Thứ năm, 10 Tháng mười, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN XXXIV TN, B: CHÚA KITÔ – VUA VŨ TRỤ

 

 

CHÚA KITÔ – VUA VŨ TRỤ

(Ga 18,33b-37)

 

M. Bảo Hạnh, PL

 

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta tuyên xưng Ngài là Vua vũ trụ, Vua muôn vua, Chúa các chúa, Vua muôn loài muôn vật, Vua toàn thể nhân loại. Ngài là Vua của chân lý, làm chứng về sự thật, đồng thời Ngài là Đấng cứu độ nhân loại.

Với tước hiệu vua, thông thường phải gắn liền với quyền bính và bổng lộc. Tuy nhiên, Đức Giêsu thì khác, Ngài làm Vua không theo kiểu cách của vua chúa trần gian. Vì vua chúa trần gian dùng quyền mà cai trị, bắt thần dân phải phục quyền và tuân thủ luật vua. Còn Đức Giêsu dùng giới răn tình yêu để giáo huấn, dùng lời chân lý mà dạy dỗ bảo ban.

 

Đức Giêsu – Vua Sự Thật

 

Đọc lại bản văn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy tổng trấn Philatô xét hỏi Đức Giêsu với một thái độ chủ tớ, thái độ của kẻ cầm quyền và thường dân. Ngay khi vừa tiếp xúc với Đức Giêsu, ông mở miệng hỏi một câu mỉa mai: Ông có phải là vua dân Do thái không? Có lẽ Philatô đã nghe những lời dân chúng tố cáo Đức Giêsu. Nếu đúng như lời đồn Đức Giêsu là Vua thì đó là một thế lực mà người Rôma cần phải chú ý. Bởi lúc bấy giờ, Israel chỉ là một tỉnh thuộc quyền cai trị của người Rôma. Bởi thế, Philatô không tin bất cứ một kẻ nào dám cả gan xưng mình là vua dân Do thái. Do đó, ông ta hỏi Đức Giêsu một cách mỉa mai và hoài nghi rằng: “Ông có phải là vua dân Thái không?” Đức Giêsu trả lời trong chân lý và sự thật: “Chính ngài nói rằng tôi là vua”. Mặc dù lời Đức Giêsu nói không bộc lộ hẳn nhưng mặcc nhiên xác nhận Ngài là Vua không chỉ dân Do thái nhưng còn là Vua toàn thể nhân loại.

Quả thật, Đức Giêsu là Vua nhưng không phải chỉ là Vua của dân Do thái nhưng còn là Vua của mọi tâm hồn. Nếu xét Ngài là một ông vua trần gian thì Ngài là vua không ngai vàng, không khoác cẩm bào, không vương miện, không quân thần, không binh hùng tuấn mã. Nhưng vì Ngài là Vua vũ trụ, Vua toàn thể nhân loại, Vua của mọi tâm hồn, nên vương quyền của Người mang tính cách thiêng liêng chứ không mang tính trần thế. Vì thế, Đức Giêsu nói với quan trổng trấn rằng: “Nước tôi không thuộc thế gian này”. Phương tiện thực thi quyền bính của Ngài là nhập thể cứu chuộc và rao giảng chân lý. Nhưng vì tự xưng là Vua của một nước mà giác quan không hề thấy, nên Đấng là Sự thật đã bị Philatô chế nhạo và xem thường Ngài. Bởi triết lý Hy lạp định nghĩa về sự thật: Sự thật hay Chân lý là khái niệm để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Và ông ta dựa trên tư tưởng đó để không nhìn nhận Đức Giêsu là Vua thật, Đấng làm chứng cho sự thật cũng chính là Đấng công chính, Đấng chân lý.                                                                               

Đức Giêsu là Vua chân lý, tức là Vua sự thật, Ngài từ trời đến thế gian với mục đích là rao giảng về sự thật và làm chứng cho sự thật: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” và ai sống theo sự thật thì được cứu độ. Thế nhưng, Đấng là chân lý giảng dạy bằng lời chân lý, bằng sự khôn ngoan nhiệm mầu lại bị dân chúng cự tuyệt, bác bỏ và lên án trước tòa án dân ngoại.                                                                                                                                                              

Thật vậy, Đức Giêsu xuống thế gian mang sứ mệnh đặc biệt, đó là mặc khải ý định cứu độ của Chúa Cha. Ngài là Đấng chân lý, Ngài dùng lời chân lý để khai mở cho con người biết ăn ngay ở lành, biết sống thánh thiện, đồng thời biết tránh xa sự dữ, biết ăn năn sám hối từ bỏ tội lỗi, từ bỏ lối sống phi chân lý để trở về nẻo chính đường ngay. Đặc biệt là lắng nghe và thi hành lời chân lý và sự thật, Lời mang laị sự sống đời đời để được cứu độ.

