Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, NHỜ LÒNG TIN

NHỜ LÒNG TIN

Kh 7,2-4.9-14; Mt 5,1-12

Thánh Gioan đã viết: “Các thánh là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu con Chiên” (Kh 7,14). Các ngài thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (x. Kh 7,9). Nhưng họ có cùng niềm tin vào Thiên Chúa cứu độ. Chúng ta có thể tóm gọn những con đường nên thánh trong Tám Mối Phúc mà Đức Giêsu đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay.

1. Nhờ đâu mà các thánh sống theo Tám Mối Phúc?

Khi còn ở trần gian, các thánh cũng chỉ là những con người như chúng ta: “đầu đội trời, chân đạp đất.” Với phận người, họ cũng mang trong mình những tâm trạng, tình cảm: tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố. Họ cũng tuân thủ những thể chế của xã hội, cùng sống chung trong một mái nhà nhân loại. Nhưng các ngài đã biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, chọn Tám Mối Phúc Thật làm chương trình sống cho đời mình: Bằng cách can đảm từ bỏ cuộc sống xa hoa, đảm bảo. Có vị còn sống cuộc đời khất thực, không mấy đảm bảo cho cuộc sống tương lai như thánh Phanxicô Assisi. Đối với các thánh những bất hạnh như: nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ… chỉ là những thử thách của cuộc sống trần gian, hay nhìn một cách tích cực hơn thì đó là những phương tiện giúp các ngài thêm cậy trông và phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, là con đường ngắn nhất giúp các ngài đến gần Thiên Chúa. Dù sống trong xã hội ‘mạnh được yếu thua’, nhưng các ngài đã quảng đại yêu thương phục vụ mọi người, như thánh Maximilianô Kolbê, Gioan Phaolô II, mẹ Têrêsa Calcutta… Giữa một thế giới đầy dẫy những lọc lừa, toan tính mà các ngài đã giữ được lòng mình thanh liêm, can đảm sống thật, sống thẳng để rồi nhận phần thua thiệt và còn nguy hiểm về tính mạng nữa như thánh Maria Goretty và Phanxicô Trần Văn Trung… Tại sao các ngài chọn những lối sống nghịch lại những gì thế gian mời gọi? Chắc hẳn vì các Ngài đã tin vào lời Chúa Giêsu chúc phúc trong bài Tin Mừng hôm nay: ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ; ai sầu khổ thì sẽ được ủi an; ai hiền lành thì sẽ được đất hứa làm gia nghiệp; ai khao khát nên người công chính thì sẽ được thỏa lòng; ai thương người thì sẽ được Thiên Chúa thương xót. Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch thì sẽ được ngắm nhìn Thiên chúa. Phúc cho ai suốt cuộc đời chăm lo bảo vệ và xây dựng công lý thì được gọi là con Thiên Chúa và được vào Nước Trời (x. Mt 5,3-11).

2. Nhờ đức tin và noi gương các thánh, chúng ta sống Tám Mối Phúc

Có vị vua đã để lại câu nói thời danh: “Ngày hạnh phúc nhất cuộc đời là ngày tôi lãnh bí tích rửa tội”. Qua bí tích rửa tội, Giáo hội gieo vãi đức tin trong mỗi chúng ta. Cho nên, hạt mầm đức tin đó trở thành cây xanh tốt hay chết khô là do chúng ta. Thật vậy, những thử thách, đau khổ trong cuộc sống, đôi khi đã làm cho ta mất niềm tin vào Thiên Chúa và thất tín với tha nhân. Có nhiều lúc, chúng ta nỗ lực mãi mà vẫn chưa mấy thành đạt trên đường đời; hay ăn ở ngay lành mà vẫn gặp những bất hạnh… Trái lại, thời đại tân tiến đang cuốn con người vào vòng xoáy của chủ nghĩa hưởng thụ, chỉ cần một cú điện thoại hay một cái click chuột là có những thứ mình muốn.

Những lạc thú trần gian luôn lôi cuốn và hấp dẫn chúng ta hơn giờ chầu Thánh Thể hay Thánh lễ. Cho nên, để cây đức tin đâm chồi nẩy lộc và tươi tốt, chúng ta hãy dõi theo bước đường các thánh đã đi như động lực thúc đẩy chúng ta thêm niềm tin vào Thiên Chúa. Nhất là tin vào lời Chúa Giêsu dạy qua Tám Mối Phúc. Để dù người đời có bất tín với ta, ta vẫn kiên trung sống Tám Mối Phúc; ta vẫn ta đón nhận cuộc sống nghèo khó, hiền lành, sầu khổ để có cơ hội cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người cần đến chúng ta, nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.

Đồng thời, sự khao khát trở nên công chính thúc đẩy chúng ta sống hai điều răn trọng nhất là ‘mến Chúa và yêu người’. Không sống vụ lợi cho bản thân mà thiệt hại đến người khác. Trái lại, luôn kiên trì, sống ngay thẳng để làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng chân thật, công bình và hay thương xót. Nhờ đó, chúng ta có thể đạt được ‘thành công lớn nhất của người Kitô hữu là nên thánh’ (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI).

Tóm lại, nhờ lòng tin vào lời chúc phúc của Đức Giêsu, các thánh đã đón nhận tất cả, từ bỏ sự an toàn của trần gian ngay cả mạng sống để làm chứng cho tình yêu thương Thiên Chúa đối với nhân loại. Phần thưởng các Ngài là được chính Chúa làm gia nghiệp, được Nước Trời làm đất hứa. Là con cháu, chúng ta cần noi gương các ngài sống niềm tin cứu độ vào Thiên Chúa ngang qua Tám Mối Phúc, với hy vọng cũng được hưởng hạnh phúc như các ngài. Như thế, Tám Mối Phúc là con đường đưa các thánh và chúng ta đến gần Thiên Chúa, là hiến pháp của Nước Trời. Vậy, ai muốn đạt được Nước Trời thì hãy nương theo Tám Mối Phúc. 

Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...