Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ MẸ THIÊN CHÚA, MẸ THIÊN CHÚA MẸ HÒA BÌNH, M. BOSCO

MẸ THIÊN CHÚA, MẸ HÒA BÌNH

Lc 2,16-21; Ds 6,22-27  

Nếu như trong ngày tết Âm Lịch, bà con Việt Nam chúng ta cầu chúc bình an cho nhau, thì ngày lễ Mẹ Thiên Chúa, được chọn vào ngày tết Dương Lịch, cũng được Giáo Hội dùng làm ngày Thế Giới Hòa Bình. Giáo Hội chọn ngày lễ Mẹ Thiên Chúa sau ngày lễ Giáng Sinh và vào ngày đầu năm Dương Lịch như muốn nói với con cái mình rằng Hoàng Tử Hòa Bình được sinh ra bởi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Nữ Vương Hòa Bình.

Đức Mẹ được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Danh hiệu này được hiểu thế nào? Chúng ta biết Đức Giêsu đời đời là Thiên Chúa. Bởi vì, như thánh sử Gioan khẳng định: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời” (Ga 1,1). Hay như thánh Phaolô nói trong thư Philiphê 2,6: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa.” Nhưng khi Đức Giêsu nhập thể làm người, Đức Giêsu nhờ Đức Mẹ cưu mang và hạ sinh.

Đã hẳn, Đức Mẹ không tác tạo nên thiên tính của Đức Giêsu. Và bản tính nhân loại của Đức Giêsu không là một chủ thể riêng biệt, mà được liên kết với Ngôi Lời. Hay nói cách khác: bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa nơi Đức Giêsu kết hợp với nhau trong Ngôi Hai Thiên Chúa. Do đó, dù Đức Mẹ không tác tạo nên thiên tính cho Đức Giêsu, nhưng Đức Mẹ làm Mẹ Đức Giêsu thì cũng làm Mẹ Thiên Chúa nữa.

Từ rất xa xưa Đức Mẹ đã được tôn kính với tước hiệu “Thánh Mẫu của Thiên Chúa.” Trong các cơn gian nan, cũng khi gặp nhu cầu, các tín hữu đã chạy đến để cầu khẩn cùng Mẹ, tìm nơi ẩn náu dưới sự che chở Từ Mẫu của Mẹ, vì họ tin Đức Mẹ là Thánh Mẫu của Thiên Chúa.

Sau đó, công đồng Êphêsô, năm 431, đã công bố rằng: “Đức Mẹ thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, không phải vì Ngôi Lời đã nhận thiên tính từ nơi Mẹ, nhưng vì chính từ Mẹ mà Người nhận được một thân xác thánh thiêng. Ngôi Lời đã kết hợp với thân xác ấy ngay trong ngôi vị của mình.”

Năm 1931, nhân kỷ niệm 1.500 năm công đồng Êphêsô, đức thánh cha Piô X chính thức lập lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mừng kính trong toàn Giáo Hội vào ngày 19.10 hàng năm. Và với cuộc canh tân phụng vụ của công đồng Vatican II, đức giào hoàng Phaolô VI đã cho dời lễ này vào ngày đầu năm Dương Lịch, là ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình. Đức giáo hoàng Phaolô VI muốn nhấn mạnh rằng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa được mừng vào ngày đầu năm là dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ vua Hòa Bình mới sinh ra và nghe lại lời chúc hòa bình của các sứ thần trong đêm Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Đồng thời để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, ban cho chúng ta ơn an bình.

Bài đọc thứ nhất, trích từ sách Dân Số được Giáo Hội chọn đọc vào ngày đầu năm Dương Lịch, cũng là ngày lễ Mẹ Thiên Chúa, nhắc lại lời của Đức Chúa truyền cho ông Môsê khi chúc lành cho con cái Israel. Trong đó có câu: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em.”

Đặt bài đọc thứ nhất của ngày lễ Mẹ Thiên Chúa trong khung cảnh ngày Thế Giới Hòa Bình thì lời nguyện xin ban bình an có thể được áp dụng làm lời nguyện xin ban Nữ Vương Hòa Bình cho chúng ta. Vậy lời nguyện chúc trên có thể được dùng làm lời nguyện xin và thưa với Chúa: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban Nữ Vương Hòa Bình cho chúng ta!”

Thực ra Chúa đã ban Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình cho Giáo Hội và con cái Giáo Hội rồi. Bởi đó, chúng ta mới gọi Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Quả vậy, trước khi tắt thở trên thập giá, Đức Giêsu đã trối Đức Mẹ cho thánh Gioan và trối thánh Gioan cho Đức Mẹ (x. Ga 19,26-27). Thánh Gioan lúc ấy là người đại diện Giáo Hội. Và như thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ mọi thành phần trong Giáo Hội và là Đấng mang ơn hòa bình cho nhân loại.

Mặt khác, lễ Mẹ Thiên Chúa được mừng vào ngày đầu năm cũng là điều nhắc nhở chúng ta hãy nỗ lực xây đắp hòa bình như định hướng cho năm mới. Học xây đắp an bình nơi Đức Mẹ, cách riêng trước sự kiện các người chăn chiên thuật lại những điều họ được sứ thần loan báo về Hài Nhi Giêsu, thì Đức Mẹ ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy nghĩ trong lòng. Sự thinh lặng để suy của Đức Mẹ ở đây không có nghĩa là Đức Mẹ thờ ơ lãnh đạm, như thử Đức Mẹ đứng bên ngoài sự việc Đức Giêsu được sinh ra. Ngược lại, Đức Mẹ ở trong trạng thái rất an bình. Mẹ rất an bình vì Mẹ có Chúa và suy đi nghĩ lại những sự kiện liên hệ với Chúa Con.

Chúng ta muốn được an bình thì Đức Mẹ chính là mẫu gương sống động cho chúng ta. Mừng kính Mẹ chúng ta hãy noi gương Mẹ, ngưỡng mộ Mẹ bằng cách liên lỉ học hỏi, tìm hiểu, suy niệm các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mình cũng như trong thế giới này, nhất là trong Kinh Thánh để khám phá về Chúa, và những công việc Chúa làm. Nhờ đó, chúng ta được tăng thêm lòng yêu mến Chúa hơn, và hưởng ứng trước các sứ điệp Chúa gởi đến. Cách riêng trong ngày đầu năm hôm nay, ngày Thế Giới Hòa Bình, chúng ta hãy suy đi nghĩ lại sứ điệp Thiên Chúa gởi đến qua sứ thần trong đêm Chúa Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.

M. Bosco, Phước Sơn

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...