 

Đức Giêsu – Đấng Cứu Độ

 

Đức Giêsu không chỉ là Vua chân lý, nhưng Ngài còn là Đấng cứu độ nhân loại. Xét về vua chúa trần gian: các vị vua cai trị ở trần gian phần đa là những ông vua hung tàn ác bá, ham quyền đoạt vị, cai trị hà khắc hoặc chỉ lo vơ vét của dân, thao túng quyền hành, sống trong nhung lụa, mặc cho con dân sống trong bể khổ, sống trong lầm than. Và cho dù bên cạnh đó cũng có những vị tài giỏi xuất chúng, mang danh thánh hiền, xem dân như con, xuất nhân độ thế, yêu nước thương dân, làm cho dân an cư lạc nghiệp, thì tất cả chỉ là lợi ích trần thế. Tất các vị ấy chỉ là người giúp hoặc cứu dân mình thoát khỏi nghịch cảnh trong kiếp nhân sinh nhưng không thể đem lại cho họ niềm vui tinh thần trọn vẹn là sự sống mai hậu, sự sống vĩnh cửu.

Đức Giêsu thì khác, Ngài là một vị Vua trọn vẹn, Ngài mang đầy đủ phẩm chất của một vị vua ở trần gian: Lời Ngài nói đầy uy quyền, Ngài ra tay tương trợ kẻ khó nghèo, chữa lành bệnh tật, nâng đỡ cô nhi quả phụ, bênh vực kẻ cô thế cô thân, lên án những kẻ làm sai trái, … đồng thời Ngài cũng mang phẩm tính của một vị vua thiên quốc: Ngài khử trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại, tha thứ tội lỗi… Mặc dầu ở trần gian, Ngài là vị vua nghèo không ngai, không áo mũ hoàng gia, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ, kết án. Thế nhưng, Ngài là Đấng tạo dựng vũ trụ và là Vua vũ hoàn, Ngài ngự trên tòa cao sang vinh hiển, là Ngôi Hai ngự bên hữu Chúa Cha.

Nhưng tại sao Đức Giêsu lại có tước hiệu là Vua cứu độ trần gian? Bởi vì loài người bị sa ngã, và đang sống trong kiếp trầm luân, sống trong tội lỗi, Ngài đã vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người, chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta.

Thật vậy, để cứu độ nhân loại, Ngài đã từ bỏ ngai tòa vinh hiển, từ bỏ danh dự vinh quang, nói đúng hơn là Ngài từ bỏ tạm thời địa vị Thiên Chúa để mặc lấy người phàm, sống giữa người phàm, trở nên như chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi cảnh nô lệ tội lỗi và sự chết: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa…, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).

Đức Giêsu vốn dĩ là Vua toàn thể vũ trụ, nhưng để cứu độ nhân loại, Ngài đã tự hiến thân mình làm của lễ hy sinh để cho chúng ta được ơn tha tội, và giải thoát vũ trụ khỏi lời chúc dữ mà các tiên tri đã báo trước về án phạt của Chúa Cha dành cho Dân Người, để đưa tất cả trở về vẻ đẹp nguyên thủy và vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

Ngày hôm nay, trong đời sống đức tin, chúng ta có chấp nhận và xác tín Đức Giêsu là Vua chân lý, Vua cứu độ của chúng ta? Sống trong một xã hội hưởng thụ, có bao giờ chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu như tác giả thư gửi tín hữu Do Thái: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8).

Khi mà con người sống trong một xã hội chỉ biết tôn thờ vua tiền, vua quyền, vua đóng đá, vua xế hộp, bà hoàng nữ trang,…là những thứ hào nhoáng nay còn mai mất lại có sức hấp dẫn chúng ta, hay nói đúng hơn chiều hướng của xã hội hôm nay người ta thường tìm đến những ông vua này, và thậm chí có không ít những người trong giới giáo sĩ và tu sĩ cũng đang cuốn theo trào lưu hưởng thụ này. Vì vậy, để cảnh tỉnh trước cám dỗ của tiền tài danh vọng là những thứ làm chúng ta lạc xa chân lý, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải năng lắng nghe và thực hành Lời Chúa để sống trong chân lý và sự thật.

Tóm lại, Đức Giêsu là Vua chân lý và là Đấng cứu độ. Ngài là Vua chân lý, Vua sự thật vì chính Ngài là Đấng chân lý mặc khải sự thật toàn vẹn. Sự thật nơi Ngài là mặc khải về ý định của Chúa Cha muốn cứu rỗi loài người khỏi kiếp trầm luân. Chính Đức Giêsu là Đấng cứu độ, Ngài thi hành thánh ý Chúa Cha, xuống trần gian mặc lấy xác phàm, để rao giảng Tin Mừng cứu độ, ai tin thì họ đạt tới chân lý là đạt được ơn cứu độ, ai không tin đồng nghĩa với việc khước từ chân lý. Tuy nhiên, để đem ơn cứu độ đến cho nhân loại, Vua Giêsu phải trả một cái giá rất đắt, đó là Ngài phải chịu khổ hình, chịu chết trên thập giá và sống lại để cứu độ nhân loại.

Lạy Chúa, chúng con là kẻ tội lỗi, chỉ biết tuyên xưng Chúa bằng đầu môi chót lưỡi còn lòng trí thì lại xa Chúa. Xin Chúa làm Vua tâm hồn, tư tưởng và hành động của chúng con, để chúng con biết dùng đời sống của mình làm chứng cho Ngài là Vua vũ trụ, Vua chân lý và là Đấng cứu độ trần gian. Amen.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...