. Is 55,8-9).

„Cứ để cả hai cùng tồn tại cho đến mùa gặt“. Khi nói như vậy, Đức Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì?

Mùa gặt trong dụ ngôn này được hiểu trong viễn cảnh ngày thế mạt, tức ngày tận thế. Dĩ nhiên, kiểu nói „tận thế“ trong trường hợp này mang tính Kitô học chung cuộc, nghĩa là thế giới đạt đến tận điểm của nó. Tận điểm của thế giới ở đây không có ý nói đến cấu trúc vật lý của vũ trụ, mà ám chỉ thế giới con người sẽ có một kết thúc do Thiên Chúa đặt định[1].

„Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt“, cách xử sử này của Đức Giêsu có thể trở thành cớ vấp phạm cho những người đương thời. Ngài không cho lửa từ trời xuống thiêu đốt những kẻ vô đạo như Gioan và Giacôbê đã yêu cầu; cũng không để kẻ nhiệt thành nhổ sạch cỏ lùng đang mọc khắp nơi. Vì họ không thể tự ý chiếm lấy cho mình đặc quyền của Thiên Chúa, quyền giải quyết vấn đề xem ai là „lúa tốt“, ai là „cỏ lùng xấu xa“.

Ngược lại, Đức Giêsu hòa mình với những kẻ tội lỗi, lôi kéo họ đến bên Ngài. Đức Giêsu hòa mình với người tội lỗi đến độ chính Ngài trở thành hiện thân của „tội lỗi“, và chịu chết như kẻ bị Lề Luật chúc dữ: quả thật Ngài chia sẻ đến tận cùng số phận của những kẻ bị hư mất (x. 2 Cr 5,21; Gl 3,13).

Như vậy, Đức Giêsu không đứng trong cương vị Thiên Chúa để phán xét con người tội lỗi trước kỳ hạn hoặc tiêu diệt họ, nhưng đã dấn thân vào chốn tội tình trần gian để gột sạch tội đời[2], qua đó mạc khải cho chúng ta thế nào là tình thương cứu độ của Thiên Chúa.

Đức Giêsu từng nói với các môn đệ: „Con Người đến không phải để kết án (x. Ga 8,15), nhưng để tìm và cứu những gì đã hư mất“ (Lc 19,10). Vì thế, theo Tin mừng Matthêu, Đức Giêsu chính là Đấng chịu đau khổ, hiền lành và kiên nhẫn. Nhưng Người sẽ thanh toán tất cả, trả mọi người về đúng với phẩm chất của họ qua cuộc tử nạn của Ngài.

Điều mà Đức Giêsu đòi hỏi ở các môn đệ là hãy kiên nhẫn và vị tha; hãy để đến ngày phán xét, các thợ gặt sẽ gom cỏ lùng và đốt đi. Khi tiếng kèn cuối cùng vang lên, cũng là lúc Thiên Chúa thưởng công cho kẻ lành và phạt kẻ dữ.

Qua trình thuật Mt 13,24-30, Đức Giêsu mạc khải cho các môn đệ mầu nhiệm Kitô học, đồng thời quy tụ họ lại, cho họ biết, qua mầu nhiệm tử nạn của Ngài, thế giới sẽ được biến đổi.

Thiên Chúa lúc nào cũng kiên nhẫn, chờ đợi hối nhân trở về, sống cuộc đời công chính. Như cây vả không sinh trái (Lc 13,8-9), được gia hạn thêm một năm, chúng ta cũng được Thiên Chúa cho thêm thời gian ân phúc để hối cải, trở về và sinh hoa trái thánh thiện.

Vì thế, „hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên“ (Is 55,6). Trở về, sống công chính và sinh hoa trái thánh thiện là hành trình tuyệt vời nhất mà Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta. Sống công chính là lời đáp trả của chúng ta đối với Lề luật, thực thi những điều Luật dạy; sống công chính còn là đón nhận trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa.

Đức Giêsu luôn hiện diện trong Giáo hội như dấu chỉ của lòng kiên nhẫn và khoan dung. Người cũng mời gọi chúng ta sống yêu thương, tôn trọng và tha thứ đối với mọi người. Điều quan trọng, chúng ta có nhận ra điều tốt trong anh em, hay chỉ nhìn thấy „cỏ lùng“ trong tâm hồn họ?

 

 

_______________________________

 

[1] x. Joseph Ratzinger, Đức Tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Nxb Tôn giáo 2009, tr. 343.

[2] x. Joseph Ratzinger, Sđd, tr. 367-368.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...